Bật mí cách trị nổi mề đay tại nhà không phải ai cũng biết!

Mề đay là một trong những bệnh về da liễu xuất hiện ở nhiều đối tượng. Căn bệnh này đặc trưng với những nốt ban đỏ, tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nó dường như đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của bệnh nhân. Vậy mề đay cụ thể là bệnh gì? Cách trị nổi mề đay tại nhà như thế nào? Bạn hãy cùng Organika tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

1. Mề đay là bệnh gì? 

Mề đay hay còn được biết đến là mày đay, đây là hiện tượng phản ứng của các mao mạch trên bề mặt da với những yếu tố tạo phù cấp hay mãn tính tại trung bì. Căn bệnh này rất phổ biến, chưa thấy có dấu hiệu truyền nhiễm. 

Dựa vào sự phát triển của bệnh, mề đay phân làm 2 loại: Những đối tượng xuất hiện bệnh và kéo dài trong một ngày đến dưới sáu tuần được gọi là mề đay cấp; Còn người bệnh hình thành bệnh và kéo dài quá 6 tuần được xem là mề đay mãn tính. Đối với trường hợp mề đay cấp, ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi. Nếu tình trạng bệnh tồi tệ thì phải điều trị chuyên khoa. 

Nổi mề đay tác động lớn đến sinh hoạt hằng ngày
Nổi mề đay tác động lớn đến sinh hoạt hằng ngày

Những biểu hiện điển hình của hiện tượng nổi mề đay sẽ là:

– Xuất hiện ban đỏ, đôi khi màu trắng ở toàn bộ cơ thể: Mặt, tay chân, lưng,…

– Nốt mề đay to nhỏ khác nhau, khi quan sát chúng tựa như vết đốt của muỗi.

– Tại những vết ban sẽ gây cảm giác ngứa dữ dội, nếu chà sát thì mức độ ngứa càng tăng. 

Sau khi khỏi bệnh, khả năng mề đay tái phát rất cao. Vì vậy người bệnh nên “bỏ túi” một số cách trị nổi mề đay tại nhà để cải thiện bệnh kịp thời. 

2. Giới thiệu 4 cách trị nổi mề đay tại nhà

Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân nổi mề đay, chẳng hạn như di truyền, dị ứng thực phẩm/phấn hoa/mỹ phẩm/thuốc, nọc độc từ côn trùng,… Đối tượng là trẻ em và nữ giới có tỉ lệ nổi mề đay cao hơn cả. Nếu bạn đang sầu não tìm cách trị nổi mề đay tại nhà thì có thể tham khảo 4 mẹo dân gian sau đây. 

2.1. Cách trị nổi mề đay bằng muối cùng lá trầu không

Một trong những phương pháp loại bỏ chứng mề đay được nhiều gia đình áp dụng đó chính là kết hợp lá trầu không cùng muối. Thành phần trong lá trầu không có khả năng ức chế vi khuẩn, kháng nấm hữu hiệu. Muối được đánh giá cao về tính sát khuẩn, làm dịu cơn ngứa và hạn chế tình trạng viêm da do mề đay. Vì vậy bộ đôi này hoàn hảo để trị nổi mề đay. 

Lá trầu không cùng muối được xem là “chìa khóa” đẩy lùi mề đay
Lá trầu không cùng muối được xem là “chìa khóa” đẩy lùi mề đay

Cách thực hiện: 

– Chuẩn bị 1 muỗng cà phê muối biển, khoảng 5 đến 7 lá trầu không. 

– Rửa sạch lá trầu, sau đó giã nát lá cùng muối. Vệ sinh sạch vùng da nổi mề đay, rồi đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên trên. 

– Người bệnh có thể dùng khăn mềm hoặc vải mỏng để cố định lá trầu không, đợi trong 15 đến 20 phút thì rửa sạch với nước.

– Để giúp các nốt mề đay lặn hiệu quả, bạn nên áp dụng phương pháp này 3 đến 4 lần/tuần. 

2.2. Đừng bỏ qua công thức trị mề đay bằng lá khế

Khi nhắc đến những cách trị nổi mề đay tại nhà chúng ta không thể không nhắc đến lá khế. Loại lá đặc biệt này có khả năng loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể, hạn chế sự xuất hiện của những mảng mề đay, đồng thời kháng khuẩn tối ưu. Dùng lá khế đúng cách còn là mẹo làm dịu cơn ngứa từ mề đay. 

Cách thực hiện: 

– Chuẩn bị một nắm lá khế, tiến hành rửa sạch, nên ngâm cùng nước muối pha loãng. 

