Ăn gì để bổ thận, tráng dương?

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của con người. Thận yếu,, dẫn đến nguy cơ ung thư thận, thận đa nang, lao thận, suy thận, sỏi thận… thậm chí là tử vong. Vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thận là điều cần thiết. Ngoài việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý thì việc bổ sung những món ăn bổ thận cũng là điều cực kỳ quan trọng để duy trì một quả thận khỏe mạnh.

Vai trò của thận trong hoạt động của cơ thể

Thận gồm có hai quả, hình dáng giống như hạt đậu, to bằng nắm tay, nằm ở phía lưng.  Khoảng 30 phút một lần, toàn bộ lượng máu của cơ thể được lọc hết qua thận để loại bỏ các chất thải độc hại đối với cơ thể và giữ lại các dưỡng chất cần thiết.

Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể
Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể

Thận giúp duy trì sự cân bằng của nước, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như: canxi, sản xuất hormon như erythropoietin, enzym và vitamin, giúp điều hòa huyết áp và số lượng hồng cầu…

Dấu hiệu khi thận hoạt động không tốt

  • Xuất hiện bọng quanh mắt.
  • Sưng ở chân.
  • Khó khăn khi đi tiểu: đi tiểu không đều, đau  khi đi tiểu.
  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Người yếu, mệt mỏi…

Tổng hợp những món ăn bổ thận

1. Kim anh tử nấu đuôi heo

Nguyên liệu: kim anh tử 25g, đỗ trọng 30g, đuôi heo 2 cái.

Cách làm: đuôi heo cạo lông, rửa sạch, chặt khúc. Tất cả cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ ninh, đến chín, nêm ít muối, gia vị.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt.

Công hiệu: tráng dương cố tinh.

2. Chè khiếm thực – ngân nhĩ

Nguyên liệu: khiếm thực 15g, hạt sen 25g, ngân nhĩ (nấm mèo trắng) 10g, hoài sơn 15g, trứng gà 1 quả, đường trắng vừa đủ.

Chè khiếm thực - ngân nhĩ
Chè khiếm thực – ngân nhĩ

Cách làm: hạt sen cùng ngân nhĩ ngâm nước cho nở, rửa sạch, tất cả nguyên liệu cho vào nồi đất, đổ nước. Đun sôi bằng lửa mạnh, rồi chuyển lửa riu ninh khoảng 1 giờ, đến khi hạt sen, Ngân nhĩ nhừ. Khi gần chín, trứng gà đập vào chén, khuấy nát đổ vào nồi chè, nêm đường trắng, đun sôi lại.

Cách dùng: dùng làm điểm tâm.

Công hiệu: ích khí tư âm, cố thận chữa di tinh.

3. Canh thịt rùa nấu khiếm thực

Nguyên liệu: khiếm thực 60g, hạt sen 60g, thịt rùa 0,5kg, câu kỷ tử 30g, rượu 1 muỗng canh, muối, bột ngọt một ít.

Cách làm: rùa giết mổ sạch, lấy thịt cắt lát nhỏ, cùng khiếm thực, hạt sen, Câu kỷ tử cho vào nồi, đổ nước cho ngập mặt. Đun sôi bằng lửa mạnh, thêm rượu và muối, chuyển lửa riu nấu 3 giờ, cho đến thịt nhừ, nêm bột ngọt thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt và tất cả nguyên liệu.

Công hiệu: bổ tỳ ích thận, tư âm cố sáp.

4. Vịt tiềm ngũ vị tử

Nguyên liệu: ngũ vị tử 50g, thịt vịt vừa đủ.

Cách làm: ngũ vị tử vo sạch, thịt vịt cắt lát sử dụng sau. Ngũ vị tử tiềm với thịt vịt, cho đến khi thịt nhừ. Nêm gia vị thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng làm món ăn.

Công hiệu: bổ phế ích thận, chữa ho bình suyễn.

5. Cao ngũ vị tử

Nguyên liệu: ngũ vị tử 250g, mật ong vừa đủ.

