Canxi là chất gì? Vai trò của canxi quan trọng ra sao?

Canxi là chất gì, vai trò của canxi đối với sức khỏe quan trọng ra sao và bổ sung canxi như thế nào đúng cách đang là mối bận tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là khi mà những báo cáo về tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em và người lớn tại Việt Nam ngày càng có dấu hiệu gia tăng và đang ở mức báo động. Là một người quan tâm đến sức khỏe, chắc chắn rằng, bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ những thông tin sức khỏe liên quan đến canxi mà chúng tôi chia sẻ dưới đây. 5 phút mà bạn bỏ ra để đọc bài viết, đổi lại sẽ là một hành trang tuyệt vời để bạn có một sức khỏe tổng thể tốt hơn, không còn lo ngại vấn đề thiếu hụt canxi.

1. Canxi là chất gì? Bổ sung loại canxi nào tốt cho cơ thể?

Canxi là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi người, chiếm trọng lượng 98 – 99% ở xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp Phospho chính là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ duy trì sức khỏe xương khớp, phòng ngừa loãng xương và giúp răng chắc khỏe. Không dừng lại ở đó, canxi kết hợp với vitamin D còn góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư và đái tháo đường, cùng nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Chính vì vậy, khi cơ thể thiếu hay thừa Canxi cũng đều gây ra những vấn đề về sức khỏe. Cơ thể không tự tổng hợp canxi mà cần được bổ sung canxi qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm bổ sung.

Canxi tồn tại trong cơ thể theo hai dạng: 

– Canxi trong xương: Được cấu tạo gồm 25% nước, 20% protein, 5% Lipit, Glycosaminoglycan và 50% là chất khoáng, trong đó đa phần chất khoáng là muối canxi.

– Canxi ngoài xương: Có trong dịch tế bào, chiếm trọng lượng không quá 10g. 

Bổ sung canxi loại nào tốt?

Về phân loại, người ta chia canxi thành hai loại. Đó là canxi vô cơ và canxi hữu cơ.

Canxi vô cơ: Là canxi được tạo thành từ ion canxi với hợp chất vô cơ. Chẳng hạn như: Canxi Cacbonat, Canxi sulfate, Canxi chloride… Canxi vô cơ chủ yếu tồn trại dưới dạng hợp chất muối canxi, khó tan trong nước, do vậy khả năng cơ thể hấp thụ loại canxi này cực kỳ kém. Việc thường xuyên bổ sung có thể dẫn đến táo bón, đau dạ dày, nóng trong người. Một phần lớn lượng canxi không được hấp thụ có thể lắng đọng, gây sỏi thận, vôi hóa các thành mạch, gây nguy hại cho sức khỏe.

Canxi hữu cơ: Là loại canxi được tạo thành từ ion canxi với hợp chất hữu cơ chẳng hạn như: Canxi Gluconate, Canxi caseinate… Canxi hữu cơ cực kỳ dễ hấp thụ vì nó gần như tương đồng với cấu trúc canxi sinh học tồn tại trong cơ thể. Do vậy, tác dụng của canxi hữu cơ đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Bởi lẽ, loại canxi hữu cơ này sở hữu rất nhiều ưu điểm:

– Dễ hòa tan, dễ hấp thu

– Không lắng cặn gây sỏi thận 

– Không gây táo bón, nóng trong người

Các chuyên gia Y tế đã khuyến cáo rằng, khi bổ sung canxi, cần bổ sung canxi hữu cơ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

2. Vai trò của canxi đối với sức khỏe – Quan trọng thế nào?

Như đã nêu trên, Canxi chính là thành phần quyết định đến sức khỏe xương khớp và răng miệng. Với mỗi đối tượng Canxi sẽ có những vai trò khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo bổ sung đủ Canxi cho cơ thể.

2.1. Vai trò của canxi đối với người lớn

Vai trò của canxi đối với cơ thể người lớn là cực kỳ quan trọng. Theo đó, các chuyên gia Y tế đã nghiên cứu và cho thấy tầm quan trọng của canxi cho sức khỏe tổng thể:

Vai trò canxi với xương

Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa xương khớp. Nuôi dưỡng xương khớp, giúp hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp, mỏi cơ, nhất là khi giao mùa, vận động mạnh. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến mất xương, xương dễ tổn thương, dễ gãy, khó hồi phục.

Canxi có nhiệm vụ chính duy trì sức khỏe xương khớp và tham gia vào các hoạt động khác ở người lớn tuổi
Canxi có nhiệm vụ chính duy trì sức khỏe xương khớp và tham gia vào các hoạt động khác ở người lớn tuổi

Vai trò của canxi với hệ miễn dịch

Canxi đóng vai trò cân bằng và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Thông qua việc giúp cơ thể phát hiện sớm các tác nhân gây hại xâm nhập (vi rút, vi khuẩn) từ môi trường cũng như kích hoạt phản ứng miễn dịch đối với một số bệnh đã mắc nhờ khả năng tác động lên tế bào trắng – Nhân tố quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Từ đó kích hoạt khả năng phòng vệ của cơ thể.

Vai trò của canxi với hệ thần kinh

Ion canxi là một chất quan trọng trong dẫn truyền xung thần kinh. Việc thiếu hụt canxi có thể dẫn đến quá trình dẫn truyền này bị ức chế, gián đoạn. Do vậy, những người thiếu hụt canxi dễ rơi vào các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh. Chẳng hạn như: Suy nhược thần kinh, tinh thần bất ổn, hay quên, tính khí không ổn định, các phảm xạ đối với các tác nhân từ môi trường ngoài bị giảm xúc hoặc chậm…

Vai trò của canxi đối với tim mạch

Trong hoạt động tim mạch, canxi điều hòa hoạt động co bóp của tim, giữ vai trờ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, phòng ngừa chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Vai trò của canxi trong quá trình đông máu

Ion canxi tham gia vào quá trình đông máu nội sinh của cơ thể. Thiếu hụt canxi nghiêm trọng, có thể dẫn đến quá trình đông máu gặp khó khăn, không cầm được máu, gây chảy máu liên tục.

2.2. Vai trò của canxi đối với trẻ em

Vai trò của Canxi đối với trẻ em đã được liệt vào danh sách chủ đề mà các ông bố, bà mẹ cần đặc biệt quan tâm. Vì canxi giúp trẻ cao lớn, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, cũng như làm hàng rào chắn bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Trẻ thiếu hụt canxi thường sẽ rơi vào trạng thái còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, khó mọc răng… 

Canxi góp phần quyết định đến chiều cao của trẻ em
Canxi góp phần quyết định đến chiều cao của trẻ em

Hơn thế, Canxi cũng rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em, giúp trẻ phát triển não bộ toàn diện và hạn chế biểu hiện hay giật mình và khóc đêm.

Nền tảng của một hệ cơ xương chắc khỏe sau này, không lo loãng xương khi về già, đó chính là ở giai đoạn còn trẻ em và tuổi thiếu niên, cha mẹ cần chú ý đến việc bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ. Vì đây là giai đoạn mà xương và răng đang còn trong giai đoạn phát triển. 

2.3. Vai trò của canxi đối với bà bầu

Canxi là một khoáng chất cực kỳ quan trọng trong, các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý bổ sung qua chế độ ăn uống, thực phẩm chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Theo đó, canxi tham gia vào quá trình khoáng hóa xương, tạo nên một nền tảng bộ xương chắc khỏe cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, ngăn ngừa thai chậm phát triển. Đồng thời, canxi còn hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, điều hòa huyết áp cho mẹ bầu, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu. Bên cạnh đó, canxi cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành sữa mẹ sau sinh.

2.4. Vai trò của canxi đối với người già?

Trong vòng đời của mỗi người, quá trình hủy xương cũ tạo xương mới diễn ra liên tục, song tùy thuộc vào độ tuổi. Khi còn trẻ, quá trình này diễn ra nhanh và thường xuyên hơn. Khi về già, quá trình hủy cương xảy ra nhiều hơn quá trình tạo xương, đến một ngưỡng nào đó, dẫn đến bệnh loãng xương ở người già.

Trong đó, vấn đề loãng xương người già, có liên quan mật thiết đến sự bổ sung và khả năng hấp thụ canxi. Tuổi già, các hệ cơ quan cũng dần giảm “năng suất hoạt động” cũng là yếu tố chi phối đến khả năng hấp thụ canxi, làm tăng lượng canxi bài tiết ra ngoài.

