Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Phòng ngừa thủy đậu ra sao
Bệnh thủy đậu không còn xa lạ với nhiều người. Nó được xem là căn bệnh lành tính, tuy nhiên, trong quá trình phát bệnh nếu bạn không điều trị đúng cách, các triệu chứng thủy đậu có thể tiến triển xấu, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Để biết được bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào, cách điều trị dứt điểm ra sao, bạn hãy cùng Organika Việt Nam theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn được biết đến là bệnh trái rạ. Loại bệnh này được xem là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ virus thủy đậu (Varicella Zoster hay gọi tắt là VZV). Theo một số thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng trẻ em cao hơn người lớn, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi. Chia sẻ từ các chuyên gia, bệnh thủy đậu có khả năng lây lan rất nhanh. Thời điểm bệnh bùng phát dữ dội nhất là vào mùa đông và đầu xuân, khi thời tiết ẩm ướt.
Biểu hiện đặc trưng để nhận biết thủy đậu là các mụn nước phồng rộp, chúng xuất hiện hầu như trên toàn cơ thể, thậm chí cả niêm mạc lưỡi. Một khi bệnh trở nặng, bên trong nốt mụn nước sẽ có mủ, kích thước to hơn và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng. Chúng gây khó chịu, đau rát cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân thủy đậu còn gặp một số triệu chứng khác như: Sốt, phát ban, mệt mỏi, đau nhức đầu, buồn nôn, chán ăn,… Trong suốt quá trình bị thủy đậu, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, áp dụng các loại thuốc phù hợp, tuân thủ theo mọi chỉ dẫn từ bác sĩ.
2. Bệnh thủy đậu có lây không?
Được biết, virus VZV gây ra bệnh thủy đậu phần lớn sẽ lây truyền qua đường hô hấp. Những người có sức khỏe bình thường, nếu không có biện pháp che chắn tốt, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Cụ thể, bạn sẽ bị nhiễm bệnh khi hít phải các giọt bắn từ bệnh nhân thủy đậu, khi họ ho, hắt hơi, hoặc thông qua dịch nhờn từ các vết mụn nước.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với những đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng là nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn lây nhiễm bệnh. Hãy để bệnh nhân dùng riêng các vật dụng như: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo, đồ trang điểm,… Ngoài ra, căn bệnh này còn truyền nhiễm từ mẹ sang con. Cụ thể, phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây sang con qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở. Thời điểm “hoàn hảo” để thủy đậu truyền nhiễm là 1 đến 2 ngày trước khi các mụn nước hình thành, cho đến giai đoạn mụn nước khô và có dấu hiệu bong vảy.
3. Cách phòng bệnh thủy đậu
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tiêm vắc xin là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Theo một số thống kê khoa học cho thấy, có đến 98% số người được tiêm vắc xin Varicella tránh khỏi được sự tấn công từ virus truyền nhiễm của bệnh này. Các trường hợp sau khi tiêm vắc xin, nhưng vẫn mắc bệnh thì được biết các triệu chứng của bệnh thủy đậu chỉ ở mức độ nhẹ, đồng thời tỉ lệ gặp biến chứng thấp.
Vắc xin Varicella – giúp ngăn ngừa mắc bệnh thủy đậu, được các bác sĩ khuyến nghị cho những đối tượng cụ thể sau:
– Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi: Nên tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên từ 12 đến 15 tháng tuổi, lần hai khi trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 6.
– Nhóm trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: Nếu trước đó trẻ chưa được tiêm, thì khuyến nghị các bé nên tiêm 2 mũi, và khoảng cách giữa hai liều ít nhất 3 tháng.
– Nhóm trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Tương tự, nếu trẻ chưa được tiêm thì nên thực hiện tiêm phòng 2 mũi, khoảng cách hai lần tiêm ít nhất 4 tuần.
– Nhóm đối tượng người lớn: Trường hợp bạn chưa tiêm vắc xin và trước giờ chưa mắc bệnh thì cũng nên tiêm 2 mũi, thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 cách nhau 4 đến 8 tuần. Trường hợp bạn không nhớ rõ đã tiêm vắc xin hay mắc thủy đậu chưa, thì có thể tiến hành xét nghiệm máu để xác định khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, loại vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu không được khuyến khích cho những đối tượng sau đây:
– Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
– Nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu
– Những người dị ứng với kháng sinh Neomycin hay Gelatin
4. Cách điều trị bệnh thủy đậu
Tương tự nhiều loại bệnh khác, thủy đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì thủy đậu là bệnh lành tính, bạn vẫn có thể điều trị tại nhà, dựa theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu bạn không may gặp biến chứng do bệnh thủy đậu gây nên, thì cần điều trị nội trú tại bệnh viện và tuân thủ liệu trình được đưa ra từ bác sĩ. Để bệnh nhanh hết, khi điều trị thủy đậu tại nhà, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
– Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm dễ thấm hút mồ hôi (để hạn chế việc tiếp xúc với các nốt mụn nước).
