Giải mã tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Dậy thì là giai đoạn các bạn trẻ bắt đầu có những thay đổi phức tạp về cả thể chất lẫn tâm sinh lý. Trong đó, rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh của nhiều trẻ vị thành niên. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc rụng là gì? Cách khắc phục ra sao? Organika Việt Nam sẽ giải mã những vấn đề xoay quanh chứng rụng tóc ở tuổi dậy thì.
Chứng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Tóc rụng tuổi dậy thì là vấn đề muôn thuở khiến các bạn trẻ lo lắng. Rụng tóc xảy ra hầu hết ở các bạn học sinh trong giai đoạn này. Các bạn trẻ bắt đầu có nhận thức về ngoại hình, quan tâm đến “cái đẹp”. Rụng tóc không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến mái tóc mỏng đi. Tệ hơn có thể gây hói đầu, ảnh hưởng đến tâm lý.
Trung bình mỗi ngày, tóc chúng ta rụng từ 30 đến 100 sợi. Dấu hiệu dễ nhận biết là tóc rụng nhiều khi chải đầu hay sau khi gội đầu. Rụng tóc là một quy trình sinh lý tự nhiên của cơ thể. Sợi tóc cũng có chu kỳ sống. Nó sẽ “già yếu” và rụng đi để nhường chỗ cho những sợi tóc mới mọc lên. Lượng tóc mới sẽ bù lại cho số lượng tóc đã rụng. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài và mức độ rụng tóc bất thường (trên 100 sợi/ ngày). Các bạn trẻ nên tìm nguyên nhân và biện pháp để cải thiện ngay “bệnh rụng tóc”.
Tại sao tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì?
Nhiều bạn trẻ trong giai đoạn này thường băn khoăn, lo lắng về việc tóc rụng nhiều. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Rụng tóc ở tuổi dậy thì phần lớn do thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều. Nhiều bạn trẻ cảm thấy lo lắng và hoang mang với tình trạng này. Bước vào giai đoạn này, cơ thể có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố. Đặc biệt là sự gia tăng Testosterone, gây mất cân bằng.
Đối với nam giới:
DHT (Dihydrotestosterone) là hormone androgen được chuyển hóa từ Testosterone. DHT phát triển các đặc điểm giới tính nam như mọc râu, giọng trầm và cơ bắp. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ bị mất cân bằng Testosterone. Từ đó, DHT gia tăng, gây thu nhỏ nang tóc và làm ngắn chu kỳ phát triển tóc.
Đối với nữ giới:
Ở nữ giới, Estrogen là nội tiết tố duy trì vẻ đẹp, sự trẻ trung. DHT cũng được sản xuất ở phụ nữ. Song, hormone được chuyển hóa từ testosterone nhưng ở mức độ thấp hơn so với nam giới. Khi mất cân bằng testosterone, lượng DHT cũng có thể tăng lên. Tương tự như ở nam giới, DHT có thể thu nhỏ nang tóc và làm ngắn chu kỳ phát triển tóc ở các bạn nữ. Các bạn nữ sẽ nhận ra tóc bị gãy rụng nhiều hơn và dẫn đến hói đầu.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học chi phối sự phát triển của tóc ở cả nam lẫn nữ. Đặc biệt nam nữ tuổi dậy thì. Bởi vì, đây là độ tuổi cơ thể đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cực kỳ cao. Đủ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển về chiều cao, cân nặng, da, móng, đặc biệt là tóc.
Song, vì nhiều lý do, nhất là nhiều bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng. Phần lớn nam nữ tuổi dậy thì có thói quen ăn uống “vô tội vạ”. Họ thích thú với thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh, đồ uống có gas… Cơ thể thiếu Vitamin B3, B7, Kẽm, Protein, axit amin sẽ gây rụng tóc bệnh lý. Từ đó cản trở sự tăng sinh nang tóc, ảnh hưởng đến việc hình thành tóc mới.
Tác động nhiệt, hóa chất tạo kiểu tóc
Trong giai đoạn dậy thì, các bạn trẻ bắt đầu quan tâm đến ngoại hình. Họ mong muốn thể hiện bản thân qua những kiểu tóc và màu tóc “trendy”. Tuy nhiên, sử dụng hóa là mối đe dọa khiến tóc yếu đi trông thấy. Những sản phẩm uốn duỗi, nhuộm tóc giá rẻ, kém chất lượng “tấn công” mái tóc từ bên ngoài. Các loại hóa chất chứa nhiều hóa chất độc hại, khiến tóc bị yếu dễ gãy rụng. Làm tóc nhiều còn có nguy cơ gây ung thư da đầu nếu sử dụng lâu dài.
