Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là cái tên xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Được biết, căn bệnh này đã có mặt tại một số nước ở Châu Phi. Vì là bệnh có khả năng lây truyền, nên đậu mùa khỉ đang có xu hướng lây lan sang những vùng lân cận, gây lo lắng, hoang mang cho nhiều người. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm như lời đồn? Nó có những biến chứng gì đáng lo ngại hay không? Tỉ lệ tử vong từ đậu mùa khỉ cao hay thấp? Để có cái nhìn rõ nét nhất về bệnh đậu mùa khỉ, bạn đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ còn được biết đến với tên khoa học là Monkeypox. Căn bệnh này xuất hiện khá sớm và hình thành từ một loại virus được tìm thấy trên đàn khỉ tại Đan Mạch trong năm 1985. Riêng với bệnh nhân đầu tiên ghi nhận mắc bệnh được xác nhận vào năm 1970 ở Zaire và hiện nay là Cộng hòa dân chủ Congo. 

Mặc dù virus gây bệnh xuất hiện trên loài khỉ, nhưng các chuyên gia cho rằng khỉ không phải là “nguồn cội” dẫn đến việc bùng phát căn bệnh này. Cụ thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nguy cơ lớn những loài gặm nhấm chính là tác nhân lây truyền, nhưng hiện tại vẫn chưa thể đưa ra kết quả xác thực.

Bệnh đậu mùa khỉ có xu hướng gia tăng và lan rộng
Bệnh đậu mùa khỉ có xu hướng gia tăng và lan rộng

Với tính chất là bệnh có thể lây truyền, đậu mùa khỉ gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang cho nhiều người. Vậy những ai nên tiến hành tầm soát bệnh đậu mùa khỉ? Để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tối đa việc truyền nhiễm bệnh, ai trong chúng ta cũng phải chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh: 

– Tiếp xúc, ở chung hoặc làm việc cùng môi trường với đối tượng bị đậu mùa khỉ hay đang có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

– Đi đến/về từ những vùng, quốc gia đã và đang xuất hiện ca nhiễm bệnh.

– Nhóm đối tượng vừa bị cắn hay có vết thương do động gây nên, và con vật này đang nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh đậu mùa khỉ. 

– Sử dụng những món ăn từ động vật không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tỉ lệ mắc bệnh cao.

2. Các con số “biết nói” về đậu mùa khỉ

Có thể nhiều người chưa biết, bệnh đậu mùa khỉ khi mới bắt đầu xuất hiện, đa phần tập trung ở vùng Tây và Trung Phi. Tuy nhiên, cho đến tháng 5/2022 có nhiều trường hợp ghi nhận mắc bệnh ở bên ngoài khu vực Châu Phi (quốc gia chưa từng lưu hành bệnh). Số ca mắc bệnh cũng ngày một tăng cao, và hình thành các chuỗi truyền nhiễm khó kiểm soát. 

Giai đoạn từ tháng 01/2022 đến 07/2022 trên toàn cầu đã xác nhận có đến 16.016 ca mắc đậu mùa khỉ. Những trường hợp này được ghi nhận tại 75 nước, đa số ở Châu Âu và Châu Mỹ. Và trong số đó, có 5 ca tử vong. Đáng lo ngại nhất là vào tuần 29 (18/07 – 24/07), chỉ trong 7 ngày đã thống kê được 4.045 ca nhiễm đậu mùa khỉ, con số này tăng 47,6% so với tuần liền kề. 

Đậu mùa khỉ nguy hiểm hơn suy nghĩ của nhiều người
Đậu mùa khỉ nguy hiểm hơn suy nghĩ của nhiều người

Dựa vào các nghiên cứu khoa học, đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, tỉ lệ gây tử vong là 1% và 10%. Các chuyên gia đưa ra nhận định, bệnh đậu mùa khỉ có tính rủi ro thấp. Tuy nhiên, ngày 23/07/2022 WHO đã tuyên bố trình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu cho căn bệnh này. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần thận trọng, tuyệt đối không chủ quan, xem thường. Hoạt động đi lại, giao lưu giữa các nước được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến đậu mùa khỉ lan rộng. 

3. Biến chứng khó lường từ đậu mùa khỉ 

Bệnh đậu mùa khỉ khó phát hiện, vì những triệu chứng của nó tương đồng với nhiều căn bệnh khác. Do đó, người bệnh đôi khi có sự nhầm lẫn. Các triệu chứng giúp nhận diện đậu mùa khỉ bao gồm: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể, suy nhược, xuất hiện ban khắp người, hình thành hạch, gây nên các tổn thương trên bề mặt da. Các triệu chứng này có thể tiến triển nặng hơn ở đối tượng trẻ em, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và những người có hệ miễn dịch kém. 

Được biết thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ kéo dài từ 6 đến 13 ngày, nhiều trường hợp lên đến 21 ngày. Bạn có thể sẽ bị nhiễm bệnh khi bệnh nhân đậu mùa khỉ xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Thêm vào đó, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với máu/thịt/dịch của những động vật đang bị bệnh. 

Một khi hình thành các biến chứng đậu mùa khỉ đe dọa lớn đến tính mạng
Một khi hình thành các biến chứng đậu mùa khỉ đe dọa lớn đến tính mạng

Việc truyền bệnh đậu mùa khỉ sang người khác sẽ qua đường hô hấp là chủ yếu. Bên cạnh đó, việc dùng chung vật dụng cá nhân, đồ vật của bệnh nhân cũng có khả năng lây bệnh rất cao. Khảo sát ở một số đối tượng mắc đậu mùa khỉ cho thấy căn bệnh này có lây truyền từ mẹ sang con. 

Những triệu chứng do đậu mùa khỉ gây nên sẽ tự biến mất sau 3 đến 5 tuần. Tuy nhiên, nếu trong quá trình nhiễm bệnh, người bệnh không có cách chăm sóc và can thiệp những biện pháp điều trị “đúng chuẩn” thì có thể đối mặt với nhiều biến chứng tồi tệ:

– Gây hiện tượng nhiễm trùng máu

– Gặp tình trạng viêm mô não, viêm phế quản

– Thị lực ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiễm trùng tại giác mạc

– Tổn thương da ở mức độ nặng

4. Chủ động phòng bệnh đậu mùa khỉ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy, cho dù chưa ghi nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ tại nước ta nhưng mỗi người hãy cùng chung tay phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Sau đây, Organika sẽ bật mí cùng bạn một số biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh:

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những động vật có nguy cơ cao nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn uống bên ngoài, đặc biệt là những món ăn được chế biến từ những động vật không rõ nguồn gốc.

– Tuyệt đối không tiếp xúc với các đối tượng được xác định hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh.

Có thể phòng ngừa đậu mùa khỉ bằng những biện pháp thông thường
Có thể phòng ngừa đậu mùa khỉ bằng những biện pháp thông thường

– Thực hiện biện pháp cách ly với những ai xuất hiện triệu chứng và có nguy cơ cao mắc bệnh.

– Giữ vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên với xà phòng. 

– Đặc biệt, những ai chưa tiêm vaccine đậu mùa nên nhanh chóng thực hiện tiêm chủng. Các chuyên gia đã khẳng định loại vaccine này có khả năng chống đậu mùa khỉ lên đến 85%.

Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ. Hy vọng qua nội dung trong bài sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này, từ đó có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mỗi loại bệnh đều có những đặc điểm riêng, mức độ nguy hiểm khác nhau. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan, luôn chủ động bảo vệ sức khỏe mỗi ngày. Tốt nhất, tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong trường hợp phát hiện bệnh cũng sẽ có phương án điều trị bệnh kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!