Lý giải tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Đây là thời gian chúng ta “sạc pin” sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người dù ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, không tập trung vào ban ngày. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là gì? Dấu hiệu của chứng ngủ nhiều là gì? Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì?

Hội chứng ngủ nhiều

Nếu bạn đang gặp trường hợp ngủ quá nhiều trong một khoảng thời gian dài. Điều này có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe. Cùng theo dõi phần thông tin dưới đây để có cái nhìn chuẩn xác về hội chứng ngủ nhiều cũng như dấu hiệu của tình trạng này.

1 ngày ngủ bao nhiêu tiếng thì đủ?

Nhu cầu về thời lượng giấc ngủ của mỗi người là khác nhau. Thời lượng giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ tuổi. Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời gian ngủ hợp lý đối với từng giới tuổi là: 

– Trẻ sơ sinh: 12 – 17  tiếng mỗi ngày

– Trẻ em từ 3 – 11 tuổi : 9 -11 tiếng mỗi ngày 

– Thanh thiếu niên từ 14 – 17 tuổi: 8 – 10 tiếng mỗi ngày 

– Người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi: 7 – 9 tiếng mỗi ngày 

– Người già (người từ 65 tuổi trở lên): 7 – 8 tiếng mỗi ngày

Thời gian ngủ hằng ngày theo khuyến nghị
Thời gian ngủ hằng ngày theo khuyến nghị

Việc ngủ đủ giờ giúp cơ thể hồi phục và duy trì năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hội chứng ngủ nhiều và dấu hiệu nhận biết

Hội chứng ngủ nhiều, hay còn gọi là Hypersomnia. Đây là tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.Theo thống kê, hội chứng ngủ nhiều thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này ảnh hưởng đến 2% dân số thế giới, thường được phát hiện ở độ tuổi 17 – 24. Theo tạp chí tâm lý học Psychosomatics, độ tuổi khởi phát trung bình của chứng ngủ nhiều là 21,8. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng buồn ngủ bất thường dù không thuộc nhóm tuổi có nguy cơ nêu trên.

Các dấu hiệu của hội chứng ngủ nhiều thường gặp là:

  • Ngủ hơn 10 tiếng mỗi đêm và vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó thức dậy vào buổi sáng và cần nhiều lần báo thức.
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày, kể cả khi đang làm việc hoặc học tập.
  • Cảm giác ngủ không sâu và không hồi phục được năng lượng.
  • Suy nghĩ và phản hồi chậm hơn so với bình thường.
  • Ngủ nhiều lần trong ngày với thời gian dài. Điều này xảy ra ít nhất 3 lần một tuần trong vòng nhiều tháng.
Buồn ngủ nhiều vào ban ngày là dấu hiệu của chứng ngủ nhiều
Buồn ngủ nhiều vào ban ngày là dấu hiệu của chứng ngủ nhiều

Nếu bạn gặp hầu hết các dấu hiệu trên, nên chủ động thăm khám để điều trị phù hợp nhất. Hội chứng ngủ nhiều không chỉ ảnh hưởng đến năng suất làm việc, mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Về lâu dài, có thể gây lo âu, trầm cảm, và giảm chất lượng cuộc sống.

Tác hại của ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Ngủ nhiều gây ra những tác động tiêu cực đối với cơ thể. Tác hại của ngủ nhiều bao gồm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn tâm lý. Trong trường hợp xấu, ngủ nhiều bất thường có thể gây nguy cơ tử vong sớm. Việc tìm hiểu rõ các tác hại dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của duy trì thói quen ngủ khoa học. Đầu tư cho giấc ngủ ngon là bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi chúng ta vận động cơ thể, các cơ tim co bóp mạnh hơn. Từ đó, tăng cường quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Khi ngủ nhiều, nhịp tim và sự co bóp của cơ tim giảm xuống làm chậm quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Chính vì thế, ngủ nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo nghiên cứu, phụ nữ ngủ từ 9 – 11 tiếng vào mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn các phụ nữ chỉ ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Ngủ nhiều có thể gây bệnh tim mạch
Ngủ nhiều có thể gây bệnh tim mạch

– Tăng cân và béo phì

Chúng ta ăn để nạp năng lượng cho cơ thể nhưng lại ngủ quá nhiều. Điều này khiến năng lượng không được tiêu hao. Sau thời gian dài, năng lượng và các chất dinh dưỡng dư thừa sẽ tích tụ lại thành mỡ. Lâu dần dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì. 

Ngủ nhiều có thể là nguyên nhân gây béo phì
Ngủ nhiều có thể là nguyên nhân gây béo phì

– Rối loạn tâm lý 

Ngủ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm,… Những người ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày thường có nguồn năng lượng thấp hơn những người ngủ đủ giấc. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 15% người mắc bệnh trầm cảm có biểu hiện ngủ quá nhiều. Ngủ nhiều còn khiến cơ thể mệt mỏi, chán nản, không hứng thú với việc ăn uống hay làm việc. Lâu dần, khiến người bệnh mất động lực vào cuộc sống.

