Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe và đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Để làm rõ nguyên nhân gây bệnh, cũng như cách phòng ngừa đái tháo đường. Hãy cùng Organika đi tìm câu trả lời qua bài viết!
Bệnh tiểu đường được xem là kẻ giết người thầm lặng. Bởi những tiến triển của bệnh chỉ diễn ra âm thầm, lặng lẽ mà không có các biểu hiện rõ rệt. Nếu tiểu đường không kiểm soát tốt sẽ gây ra những biến chứng khó lường cho người bệnh.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do nồng độ Insulin trong cơ thể không ổn định. Thông thường, lượng đường trong máu khi đói sẽ thấp hơn so với mức bình thường, mức độ an toàn phải dao động từ 70 – 100 mg/dL hoặc 3,9 – 5,6 mmol/L. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói vượt quá 126mg/dL (7mmol/L) thì đây là một dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường.
Trong trường hợp bị tiểu đường nhưng vẫn kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì sẽ đảm bảo chỉ số đường trong máu ở mức an toàn gần giống người bình thường và hạn chế được những biến chứng tác động xấu đến sức khỏe.
Dựa vào tình trạng bệnh và những đặc điểm, bệnh tiểu đường được phân loại như sau: Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
- Tiểu đường tuýp 1: Cơ thể người bệnh không sản sinh được nồng độ Insulin, phải sử dụng Insulin nhân tạo mỗi ngày.
- Tiểu đường tuýp 2: Người mắc đái tháo đường tuýp 2 sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng Insulin, các tế bào sẽ vô hiệu với Insulin dù cơ thể vẫn sản xuất ra Insulin.
- Tiểu đường thai kỳ: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, chỉ xảy ra ở một số trường hợp và có thể hết sau một thời gian.
2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Thông thường, triệu chứng bệnh tiểu đường của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung là nồng độ Glucose trong máu cao hơn mức cho phép. Các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu thường rất nhẹ hoặc không có bất kỳ triệu chứng nên người bệnh rất khó nhận biết, đến khi bệnh có những chuyển biến nặng thì có những biểu hiện rõ rệt.
2.1. Tiểu đường tuýp 1
Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:
– Thường xuyên cảm thấy đói và mệt mỏi hơn bình thường.
– Khát nước và đi tiểu nhiều lần hơn, ở người bình thường trung bình mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần. Nếu vượt quá con số này có thể là một dấu hiệu của đái thường đường.
– Sụt cân bất thường do cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
– Khô miệng, khô da và bị ngứa da do cơ thể bị mất nước.
2.2. Tiểu đường tuýp 2
Những triệu chứng của người bị tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm và khó nhận biết hơn tuýp 1. Tuy nhiên, tiểu đường dạng này cũng có những biểu hiện tương tự như tuýp 1. Người bệnh có thể nhận biết đái tháo đường tuýp 2 qua các biểu hiện sau: Thị lực suy giảm, cơ thể nhanh đói và ăn nhiều, vết thương lâu lành, rối loạn tình dục, nhiễm trùng…
2.3. Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thai phụ cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường thì đó có thể biểu hiện cần được lưu ý. Bệnh được phát hiện khi thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose đường ống 3 mẫu ở tuần 28 của thai kỳ.
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
Insulin là một loại hormone được sản sinh ở tuyến tụy, có tác dụng chuyển hóa các chất Carbohydrate và các mô mỡ thành năng lượng cho cơ thể. Giúp giảm lượng đường trong máu, bằng cách cho Glucose xâm nhập vào tế bào, sau đó chuyển đổi thành năng lượng. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường thì quá trình này bị cản trở bởi nhiều nguyên nhân.
– Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể không tự sản xuất được Insulin. Ngoài ra, còn bị tác động bởi một số yếu tố như: Di truyền, hệ miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống nhiễm khuẩn hay nhiễm độc tố.
– Tiểu đường tuýp 2: Tương tự tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến những yếu tố sau: Di truyền, yếu tố môi trường, bệnh béo phì, người ít vận động, người có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc tiền đái tháo đường, cholesterol và triglyceride cao…
– Tiểu đường thai kỳ: Trong giai đoạn phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ có nhiệm vụ tiết hormone để nuôi dưỡng thai nhi. Các hormone này sẽ khiến cho các tế bào trong cơ thể kháng Insulin khiến lượng đường huyết tăng lên, dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố gồm: Người thừa cân, trên 25 tuổi, chế độ ăn uống không lành mạnh, sinh con nặng trên 4kg, di truyền, có hội chứng đa nang (PCOS).
4. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Khi lượng đường trong tăng máu cao, thời gian mắc bệnh càng lâu sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và gây ra những biến chứng khôn lường như: Bệnh tim mạch, ảnh hưởng thần kinh, các vấn đề về thận, mất thính lực, suy giảm trí nhớ, bệnh võng mạc, thị lực giảm, nhiễm trùng và vết thương lâu lành.
Đối với tiểu đường thai kỳ mặc dù có thể hết sau sinh, tuy nhiên vẫn tồn tại một số biến chứng đáng ngại cho sức khỏe mẹ và bé mà thai phụ cần cảnh giác:
– Biến chứng đối với mẹ: Sinh non, tăng huyết áp, sảy thai, tiền sản giật, sản giật, nhiễm khuẩn tiết niệu, đa ối khi mang thai, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mang thai lần hai.
– Biến chứng đối với con: Dị tật sơ sinh, chậm phát triển trong tử cung, lượng đường trong máu thấp, thai to, tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2.
5. Làm gì để không bị bệnh tiểu đường?
Đái tháo đường là một căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Để ngăn chặn căn bệnh này, thì việc thiết lập một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học chính là bí quyết mà mỗi người áp dụng.
Một số biện pháp rất phòng ngừa bệnh tiểu đường có thể kể đến:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho sức khỏe, hạn chế những thực phẩm ít chất béo, nhiều calo và nhiều chất xơ.
- Tích cực ăn nhiều trái cây, rau củ quả, rau xanh và ngũ cốc.
- Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp và duy trì thói quen tập luyện thường xuyên.
- Kiểm soát tốt cân nặng tránh tình trạng thừa cân béo phì, giảm cân nếu thừa cân.
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nguy hiểm hiện nay, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng con người. Vậy nên, khi nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn. Cùng với đó chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa, đây chính là giải pháp “hữu hiệu” bảo vệ sức khỏe của mỗi người.