Bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm
Bệnh sởi được biết đến là một trong những căn bệnh có tính lây nhiễm cao. Nhiều năm qua, bệnh sởi được xem là mối đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người, đặc biệt là đối tượng trẻ em có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi là gì? Bệnh sởi hiện nay có cách điều trị hoàn toàn hay chưa? Bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm lời giải đáp cụ thể hơn cho những thắc mắc bên trên nhé!
1. Bệnh sởi là gì?
Theo các chuyên gia, bệnh sởi thuộc bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua hệ thống đường hô hấp. Nó được hình thành từ virus ARN, được biết loại virus này thuộc giống Morbillivirus, đồng thời họ của nó chính là Paramyxoviridae. Những năm qua, bệnh sởi được ghi nhận đã xuất hiện nhiều trong cộng đồng, với tỷ lệ lây truyền cao. Trong số đó, sởi nhiều lần đã trở thành các vùng dịch, đe dọa lớn đến tính mạng con người.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối tượng dễ mắc bệnh sởi là trẻ nhỏ, chủ yếu ở các bé dưới 10 tuổi, và bị nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy vậy, loại bệnh này vẫn có thể hình thành ở người lớn, nhất là nhóm đối tượng chưa thực hiện tiêm phòng, cũng như chưa từng mắc bệnh trước đây.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi?
Như đã đề cập ở phần trên, thì bệnh sởi được các chuyên gia nhận định là hình thành bởi virus ARN. Sau một khoảng thời gian ngắn, khi đã qua giai đoạn phát ban, virus sởi được xác định xuất hiện nhiều trong dịch tiết ở mũi hầu, máu, cũng như nước tiểu.
Con đường truyền nhiễm bệnh của sởi chủ yếu thông qua đường hô hấp. Cụ thể, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh sởi nếu tiếp xúc trực tiếp các giọt hô hấp chẳng hạn như: Nước mũi, nước bọt,… từ người bệnh, khi họ có biểu hiện hắt hơi, ho hay thậm chí là nói chuyện thông thường. Bên cạnh đó, việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như: Bàn chải đánh răng, khăn, ly uống nước,.. cũng là “nguồn cội” khiến bạn mắc bệnh.
Cho đến hiện tại, cách phòng ngừa bệnh sởi hữu hiệu nhất là thực hiện tiêm vắc – xin đầy đủ theo sự hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, khi phát hiện người bệnh sởi, bạn cần cách ly bệnh nhân, đặc biệt tránh tụ tập đông người, để hạn chế lây lan. Khi có nhu cầu gặp người bệnh, bạn cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
3. Dấu hiệu, triệu chứng giúp nhận biết bệnh sởi
Bệnh sởi được nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng khởi đầu như: Sốt, sổ mũi, ho khan, ăn uống không ngon miệng, viêm màng kết mạc mắt, đau họng,… Trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, bệnh bắt đầu gây ra tình trạng nổi ban đỏ. Lúc đầu, các nốt ban chỉ xuất hiện ở vùng mặt, về sau sẽ nhanh chóng lan ra toàn cơ thể. Một số trường hợp, bệnh sởi kết thúc với hiện tượng tróc vảy, giảm lượng bạch cầu.
Nếu bệnh sởi không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ có nguy cơ tạo ra những biến chứng nguy hiểm: Viêm tai giữa, não và thanh khí phế quản cũng rơi vào tình trạng viêm, bệnh nhân sẽ tiêu chảy thường xuyên,… Tỉ lệ tử vong do bệnh sởi gây ra ở trẻ em rất cao, mà nguyên do chủ yếu là do viêm phổi, và một số khác là viêm não.
Những dấu hiệu và triệu chứng của sởi khá giống một số loại bệnh khác, do đó nó dễ gây ra sự nhầm lẫn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh lây nhiễm nhiều trong cộng đồng.
4. Cách điều trị bệnh sởi
4.1. Điều trị bệnh sởi ở người lớn
Trong trường hợp bệnh sởi xuất hiện ở đối tượng là người lớn tuổi, bác sĩ sẽ tập trung vào những đặc điểm sau:
– Nếu bệnh nhân có biến chứng viêm não: Thực hiện chống viêm, hạn chế tình trạng co giật cũng như chống hiện tượng phù não.
– Người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn: Để không xảy ra những biến chứng khó lường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
– Tiến hành đưa bệnh nhân mắc sởi đến những bệnh viện từ cấp huyện trở lên. Đối với người bệnh, cần tuân thủ mọi tư vấn và hướng dẫn từ cơ sở y tế, để hạn chế tối đa tỉ lệ truyền nhiễm.
– Bên cạnh đó, những phương pháp điều trị bệnh sởi khác cũng được áp dụng nhiều như: Thực hiện hút thông đờm dãi, bổ sung nước điện giải, hỗ trợ quá trình cho hấp cho bệnh nhân,…
4.2. Điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh sởi, người thân cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nhận được hướng điều trị phù hợp nhất. Những phương pháp điều trị cho trẻ mắc bệnh sởi thông thường như:
– Hạ sốt: Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc paracetamol, loratadin, diphenhydramin, các loại thuốc ho, long đờm, lau mát,…
– Sử dụng một số kem bôi ngoài da.
– Tiến hành sát trùng mũi và họng: Dùng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng nhỏ mũi, nhỏ mắt,…
– Dựa vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra các loại kháng sinh, thuốc đặc trị thích hợp. Lưu ý, bạn phải tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng mà bác sĩ đã chỉ định.
Bên viết trên nhằm cung cấp cho bạn đọc những nội dung liên quan đến bệnh sởi. Bạn đừng chủ quan với căn bệnh này, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và tồi tệ nhất là đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn và gia đình nên chủ động tiêm phòng sớm nhất có thể. Thêm vào đó, để đảm bảo sức khỏe của bản thân bạn cần tập thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Mọi thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website Organika Việt Nam để nhận được tư vấn từ các dược sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.