Gặp vấn đề tâm lý khi ngủ quá nhiều
Gặp vấn đề tâm lý khi ngủ quá nhiều

Ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung 

Ngủ quá nhiều có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng tập trung. Cơ thể tiêu hao nhiều oxy khi ngủ, khiến não thiếu dinh dưỡng tạm thời, gây mất cân bằng hormone. Điều này dẫn đến cảm giác mệt mỏi, mơ màng, nặng đầu và khó tập trung. Tình trạng này kéo dài làm suy giảm khả năng nhận thức, trí nhớ mà còn ảnh hưởng chức năng của não.

Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ?

Việc cảm thấy buồn ngủ cả ngày lẫn đêm trong một khoảng thời gian dài có thể gây suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe, giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội. Phát hiện sớm các nguyên nhân ngủ nhiều sẽ giúp bạn điều chỉnh khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại kích thích não bộ tỉnh táo, làm giảm tiết hormone melatonin. Hormone melatonin này có tác dụng gây buồn ngủ, giúp điều hòa giấc ngủ. Việc thiếu hụt loại hormone này, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu, gây mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Sử dụng điện thoại trước khi ngủ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

 Ít vận động là nguyên nhân khiến ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Vận động cơ thể giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan, giúp bạn tỉnh táo và khỏe mạnh hơn. Việc ít vận động là nguyên nhân khiến cơ thể luôn trong trạng thái nghỉ ngơi, gây buồn ngủ nhiều. Ngoài ra, người ít vận động có xu hướng dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử hơn. Sự kết hợp này là lý do mà người ít vận động thường hay buồn ngủ.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, và thuốc điều trị rối loạn tâm thần có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Nếu bạn đang dùng thuốc và gặp tình trạng buồn ngủ nhiều, hãy thảo luận với bác sĩ để xem có thể thay đổi sang loại thuốc khác hay không.

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do chất lượng giấc ngủ kém 

Một trong những nguyên nhân của tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ đó là chất lượng giấc ngủ kém. Chất lượng giấc ngủ được đo lường bởi các yếu tố như: thời gian chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ sâu không bị gián đoạn hay cảm giác tràn đầy năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng. Chất lượng giấc ngủ kém có các biểu hiện như: khó ngủ, phải trằn trọc rất lâu mới ngủ được; bị tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm; mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy. Nếu bạn cảm thấy chất lượng giấc ngủ của mình đang rất kém, thì đây là một trong những “thủ phạm” gây ra tình trạng thường xuyên buồn ngủ. 

Làm sao để cải thiện tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ?

Việc cải thiện tình trạng buồn ngủ nhiều một cách hoàn toàn là bất khả thi. Dù bạn có sử dụng cà phê hay các thức uống giúp tỉnh táo khác chỉ là giải pháp tạm thời. Thêm nữa, việc sử dụng các chất kích thích này lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến não bộ. Vậy những phương pháp nào giúp cải thiện tình trạng buồn ngủ khi làm việc nhưng vẫn tốt cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu và thực hiện các biện pháp dưới đây nhé!

Phương pháp cải thiện tình trạng buồn ngủ nhiều

  • Thiết lập thói quen ngủ đều đặn: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều này giúp bạn không bị rối loạn nhịp thức – ngủ tự nhiên, đảm bảo sự tỉnh táo vào ban ngày. 
  • Hạn chế sử dụng điện thoại và thiết bị điện tử trước khi ngủ: Tránh việc sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ để không bị ánh sáng xanh làm phiền giấc ngủ.
  • Tăng cường vận động: Thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Nghỉ giải lao thường xuyên: Việc tập trung trong một thời gian dài dễ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Hãy thường xuyên dành thời gian nghỉ giải lao ngắn trong vòng 5 – 10 phút để giúp não bộ tỉnh táo hơn khi quay trở lại làm việc.
  • Thay đổi chế độ ăn: Việc thay đổi chế độ ăn cũng tác động tích cực để cải thiện tình trạng buồn ngủ nhiều. Không lạm dụng nhiều thức uống caffeine; uống nhiều nước và phân chia khẩu phần ăn vừa phải là một số phương pháp thay đổi chế độ ăn đơn giản và dễ thực hiện.
  • Kiểm tra và điều chỉnh thuốc: Nếu bạn nghi ngờ thuốc đang dùng gây buồn ngủ, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế hoặc điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu bạn nghi ngờ mắc các chứng rối loạn giấc ngủ hay hội chứng ngủ nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể chủ động bổ sung thêm viên uống Organika Bedtime để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Organika Bedtime là trợ thủ đắc lực cho giấc ngủ ngon, sâu giấc và cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Chăm sóc cho giấc ngủ không chỉ giúp bạn tỉnh táo, tràn đầy năng lượng mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài.