Bí kíp điều trị sổ mũi ngay tại nhà vào mùa lạnh

Tiếng hắt hơi, sụt sịt hòa vào nhau đã trở thành âm thanh quen thuộc mỗi dịp đông về. Cảm giác ngứa ngáy mũi như thể có chướng ngại vật tắc nghẽn ở mũi thật sự rất khó chịu. Vậy làm sao để đối phó với tình trạng này mà không phải sử dụng thuốc? Học lõm ngay những bí kíp điều trị sổ mũi ngay tại nhà dưới đây nhé. 

Vì sao nhiều người bị sổ mũi vào mùa lạnh?

Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc trời chuyển lạnh, nhiều người thường bị sổ mũi liên tục. Kể cả khi không hắt hơi, cảm giác ngứa ngáy và chảy nước mũi vẫn xuất hiện. Đây là do niêm mạc mũi bị kích ứng và viêm, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy quá nhiều. Thông thường, mũi đóng vai trò như một lớp màng lọc. Nó ngăn chặn bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể khi thở. Tuy nhiên, khi niêm mạc bị viêm sưng và kích ứng, quá trình lọc này bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến chảy nước mũi không kiểm soát.

Ngứa mũi dị ứng thời tiết thường hoành hàng vào mùa đông.
Ngứa mũi dị ứng thời tiết thường hoành hàng vào mùa đông.

Thời tiết giá lạnh, hanh khô khiến bệnh chảy mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có vẻ lạ nhưng chảy mũi chính là một phản ứng tự vệ thông minh của cơ thể. Khi virus cảm lạnh hoặc bụi bẩn xâm nhập vào mũi, giữ cho đường hô hấp trên sạch sẽ. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích niêm mạc mũi và xoang làm cho mũi tự tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Do tai, mũi, họng gắn kết với nhau nên nước mũi quá nhiều sẽ chảy ngược, tạo nên đờm ở cổ họng dẫn đến ho khan. 

Ngoài yếu tố thời tiết, sổ mũi còn có thể do rất nhiều nguyên nhân như: Viêm xoang, dị ứng ô nhiễm không khí, viêm VA, polyp mũi, khối u mũi, lệch vách ngăn mũi, cảm cúm. 

Hắt hơi, sổ mũi có nguy hiểm không?

Mùa lạnh là thời điểm “lý tưởng” cho virus và vi khuẩn hoành hành. Đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị sổ mũi dị ứng thời tiết. Sổ mũi là triệu chứng khá phổ biến. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Hầu hết hắt hơi, sổ mũi rất ít khi nguy hiểm tính mạng. Thế nhưng sổ chúng gây ra không ít bất tiện và quấy rầy cuộc sống người bệnh.

Sổ mũi dị ứng thời tiết khiến người bệnh suy nhược và mệt mỏi.
Sổ mũi dị ứng thời tiết khiến người bệnh suy nhược và mệt mỏi.

Hãy tượng ở giữa đám đông, tiếng hắt hơi “vang trời” thu hút mọi ánh nhìn bất đắc dĩ. Tình huống khiến người bệnh trở nên lúng túng, ngượng ngùng. Dòng nước mũi chảy ròng ròng khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi làm giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, nước mũi đóng chặt cản đường thở khiến người bệnh khó thở, nghẹt mũi. Sổ mũi kéo dài còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa, thậm chí là viêm phổi. 

Sổ mũi có tự khỏi hay không và thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gốc rễ, mức độ nghiêm trọng.

Bỏ túi 5 mẹo điều trị sổ mũi ngay tại nhà.

Ai cũng từng trải qua những ngày dài “chiến đấu” với bệnh sổ mũi. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có khi mũi sưng to như quả cà chua. Rinh thần sa sút, công việc học tập cũng vì thế mà trì trệ. Đừng quá lo lắng, áp dụng thử những “bí kíp” đơn giản tại nhà để xua tan cơn sổ mũi khó chịu:

Thường xuyên làm sạch mũi.

Làm sạch bình rửa mũi chuyên dụng và chai xịt mũi là hai phương pháp phổ biến giúp khoang mũi thông thoáng hơn. Cách này đặc biệt hữu ích với người bị viêm xoang và các vấn đề về đường hô hấp trên. Nước mũi, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ đi theo dung dịch và được đẩy ra ngoài, giảm thiểu tình trạng ngứa mũi dị ứng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại sản phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

Sau khi làm sạch mũi, đừng quên dùng dụng cụ hút mũi cầm tay hoặc xì hết phần chất lỏng để mũi được làm sạch hoàn toàn.

Uống nhiều nước.

Cơ thể thường mệt mỏi, uể oải do mất nước. Uống nhiều nước giúp bù lại lượng nước đã hao hụt trước đó. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng làm loãng chất nhầy đặc dính trong mũi, chúng được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó hạn chế tình trạng đóng màn nghẹt trong khoang mũi, gây khó thở. 

Uống trà thảo mộc ấm.

Các triệu chứng sổ mũi sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn thưởng thức một tách trà nóng. Hơi nước từ trà nóng khi hít vào sẽ làm ấm đường hô hấp, giúp giảm viêm và sưng tấy niêm mạc mũi, họng. Nhờ đó, triệu chứng sổ mũi được cải thiện đáng kể. Các loại trà thảo mộc như hoa cúc, gừng, bạc hà còn có tác dụng thông mũi tự nhiên, mang lại cảm giác dễ chịu. Thêm vào đó, thành phần dinh dưỡng từ các loại thảo mộc cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Xông hơi.

Tương tự với hít hơi từ trà thảo mộc, xông hơi giúp mũi thông thoáng và làm giảm nghẹt mũi. Khác ở chỗ, người bệnh nên cho các thành phần đặc trị hơn để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Chọn những nguyên liệu các tính ấm như tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, gừng, sả,… Sự kết hợp này giúp làm dịu niêm mạc, tiêu diệt vi khuẩn và mang đến cảm giác thư giãn tức thì. Trong quá trình xông, việc thường xuyên xì mũi sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy và làm thông thoáng đường thở.

Bổ sung vitamin C.

Bổ sung vitamin C không phải phương pháp điều trị sổ mũi chuyên biệt. Tuy nhiên, dưỡng chất này giúp tăng cường đề kháng, hạn chế cảm vặt như cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi….Viên uống hay thực phẩm giàu vitamin C giúp chống oxy hóa. Từ đó, cơ thể bật chế độ phòng bị, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

  • Các loại trái cây giàu vitamin C như: nước chanh, cam, bưởi, dâu tây, mâm xôi, kiwi,… 
  • Các loại rau củ như ớt chuông, cà chua, súp lơ xanh,…
Tăng cường hệ miễn dịch để viêm mũi dị ứng không quấy rầu mỗi lúc giao mùa.
Tăng cường hệ miễn dịch để viêm mũi dị ứng không quấy rầu mỗi lúc giao mùa.

Đừng quên bổ sung kẽm, các loại vitamin và khoáng chất khác để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường hệ miễn dịch.

Xem thêm: Viên uống bồi bổ sức khỏe Organika Cordyceps.

Bên cạnh đó, người bệnh số mũi hạn chế ăn các thực phẩm lạnh, dầu mỡ, nhiều đường, uống có gas,… để quá trình điều trị sổ mũi suôn sẻ hơn. Những thực phẩm này ít chất dinh dưỡng, khó tiêu và tình trạng viêm mũi sẽ nghiêm trọng hơn.