Bệnh trĩ là gì? Người bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hiện nay, thường gặp ở người cao tuổi. Đây là tình trạng một hay nhiều các tĩnh mạch bị phồng lên do chịu nhiều áp lực từ bên trong. Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng cho sức khỏe.

1. Bệnh trĩ là gì?

Từ lâu bệnh trĩ đã được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây là một căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ giới nhưng phổ biến nhất ở các đối tượng từ 45 – 60 tuổi. Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên do chịu nhiều áp lực từ bên trong. 

Nếu áp tình trạng gia tăng áp lực như rặn đi cầu, kèm ứ máu kéo dài sẽ khiến các tĩnh mạch bị giãn và mỏng và dần hình thành các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Không những vậy, khi càng lớn tuổi cấu trúc mô liên kết nâng đỡ sẽ càng suy yếu, các búi trĩ cũng sẽ dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn, dẫn đến trĩ nội sa. Đây là một bệnh rất nguy hiểm ở hậu môn – trực tràng cần phải nhập viện điều trị. 

Trĩ là một căn bệnh hậu môn - trực tràng rất phổ biến hiện nay
Trĩ là một căn bệnh hậu môn – trực tràng rất phổ biến hiện nay

2. Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại, mỗi loại có những đặc điểm như sau: 

Bệnh trĩ nội: Là hiện tượng búi trĩ xuất phát từ đường hậu môn – trực tràng (hay còn gọi là đường lược) được gọi là trĩ ngoại. Giai đoạn này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. 

– Bệnh trĩ ngoại: Đây là một dạng của bệnh trĩ có tỉ lệ gia tăng và trẻ hóa. Trong trường hợp này, búi trĩ được bao phủ bởi lớp niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. 

Bên cạnh việc phân loại thì bệnh trĩ cũng được chia làm 4 cấp độ khác nhau thông qua sự tiến triển của búi trĩ còn nằm trong hay sa ra ngoài hậu môn. 

Bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ khác nhau 
Bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ khác nhau

Trĩ độ 1: Giai đoạn này búi trĩ còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. 

Trĩ độ 2: Ở mức độ bệnh đã có những tiến triển ban đầu, bình thường trĩ sẽ nằm gọn trong ống hậu môn. Nhưng khi người bệnh rặn đi cầu thì búi trĩ sẽ thập thò hay lòi ra ngoài một ít, sau khi đi vệ sinh xong đứng dậy búi trĩ sẽ tự thụt vào trong. 

Trĩ độ 3: Đây là thời điểm búi trĩ thường sa ra ngoài khi đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm hay làm việc nặng. 

Trĩ độ 4: Lúc này búi trĩ thường trong nằm ngoài ống hậu môn. Đây cũng là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. 

3. Bệnh trĩ đối với phụ nữ mang thai 

Phụ nữ mang thai rất dễ đối mặt với bệnh trĩ, đặc biệt là vào thời điểm giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu không may bị trĩ khi đang mang thai, mẹ bầu sẽ gặp phải các triệu chứng ngứa, đau hoặc đi ngoài ra máu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ bầu mà mang lại cảm giác mệt mỏi và khó chịu, thậm chí là đau nhức. 

Thế nhưng, bệnh trĩ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng để tránh rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Tình trạng trĩ ở phụ nữ mang thai cũng có thể nặng hơn do trong quá trình chuyển dạ lực đẩy sẽ tác động đến hậu môn nhưng sẽ tự khỏi sau sinh. 

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ vào 3 tháng cuối thai kỳ
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ vào 3 tháng cuối thai kỳ

4. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Câu hỏi thường được quan tâm hàng đầu của người bệnh liệu bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bất kỳ một bệnh lý nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến người bệnh và điều tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Tương tự vậy, khi bị trĩ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng gây hại cho sức khỏe như: mất máu, nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, rối loạn chức năng hậu môn. 

5. Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Có thể nói, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đến sự tiến triển của bệnh trĩ. Dưới đây là lời khuyên về chế độ dinh dưỡng mà người bệnh trĩ nên biết. 

5.1. Người bệnh trĩ nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ quyết định đến khả năng phục hồi của người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị mà người bệnh trĩ không nên bỏ qua: 

Thực phẩm giàu vitamin: Có nhiều trong cam, bưởi, chanh, quýt, nho, kiwi, việt quất… là thực phẩm rất tốt với người bệnh trĩ, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và tái tạo tế bào bị tổn thương.

Rau xanh và các loại thực phẩm giàu chất xơ: Người bệnh có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như: Mồng tơi, rau đay, thanh long, đậu bắp, rau xanh, trái cây… để cải thiện hệ thống tiêu hóa. 

Thực phẩm giàu chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh trĩ
Thực phẩm giàu chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh trĩ

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang: Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Còn khoai lang có tác dụng nhuận tràng tốt, giúp hạn chế tình trạng táo báo.

Thay vì ăn thịt hãy ăn cá: Người bị trĩ vốn kiêng thịt đỏ, do đó thay vì ăn thịt bạn nên thay thế cá vào khẩu phần ăn thường xuyên. Đặc biệt, các loại cá thường giàu omega-3 không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn dễ tiêu hóa tốt cho người bị trĩ. 

Uống nhiều nước: Với người bệnh trĩ việc uống đủ nước mỗi ngày là rất cần thiết, trung bình mỗi ngày phải uống từ 2-3 lít nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể và tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. 

5.2. Người bệnh trĩ kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe thì người bệnh trĩ cũng cần phải kiêng những thực phẩm dưới đây: 

Thực phẩm cay nóng: Đồ cay nóng là một thực phẩm “đại kỵ” với người bệnh trĩ bao gồm: ớt, tiêu, gừng, hạt tiêu, mù tạt… Đây đều là những thực phẩm có tính nóng, khi đi vào cơ thể sẽ gây nóng trong, táo bón và khó tiêu khiến tình trạng bệnh càng bị nặng thêm. 

Nước uống có cồn: Rượu bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào cũng đều khiến cho cơ thể tích nhiệt, đầy bụng, mất nước. Đồng thời còn gây hại đến trực tràng, làm sung huyết dạ dày, gây cản trở quá trình lưu thông máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh trĩ. 

Với người bệnh trĩ nên tránh xa các loại đồ uống có cồn để tránh làm bệnh tình nghiêm trọng hơn
Với người bệnh trĩ nên tránh xa các loại đồ uống có cồn để tránh làm bệnh tình nghiêm trọng hơn

Thực phẩm hàm lượng đạm cao: Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng cao. Nếu ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ rất khó tiêu hóa, gây táo bón nặng khiến bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Thực phẩm quá mặn: Đồ ăn quá mặn sẽ không tốt với người bị trĩ vì khi đi vào cơ thể sẽ hút nhiều nước khiến cơ thể bị thiếu hụt lượng nước để làm mềm thức ăn, tiêu hóa chung. Điều này sẽ làm cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, bệnh càng nặng thêm.

Đồ ăn nhiều chất béo: Các thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đầy bụng, bị rối loạn tiêu hóa và táo bón. Qua đó, sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn khiến cho búi trĩ viêm nặng hơn. 

Bài viết trên là những nội dung quan trọng xoay quanh vấn đề về bệnh trĩ. Mong rằng, những thông tin trong bài sẽ giúp bạn đọc cập nhật được những kiến thức cần thiết, áp dụng vào thực tiễn cải thiện bệnh tình. Trĩ nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của bệnh trĩ thì đừng ngần ngại tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh.