Nguyên nhân dẫn đến buồn ngủ nhiều vào ban ngày

Buồn ngủ nhiều vào ban ngày ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc. Hãy tưởng tượng bạn ngủ gật khi lái xe, nguy hiểm cho cả bản thân và người khác. Đặc biệt, sau Tết Nguyên Đán, tình trạng này càng phổ biến hơn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều mà vẫn mệt mỏi? Vì sao buồn ngủ nhiều vào ban ngày dù đã nghỉ ngơi đủ? Hãy cùng khám phá đáp án trong bài viết dưới đây!

Vì sao sau Tết dễ bị buồn ngủ nhiều vào ban ngày?

Buồn ngủ nhiều vào ban ngày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết dài ngày, lịch trình sinh hoạt có chút thay đổi cũng dẫn đến tình trạng này. Một số nguyên nhân “quen thuộc” dẫn đến cảnh ngáp ngắn ngáp dài vào ban ngày là: 

  • Ngủ không đủ giấc 

Nguyên nhân là do công việc ngày Tết bận rộn hoặc lịch trình du xuân khiến bạn ngủ không đủ giấc. Khi giấc ngủ không đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm, không có đủ thời gian cho cơ thể tái tạo năng lượng. Điều này khiến cho bạn mệt mỏi và buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

Buồn ngủ nhiều vào ban ngày do ngủ không đủ giấc
Buồn ngủ nhiều vào ban ngày do ngủ không đủ giấc
  • Nguyên nhân bệnh lý 

Một số bệnh lý như suy giảm tuyến giáp, đái tháo đường, trầm cảm, viêm khớp, thiếu máu cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vào giấc không sâu hay không đảm bảo chất lượng giấc ngủ là lí do khiến cơ thể mệt mỏi vào sáng hôm sau. Gây ra tình trạng buồn ngủ khi học tập và làm việc. 

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Vào dịp Tết Nguyên Đán, chế độ ăn uống và vận động có phần thay đổi. Ít thời gian dành cho bản thân hoặc một chút lười biếng nên qua loa trong việc ăn uống. Hơn nữa, ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngủ nghỉ không phù hợp khiến sức khỏe tuột dốc rất nhanh, dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng vào ban ngày. 

Buồn ngủ nhiều có sao không?

Buồn ngủ nhiều vào ban ngày không chỉ đơn thuần gây mất tập trung mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như: 

  • Giảm hiệu suất làm việc và học tập: Buồn ngủ nhiều gây khó tập trung, dễ mắc sai lầm, ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Buồn ngủ, mất tập trung gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
Buồn ngủ, mất tập trung gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
  • Tăng nguy cơ tai nạn: Ngủ gật khi lái xe hoặc không tỉnh táo khi vận hành máy móc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến tâm trạng: Dễ cáu gắt, mất kiên nhẫn, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống. 
  • Dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn: Đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, thiếu máu. Hoặc một số bệnh lý như: tiểu đường hoặc bệnh lý tuyến giáp.
  • Tác động xấu đến sức khỏe: Thiếu ngủ kéo dài làm suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh hơn.

Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để không buồn ngủ sau kỳ nghỉ Tết?

Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người cảm thấy uể oải, buồn ngủ vào ban ngày. Để khắc phục tình trạng này, hãy áp dụng các biện pháp sau:  

  • Ngủ đủ giấc vào ban đêm  

Cơ thể cần ít nhất 7-8 giờ ngủ mỗi đêm để phục hồi năng lượng. Để cơ thể ở trạng thái tỉnh táo nhất thì cần ngủ đủ giấc. Nếu ngủ không đủ, bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài.  

  • Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh 

Duy trì giờ giấc đi ngủ và thức dậy cố định, kể cả cuối tuần. Điều này giúp cơ thể quen với nhịp sinh học ổn định, tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ.  

  • Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh

Phòng ngủ nên thoáng mát, yên tĩnh và tránh ánh sáng mạnh. Một không gian ngủ phù hợp giúp cơ thể dễ dàng thư giãn và ngủ ngon hơn.  

Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, tránh sao nhãng để ngủ ngon hơn
Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, tránh sao nhãng để ngủ ngon hơn
  • Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính làm giảm sản xuất melatonin. Đây là hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ của cơ thể. Thiếu hormone melatonin khiến bạn khó ngủ hơn, dẫn đến buồn ngủ nhiều vào ngày hôm sau.  

  • Thư giãn trước khi ngủ

Đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tập thiền giúp tinh thần thư thái. Khi cơ thể thư giãn, bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn.  

  • Tập thể dục nhẹ nhàng

Yoga hoặc các bài tập giãn cơ vào buổi tối giúp giảm căng thẳng. Vận động nhẹ trước khi ngủ cũng hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.  

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ trước khi ngủ để tránh đầy bụng. Bổ sung thực phẩm giàu tryptophan như chuối, sữa giúp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên.  

  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe

Ngoài các cách trên, bạn có thể sử dụng thêm viên uống Organika Bedtime để hỗ trợ giấc ngủ. Với thành phần từ thiên nhiên tốt cho giấc ngủ, để vào giấc ngủ ngon không còn là mơ ước của bạn. Viên uống còn giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ, đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu hơn. Liều dùng còn vô cùng tiện dụng chỉ 1 – 2 viên trước giờ đi ngủ từ 30 – 40 phút. 

Hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn với viên uống Organika Bedtime
Hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn với viên uống Organika Bedtime

Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin Organika Bedtime cải thiện mất ngủ hiệu quả như thế nào tại đây

Chỉ cần điều chỉnh một chút, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại nhịp sống và cảm thấy tỉnh táo hơn mỗi ngày. Ngủ ngon hơn, tinh thần sảng khoái hơn, ngày mới cũng tràn đầy năng lượng hơn. Bắt tay vào thay đổi ngay thôi, để sau Tết không còn uể oải mà luôn khỏe khoắn, tươi tắn nhé!