Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Chuyên gia nói gì về căn bệnh này?

Bệnh hen suyễn hay còn được biết đến với tên gọi là hen phế quản. Căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và cả nam lẫn nữ. Nó tạo sự khó chịu và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy hen suyễn hiểu đúng là như thế nào? Nguyên nhân hình thành căn bệnh này ra sao? Có cách nào để phòng ngừa hen suyễn không? Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra cho loại bệnh này. Để có được câu trả lời chi tiết và chính xác nhất, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Theo các chuyên gia thì hen suyễn thuộc bệnh lý liên quan đến hô hấp mãn tính. Nó được hình thành do cơ thể có sự phản ứng với những dị ứng nguyên, chúng liên quan chặt chẽ đến các yếu tố về mặt di truyền, cũng như những tác nhân khách quan từ môi trường xung quanh. 

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày

Đừng chủ quan với căn bệnh này, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, tác động nhiều vào sinh hoạt và hoạt động thể chất của người bệnh. Thêm vào đó, sen suyễn là một trong những bệnh lý hiện chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các đối tượng không may mắc hen suyễn nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn, thì tình trạng bệnh có thể được kiểm soát tốt, giảm các triệu chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân nào hình thành hen suyễn

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn chưa được xác định, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra các khẳng định cụ thể. Theo đó, tác nhân hình thành bệnh là sự kết hợp giữa hai yếu tố môi trường và di truyền. Quá trình phơi nhiễm với những dị nguyên là lý do khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên khía cạnh lâm sàng. Bên cạnh đó, phản ứng của cơ thể trước những yếu tố khởi phát là “nguồn gốc” dẫn đến nhiều biểu hiện bất thường tại đường hô hấp, chẳng hạn như: Co thắt phế quản, tăng sự tiết dịch nhầy, hiện tượng viêm phế quản.

Hiện tại chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hen suyễn
Hiện tại chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hen suyễn

Sau đây là một trong số những yếu tố dị nguyên gây nên bệnh hen suyễn:

– Bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi khuẩn, virus tạo ra.

– Thời tiết lạnh, bụi bẩn, khói từ thuốc lá, những hóa chất hòa lẫn trong không khí.

– Quá trình tập luyện thể lực sai cách, xúc cảm mạnh, thường xuyên stress.

– Sử dụng một số loại thuốc có chứa: Ức chế beta, naproxen, aspirin,…

– Dùng các thức ăn hay nước uống chẳng hạn như: Tôm, hoa quả sấy khô, khoai tây được chế biến sẵn, các loại nước uống có cồn,…

– Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. 

3. Dấu hiệu nhận biết sen huyễn

Trên lâm sàng, các dấu hiệu liên quan đến hen suyễn sẽ thay đổi tùy theo từng đối tượng. Bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải những cơn hen phế quản hoặc chỉ sau khi các yếu tố khởi phát như không khí lạnh. 

Có khá nhiều dấu hiệu giúp phát hiện bệnh hen suyễn
Có khá nhiều dấu hiệu giúp phát hiện bệnh hen suyễn

Bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh hen suyễn thông qua các triệu chứng sau: 

– Quá trình thở diễn ra nhanh và thở dốc nhiều

– Có biểu hiện ho kèm theo khạc đờm, trường hợp nặng hơn khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên.

– Người bệnh sẽ thở khò khè hoặc thở rít (thông thường bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng này để chẩn đoán hen suyễn ở các bé).

– Thường xuyên có cảm giác đau tức ngực, bóp nghẹn.

– Xuất hiện hiện tượng rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở gây nên.

Một khi tình trạng bệnh tiến triển xấu, người bệnh sẽ có tần suất đối mặt với những cơn hen nhiều hơn, sự khó thở trở nên rất nặng nề. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thuốc cắt cơn hen đều đặn. 

4. Cách phòng ngừa hen suyễn hiệu quả

Như đã nói ở phần trên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa biết rõ nguyên nhân tạo ra bệnh hen suyễn. Vì vậy, hiện chưa có biện pháp nào giúp hỗ trợ phòng ngừa hen phế quản triệt để. Tuy nhiên, những ai không may bị hen suyễn có thể dự phòng những cơn hen thông qua các phương pháp sau: 

– Xác định cụ thể và tránh tiếp xúc với những nguyên nhân dị nguyên khởi phát các cơn hen.

– Nhận diện một số dấu hiệu báo trước cơn hen ho, thở dốc hoặc thở rít.

– Tiến hành điều trị những cơn hen sớm nhất có thể, việc này giúp dự phòng được các đợt hen cấp phát triển ngày một nghiêm trọng hơn. 

– Đảm bảo tuân thủ mọi hướng dẫn và phương pháp điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc, cho dù các triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

– Tạo thói quen tái khám bệnh thường xuyên, liên hệ với bác sĩ khi phát hiện các cơn hen dần trở nặng.

5. Tổng hợp những cách trị hen suyễn hiện nay

Cho đến hiện tại, tương tự một số căn bệnh khác hen suyễn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình hỗ trợ điều trị với mục đích kiểm soát các triệu chứng đóng vai trò cực kỳ hữu ích. Nó giải quyết được các vấn đề tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

Khi điều trị hen suyễn cần tuân thủ mọi hướng dẫn từ bác sĩ
Khi điều trị hen suyễn cần tuân thủ mọi hướng dẫn từ bác sĩ

Cụ thể, điều trị hen suyễn nhằm các mục tiêu sau:

-Hỗ trợ nhận diện và phòng ngừa những yếu tố khởi phát cơn hen

– Can thiệp các loại thuốc đặc trị, để kiểm soát các triệu chứng hen suyễn hiệu quả.

Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp qua những loại thuốc thường được chỉ định dùng cho bệnh nhân hen suyễn. Bạn có thể tham khảo qua, tuy nhiên không được tự ý sử dụng, trước khi dùng phải hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn.

-Thuốc Corticoid ở dạng hít: Đây là loại thuốc được nhiều người dùng nhất trong suốt giai đoạn điều trị bệnh. Nó có tác dụng hạn chế tình trạng viêm ở vị trí phế quản. 

– Thuốc Corticosteroid ở dạng uống: Nó nổi bật với tác dụng làm giảm nhanh chóng các cơn hen, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. 

– Thuốc kháng Leukotriene: Loại thuốc này đa phần được dùng trong trường hợp hen nhẹ, và thường kết hợp sử dụng chung với các loại thuốc điều trị khác.

– Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn/dài (SABAS/LABAS): Đây là loại thuốc có khả năng giãn phế quản, mục đích cắt cơn hen. 

– Thuốc Omalizumab: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng trong trường hợp hen xuất hiện do dị ứng giảm lượng ige tự do. 

Nội dung bài viết trên chủ yếu đề cập đến những thông tin liên quan về bệnh hen suyễn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh gây nhiều bất tiện này. Đối với những ai không may bị hen suyễn, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh từ bác sĩ, đảm bảo sử dụng đúng các loại thuốc kê đơn, đồng thời phải thay đổi lối sống, nghề nghiệp,… để tránh tiếp xúc với những dị nguyên gây khởi phát cơn hen. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết, chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!