Xông hơi giải cảm như thế nào để đạt hiệu quả?
Bệnh cảm là bệnh về đường hô hấp, mang tính chất truyền nhiễm do virus tạo thành. Triệu chứng của cảm cúm gây khó chịu cho người bệnh như sốt, mệt mỏi, sổ mũi, đổ mồ hôi,… Xông hơi giải cảm là một trong những cách giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời hạn chế nguy cơ lây sang người khác. Phương pháp này tuy được nhiều người thực hiện, nhưng không phải ai cũng sử dụng “đúng chuẩn”. Để hiểu rõ hơn về phương thức giải cảm này, bạn hãy theo dõi bài biết bên dưới nhé!
1. Xông hơi giải cảm mang lại công dụng gì?
Bệnh cảm dễ dàng nhận diện với những dấu hiệu điển hình đau đầu, sốt cao, hắt hơi, ớn lạnh, viêm họng, suy nhược cơ thể. Thông thường, sau khoảng 1 tuần những triệu chứng của bệnh từ từ cải thiện và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có khả năng trở nặng, cần nhập viện điều trị. Do đó, dù là bệnh lành tính nhưng chúng ta không được chủ quan với cảm cúm.
Bệnh cảm phát triển nhất vào thời điểm giao mùa, khi tiết trời lạnh buốt là điều kiện hoàn hảo cho virus sinh sôi gây bệnh. Theo các chuyên gia, xông hơi là giải pháp loại bỏ cảm hữu hiệu. Nó hỗ trợ người bệnh giảm sự khó chịu, ngoài ra còn mang lại nhiều công dụng:
– Xông hơi sẽ dùng nước ấm, hơi nóng bốc lên có công dụng làm giãn nở các mạch máu, hỗ trợ quá trình lưu thông huyết mạch. Bên cạnh đó, hơi từ nồi xông còn kích thích tuyến mồ hôi hoạt động thuận lợi, đào thải độc tố dễ dàng. Theo đó, triệu chứng cảm cũng được loại bỏ dần.
– Xông hơi giải cảm chủ yếu tận dụng những thảo dược tự nhiên chẳng hạn như sả, bạc hà, tía tô, gừng,… Với mùi hương dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn tinh thần. Bên cạnh đó, chúng có khả năng khử một số vi sinh vật có hại.
2. Các loại lá xông hơi giải cảm được nhiều người áp dụng
Xu hướng dùng các loại lá xông hơi giảm cảm được đông đảo bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Với những bước đơn giản, ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, rút ngắn quá trình hồi phục. Mỗi nguyên liệu sẽ có những đặc điểm riêng, mang lại hiệu quả khác nhau. Sau đây là 5 thảo dược dân gian thường xuất hiện trong nồi xông hơi, bạn có thể tham khảo:
– Lá bưởi: Sở hữu mùi thanh dịu, tinh chất từ loại lá này giúp người bệnh cảm giải tỏa được lo lắng, mệt mỏi. Đồng thời nó còn hỗ trợ chữa đau nhức đầu, giải cảm.
– Xông giải cảm bằng sả sừng: Bộ đôi này có công dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm bụng, giảm thiểu tình trạng đờm, ho, nôn ói rất tốt.
– Lá bạc hà: Từ lâu xông hơi cùng bạc hà được biết đến với tác dụng sát khuẩn cho bề mặt da và tai mũi họng. Dùng với liều lượng thích hợp còn hỗ trợ kháng viêm, trị nhức đầu, viêm họng và chảy nước mũi.
– Lá tía tô: Nguyên liệu này cũng thuộc nhóm lá được nhiều gia đình yêu thích, được dùng nhằm trừ cảm, khu phong trừ hàn, chống viêm.
– Lá hương nhu: Xông hơi với thảo dược này giúp cải thiện vấn đề cảm nắng, đau nhức đầu, đẩy lùi hiện tượng sốt và tốt cho quá trình tiết mồ hôi.
Bên cạnh top 5 nguyên liệu trên, bạn cũng nên cân nhắc qua phương pháp xông hơi giải cảm bằng dầu gió, lá ngải cứu, lá tre, đại bi,… Hoặc kết hợp nhiều loại với nhau trong 1 lần xông.
3. Hướng dẫn cách xông hơi giải cảm đúng chuẩn
Xông hơi giải cảm gồm những bước nào? Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Hiểu được điều đó, bên dưới chúng tôi giới thiệu cách xông hơi trị cảm truyền thông bạn có thể tìm hiểu qua:
– Bước 1: Cần chuẩn bị các loại lá có công dụng giải cảm, bạn có thể dùng các thảo dược đã được đề cập ở phần trên.
