Đột quỵ – Căn bệnh tử thần không chừa một ai!

Vừa qua, sự ra đi bất ngờ do đột quỵ của danh hài Chí Tài, đã khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót, tiếc thương. 

“VĨNH hằng một cõi anh đi

BIỆT ly nước mắt ướt mi triệu người

CHÍ tình nhân hậu tuyệt vời

TÀI năng diễn xuất trên đời mấy ai”

                                        (David Tèo)

Đằng sau sự ra đi ấy, vẫn còn đó rất nhiều nỗi đau và nước mắt. Nhưng song song với đó, một vấn đề đặt ra, trở thành hồi chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta. Đó là làm sao để nhận biết dấu hiệu bệnh đột quỵ? Làm sao để phòng ngừa đột quỵ tại nhà hiệu quả? Làm sao để người mắc những chứng bệnh về tim mạch, có thể sống chung với bệnh một cách an toàn. Không phải đứng trước nỗi lo tử thần mang tên “ĐỘT QUỴ”.

1. Đột quỵ là bệnh gì? Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

1.1. Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não). Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.

1.2. Ai có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ?

Thực tế, trong vài năm gần đây, số người mắc bệnh đột quỵ đang ngày càng tăng cao. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý. Đặc biệt, bệnh đột quỵ cũng không loại trừ bất kỳ độ tuổi nào, kể cả những người trẻ khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ngay từ bây giờ là điều rất cần thiết.

Đột quỵ, căn bệnh "tử thần" không chừa một ai
Đột quỵ, căn bệnh “tử thần” không chừa một ai

1.3. Đột quỵ – Cánh cửa tử thần

Trên thế giới, theo thống kê của tổ chức Đột quỵ thế giới. Đột quỵ chỉ đứng thứ 2 sau các bệnh lý về tim mạch. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và nguy hiểm. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. 

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó tử vong. Và 90% người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về vận động và thần kinh.

Cũng theo một thống kê gần đây, tỷ lệ nam giới mắc đột quỵ cao gấp 4 lần nữ giới. Độ tuổi người đột quỵ ngày càng trẻ hóa.

2. Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm

Nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ để phòng tránh là điều cần thiết, không ngoại trừ ai.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh tình. Nếu phát hiện bản thân mình đang có những dấu hiệu dưới đây. Hãy thăm khám sớm để biết chính xác về tình hình sức khỏe của mình. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực
  • Khó thở có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực
  • Vã mồ hôi, buồn nôn, hay nhức đầu. 
  • Đột ngột tê (hay yếu) một bên mặt, tay hoặc chân
  • Đột ngột choáng, nói khó
  • Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh đột quỵ
Dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh đột quỵ

3. Thực hư “Đứng giữ thăng bằng 1 chân” để kiểm tra đột quỵ?

Phương pháp “Đứng giữ thăng bằng một chân” để phát hiện đột quỵ sớm, xuất phát từ nghiên cứu tại Nhật Bản. Được công bố trên tạp chí “Stroke Journal” năm 2014. 

Song, theo PGS.TS Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM cho biết: 

“Để giữ được thăng bằng, chúng ta cần não, hệ thống thị giác và cả hệ cơ xương khớp. Theo y văn, có đến 1/3 người trên 65 tuổi có thể bị té ngã do mất thăng bằng, nguyên nhân do mắc phải một hay nhiều khiếm khuyết về mặt chức năng trên, ngoài ra trọng lượng cơ thể và sự tập luyện cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng này”, ông Thắng cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, nghiên cứu trên chỉ thực hiện trên một nhóm dân số lớn tuổi (67) Nhật Bản có kèm theo nhiều bệnh nền.

4. Cách phòng ngừa đột quỵ tại nhà hiệu quả nhất

4.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

– Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp chúng ta kiểm soát được huyết áp và lượng cholesterol trong máu giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

– Theo các khuyến cáo của các chuyên gia thì chế độ ăn uống hàng ngày nên giảm chất béo, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, nên ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc.

– Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm, thức ăn nhanh, và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối vì sẽ làm tăng huyết áp.

4.2. Bỏ thuốc lá

– Thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây ra tắc nghẽn động mạch, giảm chức năng mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bỏ thuốc lá để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ
Bỏ thuốc lá để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ

Vì vậy bỏ thuốc không những làm giảm nguy cơ đột quỵ của bản thân mà còn giúp cải thiện được sức khỏe tránh các bệnh lý về ung thư phổi và tim mạch.

4.3. Hạn chế bia, rượu

Việc uống quá nhiều bia, rượu sẽ làm cho huyết áp tăng cao, nhịp tim bất thường dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Do đó Nam giới và nữ giới không nên thường xuyên uống nhiều, nên hạn chế bia rượu để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

4.4. Tập thể dục thường xuyên

Duy trì việc tập thể dục thường xuyên giúp ta có thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Ngoài ra việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày còn giúp tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó giảm các yếu tố, nguy cơ gây ra đột quỵ.

Lưu ý khi tập thể dục – Đừng để luyện tập trở thành “con dao hai lưỡi”

Tuy nhiên, ở những người đang mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường và chứng rung tâm nhĩ, việc tập luyện thể thao cần phải được cân nhắc.

Theo bác sĩ Phan Vương Huy Đổng – phó chủ tịch Hội Y học thể thao TP.HCM, người dân có thể lựa chọn tập thể dục trong nhiều môi trường không gian khác nhau nhưng cần đảm bảo thông thoáng, an toàn, có nhiều người. 

