Cùng tìm hiểu “ngọn ngành” về bệnh thủy đậu
Từ lâu, bệnh thủy đậu đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Đây được đánh giá là căn bệnh khá lành tính, nên vô số người còn chủ quan. Có thể bạn chưa biết, khi mắc bệnh thủy đậu, nếu không biết cách chăm sóc, và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời nó có thể gây ra biến chứng. Đã ghi nhận nhiều trường hợp thủy đậu tiến triển xấu, gây tử vong. Để biết cụ thể bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào bạn hãy cùng Organika tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là bệnh trái rạ, thuộc vào nhóm bệnh nhẹ. Nó nằm trong danh sách bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thủy đậu được hình thành từ một loại virus có tên là Varicella Zoster ( gọi tắt VZV). Nguy cơ mắc bệnh ở đối tượng trẻ em cao gấp nhiều lần so với người lớn, nhất là nhóm trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống.
Khả năng lây nhiễm của thủy đậu rất nhanh, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông và đầu xuân, khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Con đường truyền nhiễm của thủy đậu phần lớn qua đường hô hấp. Trong trường hợp tiếp xúc với người bệnh, nếu bạn không trang bị vật dụng che chắn thì tỉ lệ bị lây rất lớn. Việc dùng chung vật dụng cá nhân, sống cùng một môi trường cũng là điều kiện để virus thủy đậu lây truyền.
Nhận diện bệnh thủy đậu cũng khá đơn giản, một khi mắc bệnh bề mặt da sẽ xuất hiện những mụn nước phồng rộp. Vị trí hình thành loại mụn này hầu như là toàn cơ thể, gây đau rát, khó chịu. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như giảm hiệu quả công việc.
2. Điểm danh qua các triệu chứng
Theo các chuyên gia, người bị thủy đậu sẽ lần lượt trải qua 4 giai đoạn, tại từng giai đoạn dấu hiệu nhận biết sẽ khác nhau:
– Ủ bệnh: Đây là thời điểm virus thủy đậu hình thành trong cơ thể người bệnh, hầu như chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì. Quá trình ủ bệnh có thể kéo dài trong 10 đến 20 ngày liền, tùy vào thể trạng từng người.
– Khởi phát: Lúc này người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốt, người mệt mỏi, đau nhức đầu. Ban đỏ cùng dần hình thành, ghi nhận ở nhiều bệnh nhân còn kèm theo viêm họng và tạo hạch vị trí sau tai.
– Toàn phát: Có thể xem đây là “đỉnh điểm” của bệnh, nó gây nên tình trạng sốt cao, cơ bắp đau nhức, toàn thân mệt mỏi, cảm giác chán ăn, và nôn ói. Vị trí có ban đỏ bắt đầu kéo theo phỏng nước, chúng khiến người bệnh rát, ngứa, rất khó chịu.
– Phục hồi: Kể từ thời điểm phát bệnh, nếu được điều trị đúng cách, các mụn nước dần bể, có dấu hiệu tự khô và tróc vảy. Để không hình thành sẹo khó loại bỏ về sau, giai đoạn này bệnh nhân cần kỹ trong bước vệ sinh, kết hợp dùng thuốc bôi bên ngoài theo hướng dẫn từ bác sĩ.
3. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Như đã đề cập ở phần trên, bệnh thủy đậu lành tính, thông thường chỉ sau một thời gian bệnh sẽ hết. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ, nếu không phát hiện bệnh sớm, đồng thời trong khi bệnh không thực hiện đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nguy cơ gặp biến chứng cao:
– Nhiễm trùng: Đây là biến chứng dễ gặp nhất, cụ thể các nốt mụn nước sẽ vỡ ra, gây lở loét khiến mức độ đau nhức nhiều hơn, tồi tệ nhất là kèm theo máu.
– Viêm não: Người lớn là đối tượng dễ gặp phải biến chứng này nhất. Nó biểu hiện với tình trạng sốt cao kéo dài, gây hôn mê, co giật, hành động của tri giác bị rối loạn, giãn cầu có hiện tượng rụng giật khó kiểm soát. Biến chứng này có tỉ lệ gây tử vọng rất cao.
– Viêm phổi: Thông thường, sau khi thủy đậu khởi phát từ 3 đến 5 ngày sẽ xuất hiện biến chứng này. Dấu hiệu để nhận diện là tình trạng ho xuất hiện trong nhiều ngày liền mà không khỏi. Nhiều trường hợp ho kèm theo máu, khó thở, gây đau tức ngực.
– Viêm thận: Bệnh thủy đậu còn tác động lớn đến chức năng phổi nếu không được điều trị tốt. Nhận biết thông qua nước tiểu, cụ thể kèm theo máu.
– Viêm tai giữa/thanh quản: Đa phần là do các vết mụn nước xuất hiện ở vùng này khi bị vỡ, gây viêm nhiễm.
4. Chữa bệnh thủy đậu cần lưu ý gì?
Bệnh thủy đậu có thể tự điều trị tại nhà, nếu chữa đúng cách, kịp thời và tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ sẽ rất mau khỏi. Trong quá điều trị bệnh, người mắc thủy đậu cần lưu tâm một số vấn đề sau:
– Ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, chất liệu vải nên chọn loại thấm hút mồ hôi, tránh mặc đồ chật sẽ làm nốt mụn bị vỡ.
– Hạn chế tiếp xúc với gió, không để dịch nước từ nốt mụn lây sang vùng da khác, cố gắng không gãi, tác động vào mụn.
– Mỗi ngày phải vệ sinh cơ thể thật sạch, để ngăn nhiễm trùng các vết mụn. Nên tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc quá nóng.
– Ngăn lây truyền bệnh cho người khác thông qua biện pháp cách ly.
– Quan sát thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ là biến chứng từ bệnh thủy đậu, người bệnh phải báo sớm cho bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
– Thông thường, với những vết mụn nước do thủy đậu gây nên, thuốc đặc trị để dùng là thuốc tím. Để đảm bảo mang lại hiệu quả cao, người bệnh phải thoa đúng giờ, đều đặn.
– Riêng với trường hợp mụn nước bị vỡ, tuyệt đối không dùng những loại thuốc mỡ, hay thuốc đỏ. Phần lớn bệnh nhân có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen để bôi, nhưng vẫn phải thông qua ý kiến của bác sĩ.
– Đối tượng mắc bệnh là trẻ dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai lưu ý không tự ý dùng các kem bôi thành phần chứa Phenol.
Bài viết trên nhằm chia sẻ với bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh thủy đậu. Hy vọng nội dung trong bài giúp độc giả có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này. Từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả, không chủ quan, lơ là. Để tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, bạn cần xây dựng cho mình lối sống và làm việc khoa học. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy hãy chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày bạn nhé!