Cách làm: ngũ vị tử vo sạch, sắc lấy nước. Rồi sắc nước hai, hai nước hòa lại, cô đặc lại như dạng cao lỏng. Thêm mật ong vừa đủ, thêm nhiệt nấu cô đặc hơn nữa thì hoàn tất.

Cách dùng: mỗi lần 2 muỗng canh, ngày 2 lần, uống với nước ấm.

Công hiệu: dưỡng can ích thận, sinh tinh sáp tinh.

6. Canh gà nấu lộc nhung

Nguyên liệu: lộc nhung 3g, cánh gà 100g, dầu ăn, muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm: lộc nhung cắt lát. Cánh gà rửa sạch, nấu với 4 chén nước, khi sôi vớt ván, nấu còn 2 chén nước. Lộc nhung nấu với 1 chén nước còn nửa chén, đổ vào nước cánh gà nấu tiếp trong giây lát, thêm dầu ăn, muối gia vị.

Canh gà nấu lộc nhung
Canh gà nấu lộc nhung

Cách dùng: dùng canh ăn thịt. Mỗi ngày hay cách ngày dùng 1 liều, dùng thường xuyên.

Công hiệu: ôn bổ thận dương.

7. Cháo bột lộc nhung

Nguyên liệu: bột lộc nhung 3g, gạo tẻ 50g, muối vừa đủ.

Cách làm: gạo tẻ vo sạch. Đổ nước vừa đủ ninh cháo. Sau khi ninh cháo sôi vài dạo thêm vào bột lộc nhung, nêm ít muối.

Cách dùng: dùng làm món chính.

Công hiệu: bổ thận tráng dương.

8. Cháo lộc nhung

Nguyên liệu: lộc nhung 6g, gạo tẻ 100g, gừng tươi, muối vừa đủ.

Cách làm: lộc nhung tán nhuyễn. Gừng tươi cắt sợi. Gạo tẻ vo sạch, đổ nước ninh cháo. Sau khi sôi thêm lộc nhung, gừng tươi, nêm muối gia vị.

Cách dùng: chia dùng 2 lần vào sáng và chiều.

Công hiệu: bổ thận tráng dương.

9. Đỗ trọng nấu bao tử heo

Nguyên liệu: đỗ trọng 50g, bao tử heo 250g, muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm: đỗ trọng rửa sạch, cắt lát, bao tử heo rửa sạch, cắt lát nhỏ. Đổ nước vừa đủ ninh canh. Khi thịt nhừ nêm muối, bột ngọt thì dùng.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt, dùng làm món ăn, có thể kèm rượu.

Công hiệu: bổ thận tráng dương.

10. Chè đỗ trọng

Nguyên liệu: chích đỗ trọng (đỗ trọng tẩm mật sao) 20g, ngân nhĩ 20g, linh chi 10g, đường phèn 150g.

Cách làm: đỗ trọng và linh chi sắc nước, sắc 3 lần, lấy 3 nước trộn lại, sắc còn 100ml. Ngân nhĩ ngâm nước lạnh cho nở, loại bỏ tạp chất, đất cát, bắc lên bếp thêm nước nấu với lửa vừa cho đến khi ngả màu. Nước sắc linh chi và nước Ngân nhĩ cùng đổ vào một nồi khác, ninh với lửa nhỏ đến khi ngân nhĩ nhừ, thêm nước đường phèn thì hoàn tất.

Chè đỗ trọng là món ăn tốt cho thận
Chè đỗ trọng là món ăn tốt cho thận

Cách dùng: mỗi sáng và chiều dùng 1 chén nhỏ lúc ấm, dùng lâu thấy hiệu quả.

Công hiệu: dưỡng âm nhuận phế, ích vị sinh tân.

11. Bổ cốt chi – hồ đào tán

Nguyên liệu: bổ cốt chi 300g, hồ đào nhân (quả óc chó) 300g.