Việc đi bộ trong cầu thang thoát hiểm tại các chung cư, tòa nhà cao tầng… vô tình gây nguy hiểm cho chính người tập, đặc biệt là người có bệnh lý nền khi nơi đây thường không có hoặc rất ít người qua lại, thoáng khí kém.

“Nếu sức khỏe người tập gặp nguy hiểm, chẳng hạn đột quỵ xảy ra thì khả năng cứu sống rất thấp, thậm chí tử vong nếu không ai phát hiện sau vài giờ gặp tai nạn” – bác sĩ Đổng nói.

Bác sĩ Đổng cho biết việc đi cầu thang bộ theo hướng từ dưới lên sẽ tốn nhiều lực hơn so với chiều ngược lại. Nếu vẫn chọn thang bộ là nơi tập thì đó phải là nơi thoáng khí, có nhiều người qua lại hay có camera giám sát và ưu tiên tập theo hướng từ trên xuống dưới.

Đối với người lớn tuổi, người có bệnh lý nền (huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, loãng xương…), việc đi thang bộ sẽ tạo ra áp lực rất lớn đến tim mạch, hệ cơ xương khớp, đặc biệt là khớp gối, cổ chân, háng và lưng. 

Tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến bác hoặc cần phải kiểm tra sức khỏe trước khi tập thể thao bằng nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp (CPET).

4.5. Kiểm tra – Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ

Việc thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ về đột quỵ, những chỉ số không tốt về đường huyết, cholesterol… sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các nguy cơ đột quỵ cho bạn.

Sức khỏe là vàng, chính vì thế hãy quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình một cách đúng mực hơn.

Những người có mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp… là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao, và việc tầm soát các bệnh lý nền chính là cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất.

4.6. Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ tự nhiên, đủ và ngon giấc sẽ giúp cơ thể thải độc, giảm stress hiệu quả. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ. 

Nhưng trên thực tế, rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đang dần xem thường giấc ngủ. Đó cũng là lý do vì sao, trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người trẻ tử vong do đột quỵ ngày càng gia tăng.

Đối tượng mắc bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Đối tượng mắc bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa

5. Đột quỵ do đái tháo đường – Mối nguy hại không thể làm ngơ

5.1. Người đái tháo đường dễ đột quỵ

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ não gấp 1,5 lần. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhân dân 115, nếu như cách đây khoảng 10 năm, tỉ lệ bệnh nhân bị đột quỵ có bệnh nền đái tháo đường tại bệnh viện chiếm khoảng 10-15%, thì đến nay con số này chiếm trên 20-25%.

Tại sao lại như vậy? Điều này liên quan đến yếu tố cân bằng lượng đường trong máu, đó là hormone insulin.

PGS Thắng cũng phân tích, việc tăng đường huyết ở người đái tháo đường sẽ làm tổn thương mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tăng tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, gây tắc nghẽn, từ đó có thể gây đột quỵ. 

Những người mắc đái tháo đường thường kèm theo bệnh cao huyết áp, mà huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ nên quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, làm mạch máu bị tắc nghẽn, đột quỵ dễ xảy ra.

Điều lo ngại khi đái tháo đường thường không có triệu chứng. Nhiều bệnh nhân không biết mình bị đái tháo đường, chỉ tình cờ biết khi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu. 

“Đái tháo đường được xem như một sát thủ thầm lặng. Đó là lý do tại sao chúng ta đừng chờ đến lúc có triệu chứng mới tầm soát đột quỵ mà hãy tầm soát ngay khi chưa có triệu chứng” – PGS Thắng nhấn mạnh.

Đột quỵ - Đái tháo đường: Mối ngay hại không thể làm ngơ
Đột quỵ – Đái tháo đường: Mối ngay hại không thể làm ngơ

Khi các mảng bám này xuất hiện ở não, sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Liệt toàn thân hay nửa người
  • Suy giảm khả năng nhận thức
  • Cấm khẩu
  • Đặc biệt còn khiến cho mạch máu trong não bị vỡ. Khiến một vùng não không được cung cấp máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

5.2. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người đái tháo đường 

Để phòng đột quỵ ở người đái tháo đường cũng như những người có bệnh lý nền, PGS Thắng khuyến cáo người bệnh cần kiểm soát đường huyết và kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-3 lần/năm. 

Đối với người thể trạng bình thường chỉ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần/năm. Bên cạnh đó người dân cần hạn chế hút thuốc lá, rượu bia, tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống lành mạnh…

Hiện nay, trên thị trường có các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện kiểm soát đường huyết ở mức ổn định an toàn.

Blood Sugar Control là sản phẩm tốt cho người bị tiểu đường, chỉ số đường huyết cao
Blood Sugar Control là sản phẩm tốt cho người bị tiểu đường, người có chỉ số đường huyết cao

>>>> Chi tiết về sản phẩm hỗ trợ cải thiện đường huyết, xem thêm TẠI ĐÂY

Trên đây là tất tần tật những thông tin chia sẻ về đột quỵ, cách nhận biết đột quỵ cũng như cách phòng ngừa đột quỵ tại nhà. Hy vọng rằng, những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Và nghi ngờ đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ thì hãy đến trung tâm Y tế, Bệnh viện gần nhất để thăm khám và theo dõi kịp thời nhé!

“Sức khỏe quý hơn vàng” – Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ, Bạn nhé!