Ý nghĩa ngày tết cổ truyền Việt Nam, ít người biết

Tết đến, xuân về, chúng ta lại tất bật chuẩn bị đón giao thừa và gửi những lời chúc tốt đẹp. Thời ông bà xa xưa đã quá quen thuộc với những phong tục truyền thống ngày Tết. Đón Tết mỗi năm nhưng liệu các bạn trẻ có bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của những ngày này chưa? Cùng Organika Việt Nam tìm hiểu ý nghĩa ngày Tết cổ truyền nhé.

Ý nghĩa của Tết cổ truyền

Người Việt Nam thường gọi Tết cổ truyền bằng cái tên thân thương là “Tết Nguyên Đán” hay “Tết Ta”. Bắt đầu với nguồn gốc tên gọi “Ngày Tết cổ truyền”. Sở dĩ có tên “Tết Nguyên Đán” bởi nghĩa nguyên bản của chữ “Tết” chính là “Tiết”. Còn “Nguyên Đán” có nguồn gốc chữ Hán. Chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm. Cách đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên đán”.

Dù ăn Tết mỗi năm, ngày nay ít ai biết được ý nghĩa của Tết cổ truyền.
Dù ăn Tết mỗi năm, ngày nay ít ai biết được ý nghĩa của Tết cổ truyền.

Tết Nguyên Đán là sự đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Kết thúc cũng như mở đầu cho một chu kỳ vận hành của đất trời và vạn vật. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng khi con người hướng về tự nhiên, tìm kiếm sự cân bằng giữa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán cũng là dịp để chúng ta gửi gắm những mong ước tốt đẹp về một năm mới an lành, an khang và thịnh vượng.

Việt Nam từ xưa đã gắn bó sâu sắc với nền nông nghiệp từ lâu đời. Tết đến, người nông dân bày tỏ lòng thành kính tạ ơn trời đất bằng những mâm lễ vật gồm trái cây tươi ngon, bánh chưng xanh cùng nhiều nghi lễ trang trọng. Cầu mong thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời ban phúc, mang đến một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nguồn gốc của Tết cổ truyền Việt Nam

Có tin đồn rằng “Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc ít nhiều gì cũng du nhập vào Việt Nam, trong đó có cả phong tục đón Tết Nguyên Đán”. Nguồn gốc thực sự của Tết vẫn còn là một “ẩn số”. Phong tục đón tết cũng có quá lâu và quá quen thuộc nên chẳng ai dám khẳng định Tết có từ khi nào, từ đâu.

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, sự tích “Bánh chưng, bánh dày” là một trong những câu chuyện được truyền tải rộng rãi. Gần như mọi lứa tuổi đều biết sự tích này. Thật thú vị khi biết rằng, trước thời các Vua Hùng, chính xác là trước cả thời Bắc thuộc, người Việt đã có tập tục đón Tết Nguyên Đán. 

Khổng Tử – Một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc từng nói đến cuốn Kinh Lễ rằng “Ta không biết Tết là gì chỉ nghe là đây là tên của 1 lễ hội lớn của người Man. Vào những ngày đó, họ thường nhảy múa, uống rượu và ăn chơi.”

Ngoài ra, sách Giao Chỉ Chí cũng ghi chép lại rằng “Người Giao Quận thường tập trung thành từng hội nhóm nhảy múa, hát ca, ăn uống vui chơi trong nhiều ngày liền để mừng 1 mùa cấy trồng mới. Không chỉ có người làm nông, cả những người của Chúa động, Quan lang đều tham gia vào lễ hội này”.

Nguồn gốc của Tết cổ truyền xuất phát từ Nước Việt Nam.
Nguồn gốc của Tết cổ truyền xuất phát từ Nước Việt Nam.

Nói cách khác, Tết Nguyên Đán chính là một lễ hội thuần túy, được hun đúc từ ngàn đời nay bởi chính người Việt. Tết cổ truyền có nguồn gốc từ Việt Nam, không hề bị lai ngoại nhập.  

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam của mọi nhà

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, không khí rộn ràng, náo nhiệt bao trùm khắp mọi miền Tổ quốc. Từ thành thị đến nông thôn, người Việt Nam đều háo hức chuẩn bị đón Tết. Sẽ có nhiều phong  tục dần thay đổi nhưng có những phong tục tập quán cứ lặp đi lặp lại ngàn đời nay. Vậy đó là những phong tục nào?

Phong tục đón Tết được gìn giữ hơn ngàn đời nay.
Phong tục đón Tết được gìn giữ hơn ngàn đời nay.

Đoàn tụ cùng gia đình

Trở về sum họp dưới mái ấm gia đình vào 3 ngày Tết, dù cho bạn là ai, làm gì, ở đâu. Thông thường, từ cuối năm ai cũng háo hức trở về nhà, dọn dẹp nhà cửa thật sạch để chuẩn bị đón năm mới.

Đón giao thừa cùng gia đình

Trong đêm giao thừa ý nghĩa, chúng ta cùng nhau trở về tổ ấm, gửi gắm những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Mong rằng năm mới sẽ mang đến nhiều niềm vui, sức khỏe và thành công cho toàn gia. Đâu cần chi sa hoa, lộng lẫy. Chỉ cần có nhau, mọi khoảnh khắc đều trở nên ý nghĩa.

Chơi hoa, mâm ngũ quả

Trang trí hoa đào, mai, cúc và bày trí mâm ngũ quả trong nhà. Màu sắc rực rỡ của hoa, trái cây tượng trưng cho một bức tranh mùa xuân may mắn, thịnh vượng.

Phong tục cúng Tết Nguyên Đán

Trong mỗi gia đình Việt, việc chuẩn bị mâm cơm Tất Niên và 30 Tế, trước thời khắc giao thừa để dâng lên bàn thờ gia tiên. Phong tục như mời linh hương người thân đã khuất về đón năm mới cùng con cháu. Sau 3 ngày Tết, gia đình lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông bà. Nhiều gia đình còn mang lễ vật ra mộ để dọn dẹp, lau chùi, tạo không gian thanh tịnh cho người đã khuất. Một dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những người đã sinh thành, dưỡng dục.

Ngoài ra, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch mọi nhà thường cúng ông Công, ông Táo. Ngày này, nhà cửa, đặc biệt là không gian bếp phải được dọn dẹp sạch sẽ. Sau đó, nấu mâm cúng, mua cá vàng để tiễn hai vị thần về chầu trời.

Xông đất

Chọn người hợp tuổi với gia chủ, may mắn trong cuộc sống để xông đất đầu năm. Người xông đất sẽ mở cửa tài lộc, đem lại may mắn cho gia đình đó.

Lì xì mừng tuổi

Chúc Tết, lì xì mừng tuổi đầu năm. Đây chắc là phong tục được nhiều bạn nhỏ yêu thích nhất. Ngoài ra, thế hệ con cháu cũng nên chuẩn bị những phong bao lì xì mừng thọ cho ông bà, bố mẹ. Mọi người cùng trao nhau những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất.

Thay vì những phong bao lì xì truyền thống, năm nay, hãy dành tặng ông bà, bố mẹ món quà ý nghĩa hơn cả. Viên uống canxi hữu cơ Organika Calcium chính là món quà cho sức khỏe dẻo dai. Càng lớn tuổi không thể tránh được bệnh đau mỏi cổ, vai, gáy. Ở độ tuổi này, tốc độ hủy xương sẽ nhanh hơn tạo xương. Bổ sung canxi là cực kỳ cần thiết. Một điều mà ai cũng lăn tăn khi mua các sản phẩm viên uống bảo vệ sức khỏe cho người lớn là “Người có bệnh nền liệu có bị tương tác thuốc hay để lại tác dụng phụ hay không?”. Hãy yên tâm vì sản phẩm được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nhờ đó, dễ hấp thụ, không gây tác dụng phụ.

Xem thêm: Cách chọn quà Tết cho bố mẹ ý nghĩa, thiết thực.

Khai bút đầu năm

Khai bút đầu xuân là một nghi thức tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Theo quan niệm dân gian, việc viết những nét chữ đầu tiên trong năm mới như một lời chúc may mắn và thành công. Những người làm ăn, kinh doanh, học sinh,… thường thực hiện này vào dịp đầu năm. Mỗi nét chữ như một hạt giống gieo xuống, ươm mầm cho một năm mới tươi đẹp.

Đi chùa cầu an

Tục lệ đi chùa hái lộc đầu năm không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.  Đi chùa để cầu nguyện, chúc năm mới dồi dào sức khỏe, cuộc sống bình an và vạn sự như ý.

Làm bánh mứt

Cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi. Thật ấm lòng khi thấy nhiều gia đình vẫn gìn giữ nét đẹp truyền thống. Họ cùng nhau làm bánh chưng, bánh tét và mứt đón Tết. Cả nhà quây quần bên nhau. Các thành viên cùng nhau tạo ra những món ăn ấy thật thiêng liêng và đáng trân trọng.

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá ý nghĩa ngày Tết cổ truyền, cũng như những giá trị sâu sắc mà nó mang lại. Hy vọng rằng, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau sẽ luôn trân trọng và gìn giữ những nét đẹp văn hóa đặc sắc này. Bởi lẽ, Tết Nguyên Đán chính là bản sắc dân tộc Việt Nam.