Thiếu hụt canxi ở người cao tuổi dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống, dễ mắc chứng mất trí nhớ ở người già (Bệnh Alzheimer), khả năng hấp thụ kém, gây lắng đọng canxi dưới da, gây chứng ngứa ở người già. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra, canxi lắng đọng ở thành mạch máu dẫn đến chứng “đốm dạng cháo” thường thấy ở người già, cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người cao tuổi. Sự thiếu hụt canxi còn gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch ở người già, khiến người già dễ mắc các bệnh khi chuyển mùa, khi tiếp xúc với môi trường “lạ”, dễ bị các chứng hen suyễn…

Hiểu được canxi có tác dụng gì đối với sức khỏe chính là cách giúp bạn vừa xác định đúng vai trò của canxi, vừa tránh tâm lý chủ quan trong quá trình chăm sóc sức khỏe tổng thể. Từ đó phòng ngừa được các chứng thiếu canxi, duy trì một hàm lượng canxi lý tưởng cho cơ thể. Đó là khởi nguồn để bạn bắt đầu sở hữu một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần minh mẫn và một hệ cơ xương khỏe mạnh trong suốt vòng đời.

3. Sai lầm khi bổ sung Canxi cho cơ thể 

Mặc dù, vai trò của Canxi đối với cơ thể là cực kỳ quan trọng và đáng được quan tâm. Kéo theo đó, việc bổ sung canxi cho cơ thể trở thành mối bận tâm của rất nhiều người, từ người già, người trưởng thành, mẹ bầu đến trẻ em. Cần hiểu rằng, bổ sung canxi đúng cách là bổ sung đúng-đủ hàm lượng canxi cho cơ thể, tùy thuộc vào nhu cầu canxi của từng đối tượng. Thế nhưng, hiện nay, rất nhiều người đang hiểu sai nguyên tắc bổ sung canxi, dẫn đến việc bổ sung canxi sai cách, gây thiếu canxi hoặc thừa canxi. Đó là nguyên nhân đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

3.1. Thiếu Canxi 

Nguyên nhân dẫn đến thiếu Canxi đa phần là do lượng thức ăn không đủ hoặc khả năng hấp thu từ đường ruột kém, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu Canxi mãn tính. Lúc này, để đảm bảo lượng Canxi trong máu cơ thể sẽ lấy Canxi từ xương. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, làm giảm khối lượng xương. Thiếu Canxi còn có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như: Thiếu xương, loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương…

Thiếu Canxi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về xương khớp
Thiếu Canxi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về xương khớp

Tình trạng thiếu Canxi nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng là cao huyết áp và ung thư ruột. Theo đó, lượng Canxi và áp lực máu có mối quan hệ đối lập, khi lượng Canxi giảm thì huyết áp sẽ tăng. 

3.2. Thừa Canxi 

Khi bạn tiêu thụ quá nhiều Canxi sẽ dẫn đến tình trạng thừa Canxi, tuy nhiên những trường hợp này rất ít. Ngoài ra, với những người bị thiếu Canxi nhưng quá lạm dụng vào thuốc cũng có thể dẫn đến những rủi ro về sức khỏe gồm: Sỏi thận, tăng canxi huyết và suy thận, giảm khả năng hấp thu các khoáng chất cần thiết (sắt, kẽm, magie và phospho).

4. Nhu cầu bổ sung Canxi theo độ tuổi

Nhu cầu canxi theo độ tuổi là không giống nhau. Vì vậy, khi bổ sung canxi, bạn cần tuân theo đúng – đủ hàm lượng canxi cần bổ sung mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Cụ thể:

– Trẻ từ 0 – 1 tuổi: 300mg – 400mg/ngày

– Trẻ từ 5 – 9 tuổi: 500 – 700mg/ngày

– Từ 10 – 18 tuổi: 1000 mg/ngày

– Từ 19 – 49 tuổi: 700mg – 1000mg /ngày

– Từ 50 tuổi trở lên: 1000mg/ngày

– Phụ nữ đang mang thai: 1000mg /ngày 

Đảm bảo dinh dưỡng là cách được khuyến nghị để bổ sung Canxi cho cơ thể
Đảm bảo dinh dưỡng là cách được khuyến nghị để bổ sung Canxi cho cơ thể

Việc cân đối hàm lượng canxi khi bổ sung vào cơ thể, không chỉ giúp canxi phát huy được hết tác dụng của nó. Đồng thời còn giúp bạn phòng ngừa tối đa các vấn đề thường gặp do thiếu hoặc thừa canxi. Không một ai có thể hiểu về cơ thể của bạn bằng chính bạn, hãy biết cách chăm sóc cơ thể và bổ sung canxi an toàn, đúng cách.

Top những thực phẩm giàu canxi nhất

Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm là cách đơn giản nhất để dung nạp Canxi cho cơ thể. Vậy canxi có trong thực phẩm nào? Bạn hãy tích cực tiêu thụ các thực phẩm chứa lượng Canxi lành mạnh, dồi dào:

– Các loại hạt (Hạt hạnh nhân, hạt vừng, hạt chia…)

– Phô mai

– Các loại sữa (Sữa chua, sữa tươi…)

– Cá mòi, cá hồi

– Các loại đậu (đậu rồng, đậu trắng, đậu xanh…)

– Rau màu xanh (rau bó xôi, rau cải xoăn, rau ngót, rau mồng tơi…)

– Các loại trái cây (Cam, ổi…)

– Hải sản giàu canxi (Cua biển, tôm, mực, sò, ốc…)

– Bổ sung canxi bằng thực phẩm chức năng, khuyến nghị sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Calcium hữu cơ. Đồng thời có chứa các thành phần Canxi + Magnesi + Zinc + Vitamin D3. Sự kết hợp của 4 thành phần này sẽ tăng hiệu quả và tăng tính an toàn trong quá trình bổ sung canxi cho cơ thể. Từ đó phát huy hết cơ chế tác dụng của canxi đối với sức khỏe tổng thể nói chung. Khi bổ sung canxi bằng thực phẩm chức năng, rất nhiều người đang thắc mắc rằng uống canxi bao lâu thì ngưng? Thực tế thì, cơ thể chúng ta cần bổ sung canxi suốt đời, quá trình bổ sung canxi là liên tục và cần được duy trì. Quan trọng là chúng ta phải biết bổ sung đúng – đủ hàm lượng canxi theo từng nhu cầu riêng. 

Uống canxi vào lúc nào tốt?

Hiểu rõ về thời điểm bổ sung canxi. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi chúng ta cần bổ sung canxi vào buổi sáng (khoảng 7-8 giờ sáng). Đây được biết đến là thời điểm vàng để bổ sung canxi, nhờ làm tăng khả năng hấp thụ canxi, đồng thời làm giảm nguy cơ tích tụ canxi ở thận, phòng ngừa sỏi thận hay các vấn đề về đường tiết niệu do tích tụ canxi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo buổi sáng (khoảng từ 7 giờ – 8 giờ) là thời điểm mà cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất nhất. Việc bổ sung canxi vào lúc này sẽ giảm nguy cơ tích tụ canxi ở thận, đường tiết niệu. Đồng thời, cần uống canxi sau ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ, tuyệt đối không được uống canxi trước khi ăn vì có thể gây đau dạ dày. Và để phát huy tối đa hiệu quả bổ sung canxi, bạn nên chia đôi hàm lượng canxi, bổ sung 2 lần/ngày: Đó là sau bữa sáng và sau bữa ăn trưa. 

Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không bổ sung canxi vào buổi chiều hoặc tối (nhất là sau 9h tối). Bởi vì, khi bổ sung canxi thời điểm này, dễ dẫn đến việc lăng cặn, hàm lượng canxi không hấp thụ hết sẽ tích tụ lại, hình thành các canxi oxalat, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý: Sỏi thận, sỏi tiết niệu, táo báo. Bên cạnh đó còn gây chứng mất ngủ, khó ngủ.

Để bổ sung canxi đúng cách, ngoài những lưu ý trên, sau khi vừa uống canxi, cần tránh sử dụng cà phê, trà xanh, nước uống có ga, sữa… Bên cạnh đó, bạn cũng cần bỏ túi một số lưu ý sau:

– Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, hay chế độ ăn nhiều muối để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ Canxi vào cơ thể. 

– Bổ sung vừa đủ protein cho cơ thể bởi khi lượng protein trong cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đào thải Canxi và làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản. 

– Dành thời gian tắm nắng buổi sáng để hấp thụ Vitamin D cho cơ thể, cũng như làm tăng khả năng hấp thụ Canxi. 

– Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Như chúng ta đã biết, vai trò của Canxi rất quan trọng đối với xương khớp và răng, cũng như các hoạt động khác của cơ thể. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ Canxi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, khi cơ thể thừa cũng dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bạn cần bổ sung Canxi cho cơ thể đúng cách, an toàn. Đồng thời, nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng xương khớp nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Không ai hiểu sức khỏe của bạn bằng chính bạn. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân, thăm khám sức khỏe định kỳ để sở hữu một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh, dẻo dai.