– Tránh ra gió, dịch từ các nốt mụn nước có thể làm bệnh lây lan sang vị trí khác, do đó bạn không nên gãi vào chúng.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ (có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn có tính dịu nhẹ), dùng nước có độ ấm vừa phải để tắm, tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh hay nước có nhiệt độ quá cao.
– Chủ động cách ly bệnh nhân tại phòng riêng, để ngăn ngừa sự lây nhiễm cho người khác.
– Khi thấy cơ thể xuất hiện những biến chứng do bệnh thủy đậu tạo thành, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất được được thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc cần quan tâm những điều sau:
– Riêng với những nốt mụn nước xuất hiện trên khắp cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc tím để thoa đều lên vùng có mụn. Loại thuốc này có khả năng kháng viêm và hạn chế sự hình thành sẹo trên da.
– Một khi những nốt mụn nước bị vỡ, bệnh nhân có thể tận dụng dung dịch xanh Methylen thoa đều lên chúng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc mỡ Tetaxilin hoặc mỡ Penixilin, cũng như thuốc đỏ.
– Người bệnh là trẻ dưới 6 tháng tuổi hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai, không được dùng những sản phẩm kem trị ngứa có thành phần Phenol.
5. Bệnh thủy đậu nên ăn gì? Người mắc bệnh thủy đậu cần kiêng những gì?
Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn uống cũng tác động lớn đến quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, nhờ đó tình trạng bệnh cũng được cải thiện hiệu quả. Ngược lại, nếu người bệnh ăn uống “vô tội vạ” sẽ ảnh hưởng xấu đến bệnh, đôi khi khiến thời gian hết bệnh lâu hơn.
Những thực phẩm nên bổ sung:
– Bệnh nhân thủy đậu cần thêm vào thực đơn các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, C,… chẳng hạn như: Cà rốt, bông cải, măng tây,…
– Bạn nên ưu tiên các món ăn chứa nhiều kẽm, nó sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời tạo cảm giác ngon miệng: Ngũ cốc, các loại đậu, nấm,…
– Người bệnh đừng bỏ qua thực phẩm có hàm lượng canxi, magie dồi dào, cụ thể: Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,…
– Bổ sung đầy đủ nước, có thể dùng các loại nước ép hoa quả,…
Những thực phẩm cần kiêng:
– Hạn chế những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay và nóng: Mù tạt, ớt, gừng,…
– Để các nốt mụn nước không phồng rộp, cũng như ngăn ngừa quá trình phát ban khi bị thủy đậu, bạn nên sử dụng ít nhất có thể các món ăn quá mặn, chứa nhiều muối.
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (thịt, sữa,…) là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng viêm và mụn đỏ lâu lành.
– Những món ăn có thành phần axit như trà, các loại cà phê, ca cao là “nguồn cội” làm tổn thương các vị trí nổi mụn nước.
– Loại bỏ nếp ra chế độ ăn uống hằng ngày, vì nó có thể khiến các nốt mụn nước tạo mủ và sưng.
6. Bệnh thủy đậu có tắm được không?
Nhiều người quan niệm rằng, khi mắc bệnh thủy đậu không nên tắm, việc này khiến bệnh lâu hồi phục. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ các chuyên gia, thì bệnh nhân thủy đậu có thể tắm bình thường, nhưng phải tắm đúng cách. Sau đây là cách tắm dành cho bệnh nhân thủy đậu, bạn có thể tham khảo:
– Tốt nhất, người bệnh chỉ nên tắm từ 5 đến 10 phút.
– Trong quá trình tắm không được tác động mạnh lên các nốt mụn nước.
– Người mắc bệnh thủy đậu chỉ nên tắm qua với nước ấm được pha với muối loãng, hoặc có thể sử dụng các loại xà phòng trung tính để làm sạch bề mặt da và hạn chế các cơn ngứa.
– Khi tắm xong, bạn nên lau khô người với khăn mềm.
– Vệ sinh sạch sẽ bồn tắm, các vật dụng trước và sau mỗi lần tắm.
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị bệnh hợp lý, căn bệnh này có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, hãy thực hiện tiêm phòng sớm nhất có thể. Hy vọng những nội dung được đề cập bên trên, có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Cùng Organika Việt Nam bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện bạn nhé!