Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh sẽ mất khả năng giữ thăng bằng cơ thể, kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mắt, ù tai, buồn nôn… Các triệu chứng này nếu xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng khả năng lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Tiền đình là một hệ thống của hệ thần kinh có vị trí nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng các hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận cử động như mắt, tay, chân… 

Rối loạn tiền đình là hội chứng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng hay các khu vực tai trong và não bị tổn thương. Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh sẽ mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mắt, ù tai, buồn nôn… Các biểu hiện này nếu xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và giảm khả năng lao động của người bệnh. Không những vậy, bệnh còn đi kèm với các bệnh lý như thiếu máu não, tiểu đường, cao huyết áp. Thậm chí, là dẫn đến nguy cơ đột quỵ và đe dọa tính mạng người bệnh. 

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, trước tiên người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình, qua đó áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiền đình phổ biến có thể kể đến: 

– Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, bệnh lý về tim mạch… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình.

– Tình trạng căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc và cuộc sống sẽ làm tổn thương hệ thần kinh. Trong trường hợp dây thần kinh số 8 bị tổn thương thì tiền đình sẽ không nhận được thông tin chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn. 

– Các bệnh u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

– Người cao tuổi chức năng một số cơ quan bị suy giảm. 

– Người quá béo hoặc quá gầy sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

– Người bị mất máu nhiều, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng nhiều thuốc cũng là một yếu tố gây bệnh. 

– Môi trường sống ồn ào, thời tiết chuyển mùa đột ngột, thói quen lười vận động sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiền đình. 

3. Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Cũng như các bệnh lý khác, rối loạn tiền đình cũng có một số dấu hiệu nhận biết nhất định. Chẳng hạn, hoa mắt, chóng mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, gặp khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống hay xoay người. 

Khi có các dấu hiệu rối loạn tiền đình bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị 
Khi có các dấu hiệu rối loạn tiền đình bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị

Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng tê chân, buồn nôn, đau đầu, thiếu tập trung và trí nhớ kém. Đi kèm theo biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Trong một số trường hợp người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng đau đầu, run rẩy và tê tay chân. Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

4. Một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình 

Rối loạn tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến đời sống và sức khỏe người bệnh. Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.

4.1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ được xem phương án đơn nhất khi trị bệnh rối loạn tiền đình. Tùy theo vào quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng khác nhau. 

Uống thuốc là phương pháp phổ biến khi điều trị rối loạn tiền đình
Uống thuốc là phương pháp phổ biến khi điều trị rối loạn tiền đình

4.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị bệnh. Người bệnh nên tích cực bổ sung nhiều rau củ quả và hạn chế các đồ ăn chiên xào, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Việc cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng rất cần thiết khi điều trị rối loạn tiền đình.

4.3. Luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp có một thể hình đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu ổn định hơn. Đồng thời, giải tỏa căng thẳng, giảm bớt áp lực cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình, giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể để nhận biết tín hiệu từ hệ thống tiền đình tốt hơn. 

4.4. Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi điều trị rối loạn tiền đình khi đã áp dụng tất cả các biện pháp điều trị trên nhưng không cải thiện được tình trạng bệnh, thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cho người bệnh. 

Phẫu thuật là giải pháp đối với các trường hợp rối loạn tiền đình nghiêm trọng
Phẫu thuật là giải pháp đối với các trường hợp rối loạn tiền đình nghiêm trọng

5. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ rất hữu ích với người bị rối loạn tiền đình. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên thường xuyên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình:

– Thực phẩm Vitamin B6: Thịt gà, cá, trái cây như cam, táo, chuối, hạnh nhân, bơ… các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô.

– Thực phẩm giàu Vitamin C bao gồm: Cam, chanh, bưởi, cà chua, đu đủ, rau cải..

– Thực phẩm nhiều Vitamin D như: Cá, trứng sữa, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành.

– Thực phẩm giàu folate như các loại hạt (hướng dương, đậu phộng…), các loại đậu, các loại rau màu xanh, trái cây (cam họ quýt…)

Một lưu ý mà bị rối loạn tiền đình cần phải “nằm lòng” là không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo để tránh làm tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh. Đồng thời, không ăn da các loại thịt đỏ, thịt gia cầm và nên uống các loại sữa tách béo hoặc làm từ sữa gầy. 

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ hỗ trợ hiệu quả khi điều trị rối loạn tiền đình 
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ hỗ trợ hiệu quả khi điều trị rối loạn tiền đình

6. Bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? 

Mặc dù rối loạn tiền đình không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện đột ngột khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể chất. 

Chưa dừng ở đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh như chóng mặt, đau đầu, mất cân bằng cơ thể sẽ có thể dẫn đến sự cố bị ngã, gây chấn thương tay chân, thậm chí là chấn thương sọ não (do té ngã đập đầu va chạm). Không những vậy, bệnh còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ do máu lên não kém. Chính vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn tiền đình người bệnh nên đến gặp bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế những rủi ro về sức khỏe. 

Rối loạn tiền đình dù là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trưởng thành. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh. Đồng thời, bạn cũng thể phòng chống bệnh này bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên.