Cách làm bánh chưng miền bắc chuẩn vị ngày Tết

Bánh chưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Bánh chưng gắn liền với mỗi con người Việt Nam từ khi nhỏ đến khi về già. Thưởng thức bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa của mỗi gia đình Việt. Bánh chưng mỗi miền sẽ có nhiều điểm khác nhau. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh chưng miền Bắc chuẩn vị. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến gói bánh, giúp bạn tự tay làm nên những chiếc bánh chưng thơm ngon, chuẩn vị. 

Bánh chưng ngày Tết – Linh hồn của ẩm thực Việt

Bánh chưng không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang trong mình giá trị văn hóa của dân tộc. Trong mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng là món không thể thiếu. Món ăn này góp phần làm trọn vẹn không khí đoàn viên của ngày đầu năm mới.

Bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là biểu tượng kết nối các thế hệ trong gia đình.  Gắn liền với hình ảnh mọi người cùng quây quần gói bánh và chia sẻ câu chuyện ngày xuân. Chính những khoảnh khắc ấy làm nên sức sống mãnh liệt của ẩm thực truyền thống Việt, vượt qua thử thách của thời gian.

Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh chưng miền Bắc chuẩn vị

Để làm bánh chưng ngon, việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu chất lượng. Những nguyên cần để làm nên bánh chưng chuẩn vị miền bắc ngon là: 

  • Gạo nếp cái hoa vàng:

Chọn loại gạo dẻo thơm, hạt mẩy, đều màu và không lẫn tạp chất. Gạo ngon sẽ  giúp bánh mềm, dẻo mà không bị nát.

  • Đỗ xanh:

Nên dùng loại đỗ đã tách vỏ, hạt vàng, mẩy, bùi. Đỗ được ngâm kỹ và đồ chín mềm để tăng độ thơm ngon của nhân bánh.

  • Thịt ba chỉ:

Chọn miếng thịt tươi, có tỷ lệ nạc và mỡ cân đối. Thịt nên ướp muối và tiêu để nhân bánh thêm đậm đà.

  • Lá dong:

Dùng lá bánh tẻ, không quá già hay quá non, lá phải xanh mướt, không bị rách. Lá dong được rửa sạch và lau khô trước khi gói.

  • Lạt buộc:

Lạt được chẻ từ giang, mềm, dẻo dai và có độ dài vừa phải để cố định bánh chắc chắn.

  • Gia vị:

Dùng muối hạt để ướp đỗ và thịt, tiêu xay giúp nhân bánh thêm phần thơm ngon, đậm đà.

Các nguyên liệu làm nên chiếc bánh chưng miền bắc thơm ngon
Các nguyên liệu làm nên chiếc bánh chưng miền bắc thơm ngon

Cách làm bánh chưng miền Bắc dễ hiểu

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, giờ đây bạn đã sẵn sàng để bắt tay vào làm nên những chiếc bánh chưng miền Bắc ngon, chuẩn vị. 

1. Ngâm và sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp: Vo sạch gạo rồi ngâm trong nước từ 6–8 tiếng. Sau đó, để gạo thật ráo. Ngâm gạo lâu giúp bánh dẻo hơn.
  • Đỗ xanh: Loại bỏ hạt lép, ngâm nước khoảng 4–6 tiếng để đỗ nở mềm. Hấp chín đỗ, rồi nghiền nhuyễn, tạo nhân bánh thơm bùi.
  • Thịt ba chỉ: Thái thịt thành miếng vừa ăn, ướp muối và tiêu đều các mặt. Để thịt thấm gia vị trong 30 phút trước khi gói.

2. Sơ chế lá dong

  • Lá dong rửa sạch hai mặt dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn. Dùng khăn mềm lau từng lá, tránh để lá bị rách.
  • Dùng dao cắt bỏ sống lá dày để dễ dàng gấp và gói bánh. Lá dong cần để ráo hoàn toàn trước khi gói.

3. Các bước quan trọng trong cách làm bánh chưng miền bắc

  • Đặt hai lá dong chồng lệch nhau theo hình chữ thập. Lớp lá dưới úp mặt xanh đậm xuống để bánh lên màu đẹp.
  • Trải một lớp gạo nếp mỏng lên lá, ấn nhẹ để tạo độ phẳng. Tiếp đến, thêm một lớp đỗ xanh nhuyễn, rồi đặt thịt ba chỉ ở giữa.
  • Phủ thêm một lớp đỗ xanh và một lớp gạo nếp. Gấp lá dong lại thật vuông vức và dùng lạt buộc chặt. Buộc bốn lạt tạo hình bánh chắc chắn, không để nhân lộ ra ngoài.
Các bước để gói bánh chưng bằng lá dong
Các bước để gói bánh chưng bằng lá dong

4. Luộc bánh

  • Xếp bánh gọn gàng vào nồi lớn, tránh để bánh bị xô lệch. Đổ nước ngập bánh và bắt đầu đun.
  • Luộc bánh ở lửa to trong 8–10 tiếng. Thêm nước sôi đều đặn để giữ bánh luôn ngập nước. Sau khi luộc, ép bánh để nước thừa thoát ra và bánh chặt hơn.

Cách biến tấu bánh chưng ngon, lạ miệng

Ngoài cách chế biến thông thường, bánh chưng ngày nay cũng được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của từng người. Sau đây là một số biến tấu bánh chưng dựa trên cách làm bánh chưng miền bắc phổ biến mà bạn có thể tham khảo: 

  • Bánh chưng chay: Không dùng thịt, chỉ có gạo nếp và đỗ xanh, phù hợp với người ăn chay.
Bánh chưng chay ngày Tết - biến tấu từ bánh chưng truyền thống
Bánh chưng chay ngày Tết – biến tấu từ bánh chưng truyền thống
  • Bánh chưng nếp cẩm: Sử dụng gạo nếp cẩm thay gạo nếp thường, tạo màu sắc đẹp mắt và hương vị độc đáo.
  • Bánh chưng ngũ sắc: Nhuộm gạo bằng nguyên liệu tự nhiên như gấc, lá cẩm, lá dứa để tạo màu bắt mắt.

Tự tay gói bánh là cách giữ gìn nét đẹp truyền thống và mang lại niềm vui sum họp gia đình. Những giây phút cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu, chia sẻ câu chuyện ngày Tết bên nồi bánh sẽ trở thành kỷ niệm đáng nhớ. Hãy thử áp dụng cách làm bánh chưng miền Bắc mà Organika Việt Nam đã chia sẻ trên đây. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết ấm áp, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc!