Những thông tin cần nắm rõ về bệnh gai cột sống

Gai cột sống từ lâu là căn bệnh gây ra nhiều bất tiện cho người mắc phải, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy gai cột sống là bệnh gì? Căn bệnh này có xuất hiện ở người trẻ? Triệu chứng và nguyên nhân ra sao? Trên đây là thắc mắc chung của nhiều người, để tìm được câu trả lời chi tiết nhất, bạn đừng qua qua bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống biểu hiện với sự nhô ra của những mảnh xương, trên vị trí các đốt sống lưng. Không chỉ có vùng dưới cột sống mới có hiện tượng đau nhức do gai cột sống gây nên, mà bất kỳ vị trí nào trên đốt sống cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. Theo các chuyên gia, thì căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất tại đốt sống cổ và thắt lưng. 

Dựa vào một số nghiên cứu khoa học, tỉ lệ gai cột sống đang ngày càng trẻ hóa. Do đó câu hỏi: Gai cột sống có xuất hiện ở người trẻ không? Thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, ở độ tuổi càng cao, thì khả năng hình thành mô gai càng lớn, chẩn đoán chủ yếu là từ 60 tuổi trở lên.

Gai cột sống đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa
Gai cột sống đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa

Đây cũng được xem là hậu quả của quá trình thoái hóa, viêm khớp và chấn thương tạo thành. Một khi bị gai cột sống, người bệnh sẽ thấy đau vùng thắt lưng, vai, cổ và tê bì chân tay (nếu mô gai ở đốt sống chèn ép vào dây thần kinh). Nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời, tình trạng bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng, gây tác động lớn đến vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày. 

2. Nguyên nhân gai cột sống – Biết để phòng tránh

Được biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gai cột sống là bắt nguồn tại vị trí đĩa tròn từ phần sụn nằm giữa hai đốt sống (hay được gọi là bao xơ đĩa đệm). Theo thời gian, khi vùng xương sống lưng hay cổ dần trở nên thoái hóa do chống đỡ nhiều hoạt động của cơ thể. Lúc này, các bao đĩa đệm sẽ có hiện tượng mất nước, nứt vỡ và có trường hợp sẽ xẹp đi. Những điều này khiến cho các khớp xương bị ma sát, bào mòn nhanh chóng, dẫn đến tổn thương và viêm. 

Một khi phần khớp vùng cột sống bị sưng viêm, sẽ kéo theo các đĩa đệm ở giữa bị hư tổn. Sự tương tác qua lại giữa chúng trong quá trình vận động của cơ thể, sẽ làm mất đi cấu trúc vững chắc tại vị trí cột sống. Để khắc phục được vấn đề này, cột sống tự ổn định bằng việc mọc ra những nhánh xương hay mô gai bao xung quanh khớp xương. Từ đó, nó gây nên bệnh gai cột sống ở nhiều đối tượng.

Gai cột sống xuất hiện ở mọi đối tượng, cả nam lẫn nữ
Gai cột sống xuất hiện ở mọi đối tượng, cả nam lẫn nữ

Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày, các tai nạn lao động, chấn thương, quá trình thừa cân, béo phì hoặc yếu tố di truyền (người mắc bệnh mang gen làm cho phần đốt sống của họ yếu hơn những người khác),… cũng là những nguyên do có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gai cột sống. 

3. Triệu chứng nhận biết gai cột sống

Khác với những căn bệnh khác, gai cột sống dường như không tạo ra các triệu chứng cụ thể, khó xác định rõ ràng, đặc biệt là ở thời kỳ đầu của bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển đến giai đoạn mô gai cọ xát vào phần xương khác, hay dây chằng, rễ thần kinh, nó sẽ khiến người bệnh đau vai, thắt lưng và tồi tệ hơn là tê nhức chân tay. 

Bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau để biết được bản thân có đang bị gai cột sống hay không:

– Thường xuyên đau ở vùng cổ, thắt lưng, biểu hiện rõ ràng hơn khi đứng hoặc vận động. Đau nhức tại hai vị trí này cho thấy phần cột sống của bạn đang gặp vấn đề. 

– Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ cảm nhận được sự đau khi di chuyển và giảm dần khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể đau tê tại vị trí cổ sau đó lan qua hai tay, hay đau ở vùng lưng rồi lan dọc xuống phần chân.

Bệnh nhân có thể dựa vào triệu chứng gai cột sống giúp chẩn đoán mức độ bệnh
Bệnh nhân có thể dựa vào triệu chứng gai cột sống giúp chẩn đoán mức độ bệnh

– Nhận thấy phần cột sống có triệu chứng bất thường, đôi khi là mất cảm giác.

– Phần cơ bắp tay chân yếu dần, cơ thể mất sự cân bằng. 