Căng thẳng, lo âu kéo dài
Áp lực học tập “len lỏi” vào cuộc sống, các em dễ “mắc kẹt” trong căng thẳng kéo dài. Trong trạng thái áp lực, cơ thể sản sinh ra chất P để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, chất P chính là “kẻ thù” tấn công và làm suy yếu tế bào mầm tóc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất Trẻ dễ bị suy nhược, tâm trạng tiêu cực, sụt cân. Cơ thể mất cân bằng, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Tình trạng này rút ngắn chu kỳ phát triển của tóc. Đây là nguyên nhân rụng tóc nhiều ở trẻ em.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng vitamin A liều cao, thuốc tránh thai và chống đông máu đều ảnh hưởng đến sức khỏe của nang tóc. Các loại thuốc “đánh nhau” làm tóc yếu đi và dễ gãy rụng. Mức độ ảnh hưởng của các loại thuốc này đến tóc tùy theo cơ địa mỗi người.
Hậu quả của rụng tóc ở tuổi dậy thì
Không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tóc rụng quá nhiều ở tuổi dậy thì còn tiềm ẩn nhiều hậu quả tiêu cực về thể chất và tinh thần.
Về tinh thần:
Nhiều bạn trẻ lại phải đối mặt với “nỗi ám ảnh” mang tên rụng tóc. Sự thay đổi không mong muốn về ngoại hình, khiến họ mất đi tự tin vốn có. Nỗi ám ảnh này khiến các bạn trẻ luôn lo lắng dẫn đến tình trạng mất ngủ, ăn uống không ngon miệng. Rụng tóc ở tuổi dậy thì tạo ra một cảm giác ám ảnh về ngoại hình. Người trẻ cảm thấy không thoải mái, gặp khó khăn trong việc chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi.
Về thể chất:
Triệu chứng bị rụng tóc nhiều khiến tóc yếu đi, xơ xác, dễ gãy rụng. Khi nang tóc bị suy yếu, da đầu trở nên nhạy cảm, dẫn đến ngứa rát. Rụng tóc có thể làm mất tự tin, đặc biệt là giai đoạn dậy thì nhạy cảm. Tình trạng kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến bị hói đỉnh đầu.
Đôi khi, tóc rụng còn là dấu hiệu của bệnh lý như viêm da đầu, suy giảm chức năng gan, bệnh lupus, rối loạn tuyến giáp,… Việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa rụng tóc và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Cách khắc phục rụng tóc ở tuổi dậy thì
Việc hiểu rõ nguyên nhân, giúp bạn có biện pháp khắc phục hiệu quả. Một số cách khắc phục rụng tóc tuổi dậy thì:
Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học:
Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu vào thực đơn hàng ngày. Thực phẩm tốt cho tóc rụng như quả óc chó, rau bina, bưởi, các loại cá, thịt, trứng,… Hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên, thức ăn nhiều chất béo bão hòa,…
Cân bằng học tập và nghỉ ngơi:
Xây dựng một lịch trình học tập hợp lý, chia nhỏ thời gian học tập xen kẽ với nghỉ ngơi. Các bạn nên luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động giải trí khác để thư giãn tinh thần.
Bảo vệ tóc khỏi tác hại của nhiệt và hóa chất:
Để hạn chế tình trạng gãy rụng, trẻ cần hạn ch tạo kiểu bằng nhiệt và hóa chất kiểu tóc. Ngoài ra, tránh buộc tóc quá chặt để bảo vệ nang tóc, chân tóc.
Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên:
Mua dầu gội, xả và dưỡng tóc tại các cửa hàng uy tín, thương hiệu rõ ràng. Các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên an toàn và lành tính, ít gây kích ứng. Một số thành phần thiên nhiên như: tinh dầu bưởi, tinh dầu dừa, nha đam, lô hội,…
Lưu ý:
Tránh sử dụng vitamin A liều cao, thuốc tránh thai và thuốc chống đông. Nếu ba mẹ nhận thấy tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc đúng cách và chăm sóc tóc khoa học, da đầu sẽ trở nên chắc khỏe, từ đó cải thiện rụng tóc.
Không để tóc ướt đi ngủ. Môi trường ẩm ướt trên da đầu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, gây ra các bệnh về da đầu như gàu, viêm da đầu. Tóc ướt rất dễ bị chẻ ngọn, khiến tóc thiếu sức sống, dẫn đến gãy rụng.
Xem thêm: Nguy cơ tiềm ẩn thói quen để tóc ướt khi ngủ
Trẻ vị thành niên thường chưa ý thức rõ về những thay đổi của cơ thể. Do đó, ba mẹ cần quan sát tình trạng của con để phát hiện sớm các dấu hiệu rụng tóc nhiều. Hãy nhớ rằng, sự quan tâm của ba mẹ sẽ giúp con vượt qua giai đoạn dậy thì đầy biến động.
Bên cạnh những cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì mà Organika Việt Nam vừa chia sẻ. Ba mẹ cũng có thể tham khảo thực phẩm chức năng chống rụng tóc Organika Hair Plus – Giải pháp ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả, chiết xuất 100% từ tự nhiên. Sản phẩm đã trải qua quy trình kiểm định chặt chẽ của Bộ Y tế Canada, không chỉ hiệu quả trong cải thiện chứng rụng tóc mà còn an toàn cho sức khỏe trẻ tuổi dậy thì.