– Cho lá khế vào nồi, nấu cùng 1.5 đến 2 lít nước. Đun trên lửa nhỏ đợi đến lúc nước sôi thì tắt bếp. 

– Chờ cho nước lá khế nguội thì rửa lên vị trí da nổi mề đay đã được làm sạch trước đó.

– Kiên trì thực hiện với tần suất 2 lần/ngày bạn sẽ cảm nhận được tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể. 

– Bên cạnh đó, người bệnh có thể sao nóng lá khế rồi đắp lên vùng da nổi mề đay giúp giảm ngứa. 

2.3. Tận dụng lá chè xanh loại bỏ mề đay tối ưu

Cách trị nổi mề đay tại nhà tiếp theo mà chúng tôi muốn gửi đến bạn là mẹo tắm với lá chè xanh. Những hoạt chất được tìm thấy trong loại lá này nổi bật với công dụng sát trùng, giảm mức độ ngứa, hạn chế tình trạng bội nhiễm do mề đay. Polyphenol từ lá chè xanh còn giúp người bệnh giảm thiểu tối đa hiện tượng nóng rát khi vết mề đay trầy xước. 

Từ xa xưa, lá chè xanh đã được sử dụng để loại bỏ chứng nổi mề đay
Từ xa xưa, lá chè xanh đã được sử dụng để loại bỏ chứng nổi mề đay

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một nắm lá chè xanh, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 đến 3 lít nước. 

– Để trên lửa nhỏ, đợi đến khi nước sôi thì tắt bếp. Pha cùng nước lạnh hoặc để nước nấu từ lá chè xanh nguội là dùng được.

– Tắm nước chè đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mề đay cải thiện nhanh chóng. 

2.4. Lá tía tô – Cải thiện mề đay hữu hiệu

Khi không biết áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà nào, thì bạn hãy cân nhắc đến lá tía tô. Theo Đông y loại lá này có tính ấm, dùng để chữa các bệnh ngoài da vô cùng hữu hiệu. Tận dụng lá tía tô đúng phương pháp giúp người bệnh sát khuẩn, làm dịu sự khó chịu. Lá tía tô bảo quản tốt cho thể dùng được nhiều ngày, tiết kiệm chi phí. 

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 100gr lá tía tô tươi, rửa sạch rồi thái nhỏ.

– Cho lá tía tô vào nồi, nấu cùng 500ml nước, nấu đến khi nước sôi, tiếp tục để thêm 5 phút thì tắt bếp.

– Lọc bỏ phần bã, chắc lấy nước để uống. 

– Ngoài cách nấu nước uống, người bệnh có thể giã nát lá tía tô để đắp hoặc nấu nước dùng rửa khu vực da bị tổn thương đều hiệu quả. 

3. Nổi mề đay kiêng gì? 

Khi nổi mề đay, để kiểm soát bệnh, bạn có thể dùng những loại thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự dùng thuốc, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. Thêm vào đó, trong quá trình điều trị nổi mề đay, người bệnh cần kiêng một số điều sau:

– Nói không với thức uống có cồn, thuốc lá và cà phê.

– Hạn chế các món ăn được chế biến cay nóng, quá nhiều ớt hoặc tiêu.

– Vùng da nổi mề đay có thể viêm nếu người bệnh dung nạp nhiều thực phẩm chứa protein, đồ ngọt, quá mặn.

– Không để da tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng, nhất là không tắm với nước nóng. Chúng sẽ khiến bề mặt da tổn thương nặng hơn. 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát bệnh mề đay
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát bệnh mề đay

Thêm vào đó, để nhanh chóng khỏi bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề:

– Ưu tiên sử dụng quần áo sáng màu.

– Không dùng xà phòng để rửa vị trí da nổi mề đay, khi tắm không chà xát lên da, không gãi kể cả rất ngứa. 

– Để giảm sự khó chịu, bạn có thể làm mát vị trí nổi mẩn thông qua vòi nước, vải mát,…

– Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố được xem là nguồn cội gây bệnh. 

– Nếu đã thử qua nhiều cách chữa mề đay nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị chuyên sâu. 

Những cách trị nổi mề đay tại nhà được đề cập trong bài chỉ phù hợp khi tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Thêm vào đó, thời gian để những công thức trên phát huy công dụng khá chậm vì chúng đều là nguyên liệu tự nhiên. Tốt nhất, để loại trừ tình trạng nổi mề đay bạn cần kiên trì, đồng thời kết hợp nhiều biện pháp. Để chắc chắn phương pháp áp dụng đạt hiệu quả, bạn nên hỏi qua ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.