Bệnh Gout có ăn được thịt vịt không? Bạn đã biết chưa?

Người bệnh Gout có ăn được thịt vịt không là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm, nhất là những người cực kỳ thích ăn thịt vịt nhưng lại không may mắc bệnh Gout. Bởi hơn ai hết, chắc hẳn rằng, những ai đang sống chung với Gout đều hiểu rất rõ sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tình trạng của bệnh. Vậy người bệnh Gout có ăn được thịt vịt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất về vấn đề này.

Bệnh Gout là gì và nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Gout (thống phong) là bệnh được gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Theo thời gian, những axit uric này tích tụ dần và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề nếu như không có giải pháp kiểm soát hiệu quả. Các cơn đau do Gout thường bắt nguồn do nồng độ axit uric trong máu tăng cao vượt với ngưỡng cho phép, lâu dần, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat ở gây ra viêm khớp, đau khớp, cứng khớp, biến dạng các khớp… Đối với những người bị Gout mạn tính, có thể xuất hiện các u cục dưới da ở các vị trí quanh khớp. Những u cục này gọi là các hạt tophi.

Những tinh thể muối urat sắt nhọn này sẽ luồn sâu vào các khớp gây ra những cơn đau nhức khủng khiếp, thậm chí có thể kéo dài dai dẳng. Theo thống kê, bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị Gout. Tuy nhiên, Gout thường gặp nhất ở các ngón chân cái, phần đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân, các ngón chân…

Người bệnh Gout có khả năng tử vong sớm hơn 25% so với người không bị bệnh.
Người bệnh Gout có khả năng tử vong sớm hơn 25% so với người không bị bệnh.

Cũng chính vì thế, từ lâu bệnh Gout được mệnh danh là “bệnh của vua, vua của bệnh”. Bởi so với các bệnh xương khớp khác, Gout đứng đầu về mức độ đau đớn lẫn tính chất nguy hiểm. Ở Việt Nam, trước đây Gout vẫn được coi là một “căn bệnh nhà giàu” nhưng trong vòng 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tốc độ gia tăng bệnh Gout đang ở ngưỡng báo động và ngày càng khó kiểm soát. Gout có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào.

Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Người mắc bệnh Gout nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Tổn thương các khớp xương (viêm khớp, xói mòn xương, nhiễm khuẩn huyết, bại liệt…), tổn thương thận (sỏi thận, suy thận), bệnh tim (suy tim, huyết áp cao, bệnh động mạch vành. Đồng thời các hạt tophi lắng đọng ở các khe tim gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) và các biến chứng khác như đục thủy tinh thể, khô mắt…

Thậm chí, theo một thống kê mới đây của mạng lưới cải thiện sức khỏe Anh quốc, người bệnh Gout có khả năng tử vong sớm hơn 25% so với người không bị bệnh.

Một phần nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout đó chính là người bệnh còn xem thường bệnh, để bệnh này mới bắt đầu chạy chữa. Hoặc có nhiều người, chưa điều trị hết liệu trình nhưng thấy các triệu chứng thuyên giảm lại tự ý ngưng đột ngột.

Bệnh Gout có ăn được thịt vịt không?

Thịt vịt là một trong những thực phẩm khá thông dụng tại Việt Nam. Có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như gỏi vịt, cháo vịt, bún vịt măng tươi, nộm vịt, vịt sốt vang, vịt kho sả ớt…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ trong 100g thịt vịt thì có chứa khoảng 25g protein. Lượng protein ở thịt vịt cao hơn rất nhiều so với thịt bò, thịt heo, dê, trứng… Ngoài ra, thịt vịt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể khác như sắt, canxi, photpho, axit nicotinic và các vitamin tốt cho sức khỏe như B1 B2, A, D…

Người bệnh Gout nên hạn chế ăn thịt vịt
Người bệnh Gout nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Hỗ trợ điều trị tốt các chứng tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Vô cùng thích hợp cho những người dương hư tỳ nhược, chán ăn, suy nhược cơ thể…Ngoài ra, thịt vịt còn giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, lao phổi, ung thư… Như vậy, có thể thấy rằng, dù là theo y học hiện đại hay đông y, thịt vịt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.

Thế nhưng, người bệnh Gout có ăn được thịt vịt không vẫn đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những người mang trên người căn bệnh Gout nhưng lại rất thích ăn thịt vịt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa hàm lượng purin – hợp chất có thể làm lượng axit uric tăng cao gây ra bệnh Gout. Theo đó, cứ 100g thịt vịt sẽ có khoảng 138mg purin được chuyển hóa thành axit uric.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, với những người bệnh Gout mạn tính không nên ăn thịt vịt; còn với những người bị Gout cấp tính hoặc mới mắc Gout thì nên hạn chế ăn thịt vịt, hoặc tốt nhất là không nên ăn thịt vịt để tránh dẫn đến tình trạng bệnh bị diễn biến nặng nề hơn. Vì chắc hẳn rằng, theo như thói quen ăn uống của người Việt chúng ta đã biết rồi đấy, ăn một cách tùy hứng và ăn theo sở thích, không có khái niệm cân-đo-đong-đếm lượng thịt vịt mỗi lần ăn. Do vậy, chúng ta sẽ rất khó kiểm soát được lượng thịt vịt nạp vào cơ thể bao nhiêu mới là vừa đủ. Bên cạnh thịt vịt, người bệnh Gout cũng nên tránh việc tiêu thụ các loại thịt gia cầm, gia súc.

