Các mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ sơ sinh, bố mẹ bỉm cần biết!
Khoảnh khắc chào đón con yêu ra đời là niềm hạnh phúc vô bờ bến của các bậc làm cha làm mẹ. Song song với niềm vui ấy là những lo lắng về sức khỏe của bé. Một trong những việc làm quan trọng để bảo vệ con là lên một lịch tiêm chủng đầy đủ. Liệu bố mẹ đã biết các mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ sơ sinh trong những tháng năm đầu đời chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm phòng đầy đủ?
Từ khi bé chưa chào đời, bố mẹ đã háo hức chuẩn bị nhiều thứ. Nào là quần áo mới, thực phẩm bổ dưỡng, áp dụng các phương pháp chăm sóc trẻ tiên tiến,… Bao điều tốt đẹp bố mẹ luôn muốn dành hết cho con. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chuẩn bị thêm kiến thức về các loại vắc xin. Trẻ ngay từ khi lọt lòng cần phải được tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.
Hệ miễn dịch của non nớt, một tác nhân nhỏ tấn công cũng đủ làm trẻ nhiễm khuẩn. Do đó, bố mẹ nhất định phải ghi nhớ lịch tiêm chủng cho bé để tiêm phòng đầy đủ.
Suốt 9 tháng 10 ngày, bé đã quen với môi trường ấm áp, “vô lo, vô nghĩ”, bình yên trong bụng mẹ. Bé trong bụng mẹ ăn, ngủ và nhận chất dinh dưỡng, cũng như kháng thể từ mẹ để phát triển. Sau khi chào đời, lượng kháng thể giảm dần theo thời gian. Cộng với việc bé phải đối mặt với một môi trường hoàn toàn mới. Nơi có rất nhiều điều lạ lẫm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Sự thay đổi đột ngột từ không gian chật hẹp sang không gian rộng lớn, từ nhiệt độ ổn định sang nhiệt độ thay đổi thất thường khiến bé dễ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh. Bé được chăm sóc đúng cách, hệ miễn dịch sẽ sản sinh lượng kháng thể nhằm tiêu diệt các kháng nguyên lạ mặt xâm nhập.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn hay ốm vặt, bố mẹ phải làm sao?
Các mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Khi nào tiêm là tốt nhất?
Một số loại vắc xin có “cột mốc vàng”. Nghĩa là, tiêm đúng lịch, tiêm đúng thời điểm đó, vắc xin sẽ được phát huy tối đa hết công dụng nhất, đặc biệt là đối với trẻ sinh non. Bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm nào cũng đồng nghĩa với việc để bé đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một số mũi tiêm phòng bố mẹ nên cho bé tiêm:
Vắc xin viêm gan B.
Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B ngay sau sinh, trong vòng 24 giờ. Sau đó, bé cần được tiêm nhắc lại khi tròn 1-2 tháng tuổi và thêm mũi tiêm bằng 1/3 liều khi bé 6 tháng -1.5 tuổi.
Vắc xin bệnh bạch cầu.
Bạch hầu là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính. Các vùng tuyến hạnh nhân, cổ họng, thanh quản và mũi sẽ xuất hiện các giả mạc, gây nhiễm khuẩn. Bé từ 2 – 8 tuần tuổi cần tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể kháng độc tố.
Vắc xin thủy đậu.
Virus này lây lan với tốc độ khủng khiếp. Thủy đậu là nguồn cơn dẫn đến bị bệnh zona thần kinh. Tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đi tiêm ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào tầm 4 đến 6 tuổi.
Vắc xin bệnh viêm não Nhật Bản B.
Trẻ em từ 9-12 tháng tuổi đã có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần sử dụng loại vắc xin khác nhau để bảo vệ tối ưu.
Vắc xin sởi, rubella.
Sởi là truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới. Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, bé cần tiêm 2 mũi vắc xin này. Mũi 1 khi bé tròn 12 tháng tuổi, mũi 2 khi bé 4-6 tuổi.
Vắc xin bệnh lao.
Vắc xin được khuyến khích tiêm càng sớm càng tốt. Đối với trẻ sơ sinh nên tiêm trước 28 ngày tuổi. Khi nhiễm vi khuẩn lao, bé dễ bị các biến chứng nghiêm trọng về phổi. Nếu không được phòng ngừa, bệnh lao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, hạch bạch huyết, tổn thương xương, não bộ, khiến bé bị ốm nặng.
Vắc xin ho gà.
Mẹ bầu nên tiêm vắc xin ho gà trong giai đoạn mang thai. Bé sẽ nhận được kháng thể ho gà từ nhau thai của mẹ để chống lại bệnh khi mới sinh ra. Sau đó, bé nên được tiêm vaccine bắt đầu từ tháng thứ 2.
Vắc xin uốn ván.
Tiêm uốn ván được chia làm 5 lần. Ba mũi đầu tiên được tiêm khi bé tròn 2, 3 và 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại khi bé 5-20 tháng tuổi, sau đó cứ 5-10 năm tiêm tiếp một mũi.
Vắc xin bại liệt.
Bại liệt là bệnh có thể gây tê liệt, thậm chí tử vong. Đối với vắc xin OPV, vào giai đoạn 2, 3 và 4 tháng tuổi bé cần được uống 3 liều vắc xin bại liệt (OPV). Đến tháng thứ 5, bé cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin nhắc lại. Ngoài ra, còn có vắc xin IPV, loại này được tiêm vào 2, 4, 6 tháng đến 18 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Vắc xin phòng bệnh do HIB (vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B).
Một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, gây viêm màng não. Bệnh này thường nhắm tới trẻ dưới 5 tuổi. Thời điểm nên tiêm là vào 2 – 4 tháng tuổi và tiêm nhắc vào lúc 16-18 tháng.
Tùy vào loại vắc xin, có loại chỉ cần tiêm một lần. Bên cạnh đó còn có các mũi tiêm cho bé cần tiêm nhiều lần để đạt được hiệu quả bảo vệ. Sau khi đã tạo được “rào chắn”, một số loại cần tiêm nhắc lại để tăng cường khả năng bảo vệ. Nếu bố mẹ chưa hiểu rõ về công dụng, lịch tiêm phòng của bất kỳ loại vắc xin vào thì hãy đến với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Xem thêm: Khám phá: Mối liên hệ giữa tháng sinh và sức khỏe của trẻ.
Những lưu ý quan trọng khi bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng.
Bố mẹ còn nhiều băn khoăn, lo lắng về việc chuẩn bị cho bé đi tiêm. Để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý những điều gì?
Trước khi tiêm vắc xin.
- Tắm rửa sạch sẽ cho bé trước khi đi tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thẳng thắn chia sẻ mọi lo lắng và đặt câu hỏi cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Mang theo sổ tiêm chủng, danh sách các loại thuốc bé đang dùng và thông tin về sức khỏe của bé để bác sĩ tham khảo.
- Luôn ghi chép đầy đủ lịch tiêm phòng cho trẻ để theo dõi quá trình tiêm phòng.
Chăm sóc sau khi tiêm vắc xin.
- Ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe và phản ứng của vắc xin sau khi tiêm
- Nếu bé có biểu hiện bất thường như sốt cao, khó thở, sốc, hãy báo ngay cho nhân viên y tế.
- Trong 24 tiếp theo, bố mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu lạ của bé phát hiện sớm các phản ứng phụ bất thường.
- Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ sốt (nếu bác sĩ yêu cầu), uống thêm sữa và thật nhiều nước.
Một số trường hợp cần hoãn lịch tiêm.
- Sức khỏe hôm đó của bé không tốt.
- Bé có tiền sử phản ứng với vắc xin, sốc thuốc.
- Trẻ có bệnh nền như suy giảm chức năng: Tim, hô hấp, gan, thận, tuần hoàn,…
- Trẻ dưới 2kg hoặc có nhiệt độ cơ thể quá cao (trên 37.5 độ C) hoặc quá thấp (dưới 35.5 độ C).
Tiêm vắc xin được thực hiện trên trẻ sơ sinh có tình trạng sức khỏe khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ nên chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín để bảo vệ sức khỏe của con.
Qua bài viết, bố mẹ đã biết thêm về các mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Khi nhìn thấy con mình khỏe mạnh, vui cười, bố mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và yên tâm. Đầu tư cho sức khỏe từ khi còn nhỏ sẽ giúp bé có một nền tảng vững chắc để chống lại bệnh tật về lâu dài.