Trẻ biếng ăn hay ốm vặt, bố mẹ phải làm sao?
Bố mẹ nào cũng mong muốn con yêu khỏe mạnh, bụ bẫm. Thế nhưng, mùa đông về kéo theo sự sinh sôi của nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Không người lại đau đầu vì tình trạng trẻ biếng ăn hay ốm vặt liên miên. Mỗi lần con sốt, ho, bố mẹ lại như “ngồi trên đống lửa”. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ hay ốm vặt và biếng ăn? Làm thế nào để giúp con yêu khỏe mạnh hơn?
Vì sao trẻ hay bị ốm vặt?
Hầu hết trẻ em đều trải qua giai đoạn ốm vặt trong những năm đầu đời. Hệ miễn dịch của trẻ em vốn còn non yếu và đang trong giai đoạn hình thành. Bởi vậy, trẻ dễ dàng trở thành “tầm ngắm” của nhiều vi khuẩn gây hại. Ốm vặt không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Ban đầu bé bị cảm ho, sốt nhẹ, sổ mũi… Song, nếu kéo dài dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, ốm vặt khiến trẻ vô cùng mệt mỏi, quấy khóc không ngừng. Con còi cọc biếng ăn, suy dinh dưỡng khiến cha mẹ khỏi lo lắng. Vậy điều gì khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh?

Hệ tiêu hóa yếu
Bố mẹ luôn tìm đủ mọi cách để bổ sung dưỡng chất cho con. Nhưng liệu hệ tiêu hóa của bé đã đủ “khỏe” để đáp ứng mọi chất dinh dưỡng?
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa tiêu hóa tốt thức ăn. Vi khuẩn đường ruột và men tiêu hóa cũng chưa đủ. Điều này gây ra nhiều vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, thậm chí biếng ăn. Hệ tiêu hóa kém khiến trẻ lười ăn, chán ăn. Bên cạnh đó, chế độ ăn không cân đối, thói quen ăn uống không khoa học như ép ăn, bỏ bữa càng làm tình trạng này nghiêm trọng hơn. Nếu kéo dài, trẻ sẽ thiếu chất, chậm lớn và tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, thiếu hụt dinh dưỡng làm suy giảm hệ miễn dịch, chức năng não bộ. Vì lẽ đó, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn và không đủ sức để chống lại bệnh tật.
Sức đề kháng kém
Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể tự nhiên và quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh. Nhờ đó, bé có một lớp phòng thủ ban đầu vững chắc. Khi lớn lên, trẻ chưa đủ sức đề kháng nhưng lại phải thường xuyên phải đối mặt những đổi của môi trường xung quanh. Cơ thể bé chưa đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Đề kháng kém khiến trẻ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng. Tình trạng ốm vặt kéo ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cản trở sự phát triển của trẻ. Bé con luôn ốm yếu, mệt mỏi, chẳng có chút sức lực nào để vui đùa.
Nhà trẻ, trường mầm non là nơi thường xuyên tiếp xúc nhiều bạn bè. Môi trường dễ dàng lây nhiễm các bệnh như sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sởi. Nguy hiểm gần đây là bệnh bạch hầu – Đại dịch thế hệ mới, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ không được lơ là chủ quan trong việc tăng cường đề kháng cho bé.
Xem thêm: Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng mùa tựu trường.
Môi trường vệ sinh kém
Ô nhiễm môi trường là một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Không khí ngột ngạt bởi khói bụi,, nước và đất không sạch, chứa đầy vi khuẩn và virus gây bệnh. Khi tiếp xúc với yếu tố độc hại này, hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải, không kịp thích ứng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Lâu dần sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, viêm da dị ứng. Đó là lý do tại sao bé hay cảm lạnh, sổ mũi, ho nhẹ,…Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Khi thấy con trẻ biếng ăn hay ốm vặt, bố mẹ nào cũng lo lắng, cuống quýt tìm mọi cách để con nhanh khỏi bệnh. Nhiều người đã vội vàng mua đủ loại thuốc, trong đó có cả kháng sinh. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rằng bệnh cúm thường do virus gây ra. Trong khi đó, kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.
Cho bé uống kháng sinh bừa bãi thuốc kháng sinh liều cao vừa không hết bệnh, vừa gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Các chức năng của gan thận, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng làm thể trạng bé yếu đi, gây suy giảm miễn dịch. Khi con bị ốm, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà.
Bố mẹ phải làm sao khi bé hay bị ốm vặt?
Chỉ cần thay đổi thời tiết một chút, bé yêu nhà mình đã dễ dàng bị ốm vặt. Cảm sốt, ho dai dẳng kéo dài bé yêu nhà mình mệt nhoài. Nhìn con biếng ăn, không còn sức để vui chơi, lòng bố mẹ như cắt.

Chăm con thật khéo với những cách sau để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt ở trẻ nhé!
- Bổ sung vitamin tổng hợp cho bé bao gồm vitamin A, C, D, E, kẽm, selen, canxi…qua chế độ ăn uống. Hãy khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để tạo ra món ăn hấp dẫn, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Nếu bé có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ, khó thở, tiêu chảy,… bố mẹ cân nhắc loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi khẩu phần ăn của bé.
- Bé yêu cần được tắm rửa sạch sẽ để làn da luôn thơm tho.
- Môi trường sống sach sẽ, thoáng mát
- Bữa ăn của bé luôn đảm bảo chín kỹ, uống sôi để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt.
- Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời. Ánh nắng buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, hãy dành 15-20 phút mỗi ngày để bé tắm nắng
- Khi bé ốm, hãy giữ bé tránh tiếp xúc với người khác để phòng bệnh lây lan.
- Đảm bảo bé được ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng

Tần suất ốm vặt trong năm của trẻ quá nhiều là dấu hiệu điển hình của tình trạng suy giảm miễn dịch. Khi bé hay ốm đau, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Bé sẽ mau chóng hồi phục và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.