Vậy người bệnh Gout cấp tính nên ăn thịt vịt như thế nào đúng cách?

Như trình bày ở trên, với những người bệnh Gout cấp tính có thể ăn thịt vịt ở ngưỡng cho phép. Nếu như bạn là người thích ăn thịt vịt và thèm thịt vịt nhưng lại mang trên mình căn bệnh quái ác mang tên Gout thì bạn có thể thỏa sự thèm thịt vịt của mình bằng cách ăn thịt vịt thông minh như sau:

– Tuyệt đối không tiêu thụ phần nội tạng (gan, lòng) của vịt: Bởi vì phần nội tạng vịt chứa rất nhiều chất béo và cholesterol. Đồng thời, sẽ khiến hệ tiêu hóa rất khó phân hủy toàn bộ lượng purin

– Không sử dụng phần da vịt: Phần da vịt có chứa rất nhiều chất béo, gây ức chế khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

Cứ 100g thịt vịt sẽ có khoảng 138mg purin được chuyển hóa thành axit uric
Cứ 100g thịt vịt sẽ có khoảng 138mg purin được chuyển hóa thành axit uric

– Không sử dụng phần đùi vịt: Đây là bộ phận có chứa hàm lượng purin rất cao, không tốt cho người bệnh Gout

– Trong mỗi bữa ăn chỉ nên sử dụng tối đa từ 40-60g thịt vịt. Mỗi tuần không nên tiêu thụ quá 100g thịt vịt.

– Khi chế biến thịt vịt, nên luộc hoặc hấp, không nên nướng hoặc chiên. Khi luộc vịt, người bị Gout không nên sử dụng phần nước luộc để nấu canh, vì phần nước luộc có chứa rất nhiều purin.

Ngoài ra, người bệnh Gout nên kết hợp các loại rau xanh hoặc đậu khi ăn thịt vịt. Điều này sẽ giúp cân bằng được lượng purin và chất xơ trong cơ thể.

Organika Goutrin – Đánh bay bệnh Gout không cần ăn kiêng

Với phần trình bày ở trên, chắc hẳn phần nào đó, bạn cũng có được đáp án rằng người bị Gout có ăn được thịt vịt không? Thế nhưng, bạn cũng nên biết rằng, không phải lúc nào việc tuân thủ chế độ ăn kiêng, kiêng ăn thịt vịt cũng sẽ tốt cho người bệnh Gout. Nhất là đôi khi việc ăn kiêng một cách thái quá, không khoa học có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Organika Goutrin - Đánh bay bệnh Gout không cần ăn kiêng
Organika Goutrin – Đánh bay bệnh Gout không cần ăn kiêng

Hiện nay, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm chứa thành phần từ các thảo dược thiên nhiên để giảm lượng axit uric để cải thiện cơn đau do Gout và ngăn ngừa bệnh Gout tái phát. Theo đó, một trong những sản phẩm mà hiện nay được khá nhiều người bệnh Gout tin dùng đó chính là Organika Goutrin.

Goutrin từ lâu đã được biết đến là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm hàng đầu Canada – Organika. Với 100% thành phần từ thảo dược thiên nhiên quý hiếm (Bột trái sơ ri vùng Tây Ấn, bột lá cỏ xạ hương, bột hạt cần tây, chiết xuất lá bạc hà, Vitamin C…), trải qua quá trình thử nghiệm và kiểm định chặt chẽ, Goutrin đã đạt các tiêu chuẩn/chứng nhận: Gluten Free, NON-GMO, NPN Certification, ISO 9001, cGMP… Với tâm huyết mang đến một sản phẩm điều trị Gout hoàn toàn tự nhiên, tập đoàn dược phẩm Organika đã mang đến một sản phẩm Goutrin với nhiều công dụng vượt trội như:

– Giảm nồng độ axit uric

– Giảm triệu chứng bệnh Gout

– Giảm đau khớp, cứng khớp và viêm quanh khớp

– Ngăn ngừa bệnh Gout tái phát

Goutrin được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm
Goutrin được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm

>>> Tìm hiểu NGAY sản phẩm TẠI ĐÂY

Hiện nay, Goutrin đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành sản phẩm được tin dùng tại 33 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào đó giúp bạn giải đáp được người bệnh Gout có ăn được thịt vịt không rồi đấy. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng một chế đô ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý bạn cũng nên kết hợp thêm với việc sử dụng sản phẩm Goutrin. Mọi thắc mắc về vấn đề bệnh Gout có ăn được thịt vịt không cũng như về sản phẩm Goutrin, bạn có thể liên hệ Hotline 0923182888 để được các chuyên gia của Organika Việt Nam tư vấn kỹ hơn nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe và sớm đẩy lùi bệnh Gout!