Bí quyết dưỡng môi mùa đông cho đôi môi luôn căng mọng
Thời tiết hanh khô và se lạnh của mùa đông sẽ làm cho đôi môi trở nên khô và nứt nẻ, thậm chí là chảy máu. Điều này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn khiến cho bạn mất tự tin. Chính vì vậy, việc thực hiện các bước dưỡng môi khi đông về là rất cần thiết để giúp cho đôi môi luôn căng mọng và quyến rũ.
1. Nguyên nhân dẫn đến môi khô, nứt khi đông về
Môi khô, nứt nẻ luôn là vấn đề “phiền toái” của rất nhiều người, nhất là khi đông về. Tình trạng khô môi có thể gặp ở mọi đối tượng khiến bạn trở nên tự ti trong giao tiếp. Nguyên nhân dẫn đến khô môi được chia thành hai trường hợp gồm chủ quan và khách quan.
1.1. Nguyên nhân chủ quan
Thói quen liếm môi thường xuyên của chúng ta tưởng chừng vô hại nhưng lại là thủ phạm hàng đầu dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ. Thông thường, khi môi bị khô theo phản xạ tự nhiên của não bộ sẽ điều khiển các cơ quan khác thực hiện những việc bạn thường làm. Lúc này, bạn có hành động liếm môi vì cho rằng sẽ giúp môi mềm hơn.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia da liễu, thói quen này không có tác dụng làm giảm tình trạng khô môi, mà còn làm cho đôi môi thêm phần khô, nứt nẻ. Không những vậy, trong nước bọt còn chứa nhiều vi khuẩn, hành động liếm môi thường xuyên sẽ vô tình khiến vi khuẩn trong khoang miệng bám lên môi, gây ra tình trạng viêm nhiễm và khiến môi càng khô hơn.
1.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, cũng tồn tại một số nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng môi khô nứt nẻ khi trời lạnh chẳng hạn:
– Thiếu nước: Một trong những yếu tố hàng đầu khiến môi khô là cơ thể bị thiếu nước. Điều này không chỉ làm cho môi khô, bong tróc, chảy máu, mà còn khiến cơ thể nhanh bị lão hóa, da khô, sần sùi, tóc xơ và gãy rụng hơn.
– Thiếu vitamin: Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi phổ biến. Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B2, B3, B6, C và sắt… đều là những chất thiết yếu để duy trì độ ẩm, sự mịn màng hồng hào cho làn da cũng như đôi môi.
– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân thường có khô môi dai dẳng không thể điều trị dứt điểm thì khả năng cao bạn sẽ đối mặt với tình trạng này.
– Do hóa chất: Thường xuyên sử dụng son môi không đảm bảo chất lượng, chỉ khiến môi bị thâm và khô. Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất độc hại để xăm môi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng môi khô, nứt nẻ.
– Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, thời tiết hanh khô cũng có thể khiến cho đôi môi bị bong tróc nứt nẻ.
– Sử dụng thuốc: Nếu bạn đang điều trị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh liều cao cũng làm tăng tỷ lệ môi khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.
2. Bật mí 5 cách dưỡng môi mùa đông hiệu quả
Sở hữu một đôi môi đỏ mọng và quyến rũ sẽ giúp cánh chị em trở nên tỏa sáng và thu hút hơn trong mắt người đối diện. Chỉ cần bỏ túi những bí quyết dưỡng môi trong mùa đông dưới đây, đảm bảo bạn sẽ có được một đôi mềm mại và quyến rũ bất kể trời lạnh.
2.1. Tẩy da chết
Tương tự như những phần da khác trên cơ thể nếu không được tẩy tế bào chết thường xuyên, da môi cũng trở nên thâm sạm, khô ráp và nứt nẻ. Do đó, bạn nên tẩy trang cho môi đều đặn từ 1 – 2 lần/tuần để có được đôi môi mềm mịn, bóng mượt. Bạn có thể sử dụng tẩy tế bào chết cho môi bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc sử dụng hỗn hợp đường pha với mật ong để loại bỏ những lớp da chết trên khu vực môi.
2.2. Luôn mang theo son dưỡng
Hãy xem son dưỡng là vật “bất ly thân” bất kể là mùa đông hay mùa hè. Việc chăm chỉ thoa son dưỡng mỗi ngày sẽ giúp môi mềm, dễ bắt màu son, giữ cho son lâu trôi và ngăn chặn những chất độc hại của son màu để lại. Thế nhưng, bạn cũng không nên quá lạm dụng vào son dưỡng, vì khi dùng quá nhiều lần trong ngày nó sẽ khiến lớp da môi quá mềm, dễ nứt nẻ và phản tác dụng dưỡng ẩm vốn có.
2.3. Uống đủ nước
Khô môi là một dấu hiệu nhận biết cơ thể bị thiếu nước. Vì vậy, việc uống đủ nước mỗi ngày không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà còn là giải pháp “hữu hiệu” để ngăn tình trạng môi khô và nứt nẻ. Bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho làn da cũng như đôi môi.
2.4. Dùng son màu có thành phần dưỡng
Việc sử dụng son màu có thành phần dưỡng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trang điểm vì không cần phải thoa lớp son lót trước đó. Ngoài ra, khi sử dụng son màu có thành phần dưỡng sẽ hạn chế được tình trạng chì trong son dùng lâu ngày sẽ làm thâm môi. Tuy nhiên, nhược điểm của loại son này là nhanh trôi.
2.5. Không liếm môi
Nhiều người có thói quen liếm môi khi thấy môi bị khô vì nghĩ rằng nước bọt sẽ giúp môi mềm hơn. Tuy nhiên, hành động này chỉ khiến cho tình trạng môi khô và nứt nẻ nặng hơn, thậm chí là chảy máu. Nguyên nhân là do trong nước bọt có chứa enzyme, muối vô cơ, protein, amylase….
Việc thường xuyên liếm môi của bạn sẽ vô tình phủ một lớp hồ mỏng từ chất amylase. Khi tiếp xúc với gió, độ ẩm thấp thì nước trong dung dịch sẽ bay hơi chỉ để lại chất nhầy này dính trên bề mặt, dẫn đến tình trạng môi bị co lại, khô ráp hơn trước. Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một đôi môi căng mọng thì hãy bỏ ngay thói quen xấu này.
2.6. Chữa khô môi bằng dầu dừa dầu, dầu oliu
Để tránh tình trạng khô môi khi đông về bạn có thể dùng dầu dừa, dầu oliu để dưỡng môi. Từ trước đến nay, dầu dừa và dầu oliu luôn được xem là bí quyết chữa môi khô, nứt nẻ của đông đảo chị em phụ nữ. Nếu dầu oliu giúp môi mềm và hồng hào hơn thì dầu dừa giúp giữ ẩm tốt, dưỡng mềm môi, cải thiện tình trạng khô môi và nứt nẻ khi thời tiết hanh khô và se lạnh. Hơn thế, cách chữa khô môi này rất an toàn và tiết kiệm chi phí, đặc biệt có thể sử dụng cho cả bà bầu lẫn trẻ em.
Có thể nói, mùa đông luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì phải đối mặt với đôi môi khô ráp nếu không chăm sóc đúng cách. Tình trạng môi khô, nứt nẻ, đau rát dù không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng mang lại cảm giác khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Thế nhưng, bạn không cần quá lo lắng chỉ cần áp dụng những mẹo dưỡng môi mùa đông mà Organika Việt Nam vừa chia sẻ, bạn sẽ có được đôi môi khỏe đẹp như mong muốn.