– Gai cột sống cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn thần kinh thực vật với những biểu hiện cụ thể như: Tăng tiết mồ hôi, suy giảm hệ hô hấp, các biến chứng về huyết áp,…

– Trong trường hợp bệnh gai cột sống đã phát triển ở mức độ nguy kịch, thì bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện. 

4. Cách trị gai cột sống lưng tại nhà đơn giản, an toàn

Bị gai cột sống nên làm gì? Gai cột sống có thể điều trị hoàn toàn không? Đây là những thắc mắc thường gặp của nhiều người. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng, thông qua chế độ nghỉ ngơi và lối sống khoa học. Khi bệnh mới hình thành, bạn có thể thực hiện các phương pháp luyện tập tốt cho hệ xương cột sống. Bên cạnh đó, nếu ở giai đoạn nặng, buộc bệnh nhân phải can thiệp thuốc cũng như tiến hành phẫu thuật khi cần thiết. Để nắm rõ hơn, bạn có thể theo dõi nội dung bên dưới: 

4.1. Tiến hành nghỉ ngơi phù hợp

Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng đau tại vùng thắt lưng, thường xuyên nhức mỏi, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tuyệt đối không làm việc quá sức. Tuy nhiên, không vì vậy mà người bệnh nằm quá lâu, vì điều này có thể dễ dàng khiến cho máu huyết lưu thông kém. Ngoài ra, để hạn chế tốt những cơn đau, bệnh nhân nên áp dụng thêm những bài tập điều trị gai cột sống tại nhà.

Trước khi muốn tận dụng các bài tập chữa gai cột sống, bạn cần tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. Vì khi luyện tập sai cách, hay thực hiện các động tác không đúng hướng dẫn rất dễ làm tổn thương cột sống, khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Ngoài ra, phương pháp này chỉ có thể giúp người bệnh giảm đau tạm thời. Vì vậy, để điều trị gai cột sống hiệu quả, bạn cần đồng thời kết hợp nhiều biện pháp. 

4.2. Áp dụng chườm nóng/lạnh

Theo các bệnh nhân gai cột sống, việc chườm nóng hoặc lạnh có thể làm giảm các cơn đau hiệu quả. Phương pháp này dễ dàng thực hiện tại nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị nước pha nóng, hoặc đá được bọc bên ngoài lớp khăn mềm, rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Bạn cần lưu ý, không chườm quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ để nhiệt độ vừa phải, tránh gây bỏng nhiệt, cũng như không mang lại hiệu quả. 

Chúng ta có thể cải thiện gai cột sống tại nhà
Chúng ta có thể cải thiện gai cột sống tại nhà

4.3. Sử dụng thuốc Tây y

Những ai không may bị gai cột sống có thể hạn chế cơn đau bằng cách sử dụng một số loại thuốc có khả năng giảm đau, chống viêm như: Paracetamol, nhóm corticoid, nhóm vitamin B,… Không chỉ giúp loại bỏ đau nhức, thuốc còn đẩy lùi được triệu chứng tê, khó chịu ở người bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn phải đảm bảo được bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều. Nhược điểm của phương pháp này là giảm đau nhanh chóng nhưng nó không loại bỏ được những mô gai. Vì vậy, đây cũng chỉ là biện pháp điều trị tạm thời bệnh gai cột sống. 

4.4. Phẫu thuật

Một khi đã thử qua nhiều phương pháp nhưng các triệu chứng gai cột sống không cải thiện, mà ngược lại còn tồi tệ hơn thì bạn có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật cắt bỏ gai xương. Được biết, cách này chỉ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp bệnh đã trở nặng, với những triệu chứng như: Mô gai chèn ép vào phần tủy hoặc dây thần kinh, khiến ống tủy bị hẹp,… Can thiếp bằng phương pháp phẫu thuật với mục đích giúp người bệnh tránh được biến chứng, đồng thời hồi phục dần các chức năng  vận động. 

5. Gai cột sống có nên uống canxi?

Một vấn đề khác liên quan đến bệnh gai cột sống được nhiều người quan tâm đó là: “Gai cột sống có nên uống canxi không?”. Như chúng ta đã biết, thì canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, đảm bảo sự vững chắc cho khung xương để nâng đỡ cơ thể. Do đó, người mắc bệnh gai cột sống có thể bổ sung canxi đầy đủ mỗi ngày để hạn chế gai xương tiến triển, cũng như tái tạo phần mô xương đã tổn hại trước đó. 

Tuy nhiên, liều dùng canxi của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và độ tuổi và tình trạng bệnh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trước khi quyết định dùng canxi. 

Gai cột sống là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi phát hiện bản thân có những triệu chứng bất thường liên quan đến loại bệnh này, bạn cần tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nhận được hướng điều trị thích hợp. Hãy luôn đề cao cảnh giác, và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình mỗi ngày bạn nhé!