Thoái hóa khớp gối – Nỗi khổ của người cao tuổi

Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về xương khớp, trong đó thoái hóa khớp gối là phổ biến nhất. Nguyên nhân là do khớp gối là khớp phải hoạt động liên tục và chịu nhiều áp lực dẫn đến lão hóa, làm giảm khả năng vận động của khớp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi do tuổi tác càng cao khả năng hoạt động của các khớp cũng dần suy giảm khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân của đau khớp gối là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu qua bài viết!

1. Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi là gì?

Trước tiên, chúng ta cần biết thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương, kèm theo là các phản ứng viêm và suy giảm lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không hiệu quả để bù vào lớp sụn đã suy yếu theo thời gian. Đây là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh, ít vận động và ăn uống thiếu khoa học. 

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người già
Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người già

Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường diễn biến trong âm thầm nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết những dấu hiệu ban đầu của thoái hóa khớp là đau mặt trước của khớp gối, cùng với đó là tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi gối. Đây là những dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp đang đe dọa đến sức khỏe nên người bệnh không được chủ quan. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, có nguy cơ tàn phế suốt đời không thể vận động như người bình thường. 

2. Thoái hóa khớp gối có thể nhận biết qua những dấu hiệu nào?

Đau nhức xương khớp là một căn bệnh “điển hình” của người già. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt các triệu chứng để chữa đúng bệnh, người bị thoái hóa khớp sẽ xuất những cơn đau đầu gối kéo dài âm ỉ, kèm theo một số biểu hiện sau: 

– Đau khớp dữ dội, cơn đau nghiêm trọng khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, dẫn đến mệt mỏi về cả tinh thần và thể chất.

– Đau cơ học giảm khi nghỉ ngơi và đau nghiêm trọng khi bắt đầu vận động bao gồm các hoạt động như: Đứng lên, cúi xuống, quay ngang,… 

– Lực chân yếu dần do dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đi lại khó khăn.

– Khi vận động có tiếng lạo xạo ở khớp gối hoặc xuất hiện khi người bệnh leo cầu thang. 

– Khớp co cứng, khó co hoặc duỗi thẳng chân vào buổi sáng khi thức dậy. Người bệnh phải mất một khoảng thời gian để tập luyện kết hợp với xoa bóp mới khắc phục được triệu chứng này. 

– Triệu chứng đau khớp gối kéo dài có thể làm đầu gối bị biến dạng hoặc hóp vào bên trong ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mất hoặc hạn chế vận động khớp. 

– Bên cạnh đó, còn xuất hiện các triệu chứng như bàn chân xanh xao, hiện rõ các đường gân, sờ vào thấy lạnh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống người bệnh
Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống người bệnh

3. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối

Một số yếu tố dẫn đến thoái hóa khớp mà người bệnh nên biết: 

– Tuổi tác: Theo thời gian quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy yếu. Theo đó, bước sang tuổi trưởng thành tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo. 

– Thừa cân hoặc béo phì: Người bị thừa cân sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, khiến sụn khớp hao mòn và hoạt động kém dần. Theo nghiên cứu, phụ nữ trên 40 tuổi bị thừa cân sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn 6 lần so với người bình thường. Vì vậy, những người lớn tuổi nên chú ý duy trì cân nặng. 

– Di truyền: Nếu trong gia đình từng có người bị thoái hóa khớp thì khả năng cao bạn cũng sẽ đối mặt với căn bệnh này. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Một chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm cho túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn. Bên cạnh đó, việc uống rượu bia quá nhiều cũng khiến sụn khớp bị hủy hoại. 

Chấn thương: Những rủi ro do chơi thể thao hoặc tai nạn làm gãy xương, giãn hoặc đứt dây chằng, đầu dưới xương đùi…

– Biến dạng xương: Nếu trẻ vừa sinh ra bị biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp khi lớn lên. 

Sử dụng thuốc Corticoid không đúng cách: Corticoid là thuốc có chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch. Loại thuốc này nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. 

Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như Gout, tiểu đường, béo phì, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt…. sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp. 

– Lười vận động hoặc vận động quá sức: Người không hoạt động thể chất thường xuyên sẽ khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp không linh hoạt hay cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch. Ngược lại, người lao động nặng quá sức hoặc tập luyện thiếu khoa học cũng có dẫn đến thoái hóa khớp. 

Vận động thường xuyên và đúng cách sẽ là giải pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối
Vận động thường xuyên và đúng cách sẽ là giải pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối

4. Cách phòng tránh thoái hóa khớp gối

Nếu xương khớp không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách sẽ trở thành “thủ phạm” khiến khớp gối lão hóa nhanh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay từ đầu bằng những phương pháp sau: 

– Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp, duy trì thói quen tập luyện đều đặn và đúng cách, tránh những tác động quá mạnh, đột ngột. 

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, hạn chế tối đa sử dụng chất béo và rượu bia, cũng như các chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến dây thần kinh. 

– Áp dụng các biện pháp kiểm soát tốt cân nặng để tránh nguy cơ thừa cân hay béo phì. 

– Đối với người làm việc văn phòng nên thay đổi tư thế ngồi làm việc sau 20 phút để tránh cơ và khớp bị mỏi. 

– Xoa bóp khớp gối khớp gối vào sáng và chiều mỗi ngày để giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu. 

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về xương khớp.

Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến xương khớp và có thể gây tàn phế. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của thoái hóa khớp gối, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, nên áp dụng các biện pháp mà Organika Việt Nam đã chia sẻ trong bài viết để ngăn ngừa căn bệnh này.