5 vật dụng trong nhà cần thay mới định kỳ
Bạn có biết rằng những vật dụng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng có thể là mầm bệnh nguy hiểm. Tuy là sử dụng thường xuyên nhưng lại quên mất việc phải thay mới định kỳ. Trên thực tế, những vật dụng này nếu sử dụng quá lâu ngày có thể tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Lâu dần gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và cả người thân. Vậy đó là những vật dụng nào? Bao nhiêu lâu cần thay mới các vật dụng trong nhà để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe. Cùng Organika Việt Nam tìm hiểu kĩ trong bài viết dưới đây nhé!
Nguy cơ nhiễm bệnh từ các vật dụng trong nhà quen thuộc
Bệnh tật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ gen di truyền, chế độ sinh hoạt,.. Ngoài ra, những vật dụng trong nhà nếu sử dụng quá lâu, không thay mới, cũng có thể trở thành mối nguy hại. Các nguy cơ có thể kể đến như:
- Vật dụng sử dụng lâu ngày tích tụ vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Một số vật dụng phát sinh nấm mốc dẫn đến các bệnh da liễu hoặc hô hấp
- Vi khuẩn đường ruột lây lan từ vật dụng ẩm ướt không đảm bảo vệ sinh
- Dễ mắc các bệnh ngoài da do tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng nhiễm vi khuẩn
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu những dụng cụ chế biến thức ăn quá cũ hoặc nhiễm khuẩn
Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, việc tìm hiểu những vật dụng nào nên thay mới định kỳ. Cùng Organika Việt Nam tìm hiểu rõ hơn ở phần thông tin dưới đây nhé!
5 vật dụng trong nhà cần thay mới định kỳ để bảo vệ sức khỏe
Có thể bạn đang sử dụng một số vật dùng hàng ngày mà không biết chúng đang “quá hạn sử dụng”. Để ngăn ngừa bệnh tật, hãy kiểm tra những vật dụng trong nhà của bạn dưới đây ngay nhé!
Bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng là đồ dùng vệ sinh cá nhân được chúng ta sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, nhiều người không chú ý thay mới cho tới khi lông bàn chải xơ cứng. Điều này gây nguy cơ cao tích tụ vi khuẩn và dễ gây ra các bệnh về nha khoa như viêm nướu,… Theo các nha sĩ, nên thay mới bàn chải đánh răng mỗi 3 đến 4 tháng. Đặc biệt, sau khi bị ốm hoặc cảm cúm nặng, bạn cũng nên thay ngay bàn chải mới để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tồn đọng có trong bàn chải.

Khăn mặt và khăn tắm
Khăn mặt và khăn tắm là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với làn da mỗi ngày. Tuy nhiên, việc thường ẩm ướt khiến khăn dễ trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh về da liễu. Nếu khăn không được thay mới định kỳ, bạn dễ gặp vấn đề về da như mụn, dị ứng, thậm chí nhiễm khuẩn da. Để tránh tình trạng này, nên thay mới khăn 6 tháng/lần và giặt sạch khăn 2-3 lần mỗi tuần. Khi giặt khăn, nhớ phơi khăn dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn.

Miếng rửa chén
Miếng rửa chén là vật dụng chúng ta ít để ý đến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Miếng rửa chén cũ để lâu ngày có thể tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại. Các vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào thức ăn, gây ngộ độc hoặc bệnh tiêu hóa. Vì vậy, nên thay mới miếng rửa chén hoặc bọt biển 1 tháng/lần. Để đảm bảo, bạn có thể luộc nước sôi hoặc dùng lò vi sóng để khử trùng hàng tuần trước khi sử dụng.

Thớt nhựa hoặc thớt gỗ – vật dụng trong nhà cần thay mới định kỳ
Thớt là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Nhưng không nhiều người biết rằng thớt rất dễ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, những vết cắt nhỏ trên bề mặt là nơi lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ. Điều này gây nguy cơ cao về ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, các bệnh về đường ruột. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay mới thớt nhựa mỗi 6-12 tháng, thớt gỗ khi có nhiều vết cắt. Sử dụng thớt cho đồ chín và đồ sống riêng biệt. Đồng thời, cần vệ sinh sạch sẽ, phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát sau mỗi lần sử dụng.

Ga trải giường và vỏ gối – vật dụng trong nhà tiếp xúc trực tiếp với cơ thể
Ga giường và vỏ gối là vật dụng tiếp xúc với cơ thể hàng ngày. Những vật dụng này rất dễ tích tụ mồ hôi, bụi bẩn. Nếu không thay mới hoặc giặt giũ thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Các loại vi khuẩn này gây nên các bệnh về da như viêm da, mụn nhọt, dị ứng. Thậm chí chúng còn gây ảnh hưởng đến hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với người già, trẻ nhỏ. Bạn nên thay mới ga giường, vỏ gối khoảng 1 năm/lần, giặt sạch ít nhất 1 tuần/lần. Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cần chú ý thay mới những vật dụng trong nhà trên định kỳ. Thói quen đơn giản này sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ra. Đừng để những đồ dùng quen thuộc này mang đến những bệnh tật cho gia đình bạn nhé! Nhớ chú ý bảo vệ sức khỏe từ những điều nhỏ nhất bạn nha.