Cách làm: bổ cốt chi, hồ đào rửa sạch, sấy khô, tán bột, trộn đều. Chứa trong keo.

Cách dùng: ngày 2 lần, mỗi lần 10g, dùng với nước ấm.

Công hiệu: bổ thận nạp khí, ôn dương bình suyễn.

12. Rượu bổ cốt chi

Nguyên liệu: bổ cốt chi 60g, hồ lô ba 60g, tiểu hồi 20g, rượu trắng 1 lít.

Cách làm: tất cả dược liệu tán thô, chứa trong keo. Đổ vào rượu trắng, đậy kín, mỗi ngày lắc vài lần. Sau khi ngâm 1 tuần, bỏ bã, sử dụng dần.

Cách dùng: mỗi lần dùng 20ml, ngày 2 lần.

Công hiệu: bổ thận ôn dương.

13. Cháo ích trí nhân

Nguyên liệu: ích trí nhân 50g, nếp 50g, muối một ít.

Cách làm: ích trí nhân vo sạch, nếp vo sạch sử dụng sau. Ích trí nhân tán nhuyễn, cùng nếp ninh cháo. Nêm muối, ninh vài dạo.

Cách dùng: mỗi sáng, chiều dùng ấm.

Công hiệu: ích thận ôn dương.

14. Chè ích trí nhân

Nguyên liệu: ích trí nhân 10g, gừng khô 10g, chích cam thảo (cam thảo tẩm mật sao) 10g, tiểu hồi (sao) 10g, ô đầu (lùi) 5g, gừng tươi 5g, thanh bì 6g, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi đất. Đổ nước vừa đủ ninh chè, nêm đường phèn thì hoàn tất.

Cách dùng: mỗi ngày 1 thang.

Công hiệu: bổ thận cố tinh, chữa di tinh.

15. Canh ba kích nấu thịt ốc

Nguyên liệu: ba kích thiên 30g, thịt ốc 100g, gừng tươi 2 lát, muối vừa đủ.

Cách làm: thịt ốc rửa sạch, cắt lát; ba kích thiên rửa sạch. Đổ nước vừa đủ vào nồi đất, đun sôi bằng lửa mạnh, rồi thêm ba kích thiên, thịt ốc, gừng tươi. Chuyển lửa vừa ninh tiếp khoảng 3 giờ, nêm muối gia vị thì hoàn tất.

Ba kích nấu cùng thịt ốc cực kỳ tốt cho thận
Ba kích nấu cùng thịt ốc cực kỳ tốt cho thận

Cách dùng: dùng làm món ăn.

Công hiệu: tráng dương, chữa liệt dương.

16. Ruột heo tiềm ba kích

Nguyên liệu: ruột heo 250g, ba kích thiên 50g, hành, gừng tươi, muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm: ruột heo lật ngược rửa sạch bên trong, lật trở lại. Ba kích thiên rửa sạch nhét trong ruột heo, đặt trong nồi đất, thêm hành, gừng tươi, nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu tiềm đến khi ruột nhừ. Khi dùng, nêm bột ngọt, ít muối.

Cách dùng: dùng làm món ăn.

Công hiệu: ôn thận bổ dương. Tư dưỡng giảm áp.

17. Thịt gà tiềm tiên mao

Nguyên liệu: tiên mao 10g, kim anh tử 15g, thịt gà 300g, muối vừa đủ.

Cách làm: tiên mao dùng nước vo gạo ngâm 3 ngày, chế biến sử dụng sau. Thịt gà cắt lát, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu tiềm 1 giờ. Thêm tiên mao, kim anh tử cùng tiềm 1 giờ. Đến khi thịt nhừ, nêm ít muối thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt.

Công hiệu: bổ thận tráng dương.

18. Rượu tiên mao phúc phương

Nguyên liệu: tiên mao 100g, ngũ gia bì 100g, dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 2 lít.

Cách làm: tất cả dược liệu tán thô, chứa trong keo. Đổ vào rượu trắng, đậy kín, để nơi khô ráo, râm mát. Mỗi ngày lắc vài lần. Sau nửa tháng ngâm, bã bỏ thì dùng.

Cách dùng: mỗi sáng, chiều 1 lần, mỗi lần dùng 10 – 20ml.

Công hiệu: ôn bổ can thận, tráng dương cường thân.

19. Gà tiềm hải mã

Nguyên liệu: hải mã 10g, gà giò trống 1 con (khoảng 700g).

Cách làm: gà giò trống rửa sạch, chặt lát; hải mã rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào thố, đổ nước để tiềm với lửa riu. Nêm gia vị.

Cách dùng: dùng làm món ăn.

Công hiệu: Ôn trung tráng dương, ích khí bổ tinh.

20. Canh hải mã nấu tôm gà

Nguyên liệu: hải mã 10g, tôm 15g, gà giò trống 1 con (700g), rượu, bột ngọt, nước dùng (nước canh), muối, bột năng, đầu hành, gừng lát vừa đủ.

Cách làm: gà giò trống giết mổ, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch. Trụng qua nước sôi trong giây lát, vớt ra chặt thành lát vuông, chứa trong thố. Hải mã, tôm dùng nước ấm rửa sạch, ngâm 10 phút, để trên thịt gà, thêm đầu hành, gừng lát, các gia vị dùng một nửa (tạm không dùng bột ngọt), đổ nước dùng vừa đủ, cho lên bếp tiềm cách thủy. Thố gà lấy ra, gắp bỏ đầu hành, gừng. Thịt gà chứa trong tô, phần gia vị còn lại cho vào nước canh. Đun bằng lửa mạnh, vớt ván, thêm nước bột năng làm xốt, rưới lên thịt gà thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng làm món ăn.

Công hiệu: bổ thận tráng dương.

21. Cật dê tiềm nhục thung dung

Nguyên liệu: nhục thung dung 30g, cật dê 1 cặp, bột tiêu, bột ngọt, muối vừa đủ.

Cách làm: cật dê bổ làm đôi rửa sạch; nhục thung dung rửa sạch, cắt lát. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi đất, thêm nước, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu tiềm nửa giờ, cho đến khi cật chín. Vớt bỏ nhục thung dung, nêm bột tiêu, bột ngọt, muối thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt.

Công hiệu: ôn bổ tráng dương, ích tinh nhuận trường.

22. Cháo nhục thung dung

Nguyên liệu: nhục thung dung 20g, gạo tẻ 100g.

Cách làm: nhục thung dung rửa sạch, cắt nhuyễn; gạo tẻ vo sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi ninh thành cháo. Nêm gia vị thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng món ăn chiều mùa thu đông.

Công hiệu: ích can thận, cường cân cốt.

23. Canh nhục thung dung nấu bao tử heo

Nguyên liệu: nhục thung dung 10g, bao tử heo 1 cái.

Cách làm: bao tử heo rửa sạch. Nhục thung dung nhét vào bao tử heo ninh canh. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu ninh đến khi bao tử heo nhừ.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt.

Công hiệu: bổ thận tráng dương.

24. Chè thỏ ty tử

Nguyên liệu: thỏ ty tử 30g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ.

Cách làm: thỏ ty tử giã nhuyễn, thêm nước sắc, bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với gạo tẻ đã vo sạch. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu ninh trong 15 phút, nêm đường trắng, cho sôi vài dạo.

Cách dùng: dùng ấm vào buổi sáng, chiều.

Công hiệu: bổ thận ích tinh.

25. Thỏ ty tử nấu măng non chan cơm

Nguyên liệu: thỏ ty tử 15g, măng non 200g, gạo tẻ, nước tương (hay nước mắm), rượu vừa đủ.

Cách làm: gạo tẻ nấu cơm. Thỏ ty tử dùng 2 ly nước sắc với lửa riu 1 giờ, khi cạn còn phân nửa, bỏ bã lấy nước sử dụng sau. Măng non cắt nhuyễn, cùng nước sắc thỏ ty tử cho vào nồi, thêm nước tương (nước mắm), rượu, nấu chín. Dùng nước sắc này chan cơm ăn.

Cách dùng: dùng làm món chính.

Công hiệu: bổ thận ích tinh, tráng dương, cường thân.

26. Cháo hồ đào

Nguyên liệu: hồ đào (quả óc chó) 15g, gạo tẻ 100g.

Cách làm: gạo tẻ vo sạch, hồ đào băm nhuyễn. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa liu ninh nửa giờ, cho đến khi nhừ.

Cách dùng: dùng vào sáng, chiều.

Công hiệu: bổ ích phế thận, nhuận trường tiêu sỏi.

27. Hồ đào xào hẹ

Nguyên liệu: hồ đào 50g, hẹ 200g, dầu mè, muối vừa đủ.

Cách làm: hẹ rửa sạch, cắt đoạn sử dụng sau. Hồ đào sau khi rửa sạch dùng dầu mè chiên vàng. Thêm lá hẹ đảo đều, nêm muối vừa đủ, tắt bếp.

Cách dùng: dùng làm món rau.

Công hiệu: ôn thận tráng dương, cường eo thông tiện.

28. Chè hồ đào ngũ vị tử

Nguyên liệu: hồ đào 10g, ngũ vị tử 5g, mật ong vừa đủ.

Cách làm: hồ đào và ngũ vị tử loại bỏ tạp chất, cho vào nồi, thêm nước. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm khoảng nửa giờ. Nêm mật ong trộn đều thì hoàn tất.

Cách dùng: mỗi ngày dùng ấm trước khi đi ngủ.

Công hiệu: bổ dương ích thận.

29. Chè đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: đông trùng hạ thảo 6g, bạch cập 10g, nếp 50g, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: đông trùng hạ thảo và bạch cập lần lượt rửa sạch, sấy khô, tán nhuyễn; nếp vo sạch, cùng đường phèn cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu ninh nửa giờ, thêm bột đông trùng hạ thảo và bột bạch cập, trộn đều. Ninh trong giây lát, cho đến sệt tắt bếp.

Cách dùng: dùng ấm, ngày 2 lần.

Công hiệu: tư bổ phế thận.

30. Canh thịt nạc nấu đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: đông trùng hạ thảo 20g, ba kích 12g, thịt nạc heo 100g, dầu ăn, muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm: đông trùng hạ thảo và ba kích ngâm nước ấm 15 phút, rửa sạch; thịt heo nạc rửa sạch, cắt lát nhỏ. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu ninh 2 giờ. Nêm dầu ăn, bột ngọt, muối gia vị.

Cách dùng: dùng làm món ăn hay điểm tâm.

Công hiệu: tráng dương bổ thận.

31. Canh tôm nấu đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: đông trùng hạ thảo 10g, tôm 30g, gừng tươi, muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm: đông trùng hạ thảo và tôm rửa sơ, cho vào nồi đất. Thêm gừng tươi, muối và đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa riu ninh nửa giờ, nêm bột ngọt thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt.

Công hiệu: bổ thận tráng dương, điền tinh ích tủy.

Vai trò của thận rất quan trọng trong hoạt động sống của con người, tuy nhiên theo số liệu thống kê của ngành y tế, trên cả nước hiện có hơn 80.000 người mắc bệnh suy thận mạn tính.

Thận yếu dẫn đến các nguy cơ: ung thư thận, thận đa nang, lao thận, suy thận, sỏi thận… Dấu hiệu cảnh báo khi thận hoạt động không tốt là xuất hiện bọng quanh mắt, khó khăn khi đi tiểu, đi tiểu không đều, đau khi đi tiểu…

Vì vậy, để bảo vệ thận chúng ta cần uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, ăn nhạt, bổ sung trong thực đơn các thực phẩm tốt cho thận như: bắp cải, bí ngô, ớt chuông, quả việt quất, các loại cá hồi, cá trính, cá ngừ, lòng trắng trứng…