Cách trị đau họng tại nhà không phải ai cũng biết
Đau họng (viêm họng) gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và đau nhức cho người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc giúp giảm bớt các cơn đau, chúng ta có thể áp dụng một số mẹo tại nhà. Điển hình hơn hết là ngậm nước muối, tận dụng thảo dược tự nhiên. Cách trị đau họng tại nhà hỗ trợ người bệnh kiểm soát tình trạng đau nhức, hạn chế bệnh tiến triển nặng. Bạn hãy cùng Organika tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Đau họng là gì?
Đau họng là hiện tượng đau, khô và có cảm giác ngứa ở vị trí hầu họng. Đây được xem là một trong những vấn đề tác động đến sức khỏe phổ biến nhất. Bệnh xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết lạnh giá, là lúc những bệnh liên quan đến đường hô hấp phát triển.
Cảm giác đau họng khiến người bệnh không thoải mái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu quả làm việc. Ở mức độ nhẹ, đau họng có thể tự khỏi. Tình trạng đau họng thông thường được phân thành một số nhóm: Viêm hầu họng, viêm lưỡi gà và viêm thanh quản. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau họng là do cảm lạnh hoặc cúm gây nên. Ngoài ra, một số tác nhân khác phải kể đến: Vi khuẩn streptococcus, chấn thương, dị ứng, hóa chất, trào ngược dạ dày thực quản,…
Khi đối mặt với tình trạng đau họng có thể làm giọng nói của bạn thay đổi. Mức độ xuất hiện các triệu chứng đi kèm sẽ tùy thuộc vào độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh. Một số biểu hiện người bệnh có thể gặp chẳng hạn như:
– Khó khăn trong việc nuốt, khi bệnh nặng việc uống nước cũng khiến bạn khó chịu.
– Ho nhiều, sưng ở vùng cổ hay hàm, hình thành các đốm trắng và đôi khi là có mủ.
– Mệt mỏi, đau nhức toàn cơ thể, thường xuyên đau đầu.
– Có cảm giác buồn nôn và nôn ói, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi và kèm theo sốt.
Để ngăn tình trạng đau họng tồi tệ hơn, bạn có thể áp dụng những cách trị đau họng tại nhà. Đừng bỏ lỡ top 8 phương pháp bên dưới nhé:
2. Bật mí 8 cách trị đau họng tại nhà an toàn, hiệu quả
2.1. Cách chữa đau họng bằng gừng và mật ong
Mẹo sử dụng gừng kết hợp cùng mật ong trị đau họng tại nhà đã được nhiều người biết đến và truyền tai nhau áp dụng. Bên trong hai nguyên liệu này có chứa những thành phần có khả năng kháng khuẩn, đồng thời chống viêm hữu hiệu. Nhờ đó, chúng có thể chữa lành các vết thương một cách dễ dàng, an toàn. Nếu bạn và người thân không may bị đau họng, thì hãy pha trà gừng mật ong để uống mỗi ngày. Tốt nhất nên dùng vào sáng sớm và tối, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau họng giảm thiểu rõ rệt.
2.2. Đừng bỏ qua cách chữa đau họng bằng mật ong + chanh
Bên cạnh công thức kết hợp cùng gừng, thì chanh cũng là nguyên liệu thích hợp khi đi chung với mật ong giúp trị đau họng. Với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào, chanh giúp quá trình tiết nước bọt diễn ra thuận lợi. Từ đó, hỗ trợ màng nhầy ở cổ họng được cân bằng, vấn đề ho, đau họng được đẩy lùi hiệu quả. Cách áp dụng cực kỳ đơn giản, chuẩn bị nước cốt chanh cho vào nước ấm, sau đó thêm mật ong, khuấy đều là sử dụng được. Người bệnh sử dụng mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
2.3. Trị đau họng tại nhà với nước muối
Nếu bạn đang loay hoay tìm cách trị đau họng tại nhà thì đừng bỏ qua phương pháp súc miệng với nước muối ấm. Bí quyết dân gian này thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng vô cùng tốt trong việc loại bỏ chứng đau họng. Nước muối hỗ trợ làm sạch vi khuẩn trong cổ họng, hòa tan dần các dịch nhầy giúp việc đào thải ra ngoài dễ dàng. Cũng nhờ vậy, tình trạng đau họng được kiểm soát, hạn chế các dấu hiệu kèm theo. Cách áp dụng không kỳ công, chỉ cần chuẩn bị nước ấm, cho muối vào (cân chỉnh liều lượng cho phù hợp, không quá mặn). Sử dụng nước muối súc miệng 2 – 3 lần/ngày, triệu chứng đau họng giảm thiểu đáng kể.
2.4. Bạc hà – Cách giảm đau họng tức thì
Cách trị đau họng tại nhà nào hiệu quả? Bạc hà là nguyên liệu tiếp theo bạn có thể lựa chọn. Tinh chất menthol được tìm thấy trong bạc hà có công dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm cảm giác đau, khô và ngứa. Ngoài ra, hương thơm từ bạc hà tạo sự thoải mái, dễ chịu giúp người bệnh thư giãn tinh thần. Người bị đau họng có thể dùng bạc hà bằng cách pha trà. Chuẩn bị 1 nắm bạc hà, sau khi rửa sạch thì cho vào hãm chung với nước ấm, để trong 10 phút là uống được. Bạn có thể thêm vào trà 1 ít đường phèn.
2.5. Tận dụng giấm táo
Từ lâu, giấm táo được nhiều người biết đến với khả năng trị đau họng tại nhà. Nhờ hàm lượng acid cao, nguyên liệu đặc biệt này có thể kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng và ngăn vi khuẩn lây lan. Không chỉ hiệu quả trong việc giảm đau họng, giấm táo còn nổi bật với tác dụng cải thiện các bệnh về đường hô hấp. Khi có dấu hiệu đau họng, bạn hãy pha giấm táo cùng nước, sau đó súc miệng và lặp lại nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tận dụng giấm táo trị đau họng bằng cách uống giấm đã được pha loãng.
2.6. Loại bỏ cơn đau họng nhờ tỏi
Theo các chuyên gia, tỏi cũng là nguyên liệu hữu ích trong việc giảm thiểu tình trạng đau họng. Với các thành phần như allicin, ajoene,… tỏi hỗ trợ người bệnh ngăn viêm, kháng khuẩn tối ưu, xóa tan tình trạng sưng vòm họng. Dùng tỏi còn là biện pháp nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. Bạn có thể tận dụng tỏi bằng cách giã nát tép tỏi rồi ngậm mỗi ngày. Nếu không thích mùi hăng từ tỏi, người bệnh có thể chế biến tỏi cùng các món ăn hoặc ngâm rượu tỏi để dùng.
2.7. Bỏ túi ngay cách trị đau họng với trà hoa cúc
Trong nhiều loại trà thảo dược, trà được pha chế từ hoa cúc nổi bật với công dụng đẩy lùi đau họng hiệu nghiệm. Thức uống này được sử dụng giúp chống viêm, cải thiện tình trạng cảm lạnh trong đó có triệu chứng đau họng. Được biết, thói quen uống trà hoa cúc mỗi ngày còn là cách ngăn nhiễm trùng dẫn đến đau họng từ giai đoạn đầu. Tương tự cách pha trà bạc hà bên trên, bạn chỉ cần chuẩn bị hoa cúc tươi hoặc phơi khô đều được. Sau đó hãm cùng nước sôi trong 5 – 10 phút để dưỡng chất hòa tan cùng nước. Cách trị đau họng tại nhà bằng trà hoa cúc tốt nhất nên dùng mỗi sáng, không uống trà để qua đêm.
2.8. Lá tía tô – Mẹo dân gian chữa đau họng hiệu quả
Cách trị đau họng tại nhà sau cùng mà Organika muốn giới thiệu đến bạn đó là dùng lá tía tô. Theo Y học cổ truyền, tía tô đặc trưng với tính ấm, có vị cay cùng công dụng ngăn viêm, diệt khuẩn. Khi đối mặt với vấn đề đau họng, người bệnh có thể tận dụng lá tía tô bằng cách nấu nước uống hoặc thêm vào bữa ăn mỗi ngày. Tía tô là nguyên liệu dễ tìm, bảo quản tốt có thể sử dụng được lâu, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.
3. Phòng ngừa đau họng bạn nên biết
Đau họng là trình trạng dễ gặp ở nhiều người, xuất hiện ở mọi đối tượng. Với những nguyên nhân khác nhau, khó có thể lường trước. Tuy nhiên, một số biện pháp sẽ giúp bạn hạn chế bị đau họng hữu hiệu:
– Để ngăn bị bệnh cảm lạnh hay cúm làm bạn đau họng, tốt nhất nên tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh.
– Cố gắng giữ ấm cơ thể, đặc biệt là những ngày mưa nhiều, có giá và mùa đông giá lạnh.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường luyện tập thể dục và chơi thể thao giúp nâng cao đề kháng ngăn ngừa những bệnh vặt kéo theo triệu chứng đau họng.
– Trang bị vật dụng, đồ bảo hộ và hơn hết là đeo khẩu trang khi có việc ra ngoài, làm việc trong môi trường khói bụi hay bắt buộc phải tiếp xúc gần với hóa chất.
– Để không gây tổn thương cho cổ họng cũng như có nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến hô hấp thì bạn phải nói không với thuốc lá.
– Mặc dù những cách trị đau họng tại nhà giúp cải thiện cơn đau họng hiệu quả, nhưng bạn không được chủ quan. Khi phát hiện cổ họng có triệu chứng bất thường phải đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Bài viết trên nhằm cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích xoay quanh cách trị đau họng tại nhà. Hy vọng qua nội dung có trong bài, bạn có thể tìm được cho mình phương pháp áp dụng phù hợp nhất. Đau họng khiến người bệnh khó tập trung, ảnh hưởng đến việc ăn uống từ đó cũng tác động lớn đến công việc và sức khỏe tổng thể. Nếu đã áp dụng những mẹo trị đau họng tại nhà những “đâu vẫn vào đấy”, tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến điều trị từ bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!