– Bước 2: Tiến hành rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi rồi tiếp tục đổ nước sao cho ngập hết lá, đun sôi trong 10 đến 15 phút để thành phần từ thảo dược hòa tan với nước thì tắt bếp. Trong trường hợp bạn dùng bạc hà, thì để nước sôi mới cho bạc hà vào, nấu thêm khoảng 5 phút là được, nấu lâu tinh chất trong bạc hà sẽ mất.
– Bước 3: Nơi xông hơi cần chọn phòng kín gió, sử dụng chăn mỏng trùm kín người và đầu. Để nồi xông vừa nấu trước mặt. Mở nồi xông chậm rãi để cơ thể dần thích nghi với hơi nước nóng bốc lên. Thao tác nhẹ nhàng, tránh bị bỏng người.
– Bước 4: Để mang lại hiệu quả giải cảm, lúc xông người bệnh nên hít thở đều. Xông trong 5 – 10 phút nếu thấy nhiệt độ quá nóng thì có thể bỏ bớt chăn.
– Bước 5: Tiếp tục quá trình xông hơi, đến khi cảm thấy cơ thể ra mồ hôi nhiều, thoải mái thì dừng lại.
– Bước 6: Dùng khăn mềm lau khô người, và thay quần áo ngay. Để cơ thể được nghỉ ngơi sau quá trình xông hơi, uống nước ấm giúp bổ sung lượng nước đã mất trước đó.
4. Cảnh báo những đối tượng không nên xông hơi giải cảm
Công hiệu từ phương pháp xông hơi giải cảm không thể chối bỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây thì hãy cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất không sử dụng hoặc nhất định phải hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xông hơi.
– Những ai trong tình trạng sốt cao, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy khiến người mất nước trầm trọng, bị mất máu. Nếu áp dụng xông hơi giải cảm sẽ làm các triệu chứng này thêm phần tồi tệ, dẫn đến mất nước và hạ huyết áp.
– Nhóm đối tượng bị huyết áp cao hoặc huyết áp không ổn định, đang mắc các bệnh liên quan đến tim mạch cũng được khuyên không xông hơi.
– Nhóm người ốm yếu, cơ thể suy nhược, lã người, có hiện tượng nôn ói, đặc biệt là người lớn tuổi, đang điều trị bệnh.
– Các bé từ 12 tuổi trở xuống, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc trong kỳ kinh cũng tuyệt đối không xông hơi.
– Nhóm đối tượng mắc bệnh về tâm thần, một số bệnh về da ở mức độ nặng, người bị cảm vì nắng nóng đều không được xông hơi để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
5. Những lưu ý khi xông hơi giải cảm?
Để việc xông hơi giải cảm đem lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
– Hạn chế nấu quá lâu nồi xông, những tinh chất trong các nguyên liệu có thể bị bay hơi, giảm tác dụng giải cảm.
– Quá trình xông hơi, lỗ chân lông sẽ giãn nở giúp mồ hôi và “tà khí” thoát ra ngoài giúp người bệnh nhanh phục hồi. Vì vậy, không nên tắm ngay khi xông hơi, sẽ mất hiệu quả trị cảm cúm.
– Bề mặt da rất nhạy cảm, nhất là vùng mặt, để tránh bị bỏng da, mỗi lần xông bạn cần kiểm tra nhiệt độ nước, chỉ để chênh lệch với nhiệt cơ thể tầm 7 đến 8 độ C.
– Không kéo dài thời gian xông hơi, mỗi lần thực hiện không quá 30 phút.
– Mồ hôi tiết ra trong lúc xông sẽ khiến cơ thể mất nước, người bệnh cần bổ sung nước ngay sau khi xông bằng cách uống nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh sẽ làm mất cân bằng nhiệt.
– Trong lúc xông hơi nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ như buồn nôn, chóng mặt, khó thở,… người bệnh phải dừng ngay việc xông.
– Không quá lạm dụng việc xông hơi giải cảm, nếu dùng liên tục sẽ khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Bên cạnh đó, nếu đã thực hiện xông hơi những bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Chung quy, phương pháp xông hơi giải cảm đã được nhiều người kiểm chứng trong việc phòng và hỗ trợ chữa cảm cúm. Trong quá trình xông hơi, phải có người thân bên cạnh, để can thiệp kịp thời nếu xuất hiện tình huống bất thường. Để không mắc các bệnh về hô hấp nói chung và cảm cúm nói riêng, mỗi người cần có cách bảo vệ cơ thể. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và chăm vận động cơ thể bạn nhé!