Bà bầu mất ngủ: Tình trạng đáng lo ngại!
Tình trạng bà bầu bị mất ngủ về đêm đang ngày càng gia tăng. Nó trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi của rất nhiều mẹ bầu. Hiện tượng này kéo dài, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của bà bầu mà còn tác động lớn đến thai nhi. Theo các thống kê khoa học, có đến 50% bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối và 3 tháng đầu giai đoạn mang thai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
1. Mất ngủ khi mang thai là gì?
Theo các chuyên gia, bà bầu mất ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ. Phần lớn, các mẹ bầu mất ngủ chủ yếu vào những tháng đầu và cuối thai kỳ. Một số trường hợp, mất ngủ kéo dài xuyên suốt những tháng mang thai. Sau đây là các dấu hiệu cho thấy giấc ngủ của mẹ bầu đang rối loạn:
– Mẹ bầu thường trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ mỗi tối.
– Giấc ngủ không đảm bảo, khó duy trì giấc ngủ ngon.
– Thường xuyên giấc dậy giữa đêm, vào khó ngủ lại, mỗi lần thức kéo dài hơn 30 phút.
– Ngủ dậy quá sớm so với bình thường.
– Mỗi sáng thức dậy cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không sảng khoái.
– Bà bầu thấy khó chịu và hay có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, đồng hồ sinh học thay đổi.
Ghi nhận ở các mẹ bầu gặp phải hiện tượng mất ngủ, họ cảm thấy đuối sức, giảm sút cả về sức khỏe tinh thần. Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người, mà mức độ mất ngủ sẽ khác nhau. Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng bất thường liên quan đến giấc ngủ. Mẹ bầu hãy mô tả cụ thể với bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Tránh để lâu sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến cả mẹ và bé.
2. Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ về đêm
Được biết, nguyên nhân hàng đầu tạo nên hiện tượng mất ngủ trong giai đoạn mang thai là do quá trình phát triển của thai nhi. Điều này khiến mẹ bầu khó ngủ vì không thể chọn được tư thế thoải mái. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây cũng phần nào đó gia tăng tình trạng mất ngủ khi mang thai:
2.1. Ốm nghén
Hầu như các thai phụ đều đối mặt với tình trạng ốm nghén trong thời kỳ mang thai. Việc buồn nôn, khó chịu,… khiến bà bầu không thể ngủ được. Nếu mất ngủ vì nguyên nhân này thì khi trải qua giai đoạn nghén, vấn đề mất ngủ của mẹ bầu sẽ tự động được cải thiện. Phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế ốm nghén như:
– Giảm thiểu việc tiếp nạp các món ăn cay nóng, gây nôn ói
– Chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước trái cây hoặc đồ ăn lỏng
– Ưu tiên thực phẩm khô, bổ sung gừng và chanh vào thực đơn hằng ngày.
– Thư giãn tinh thần, giữ phòng thông thoáng
2.2. Tiểu đêm
Khi nhắc đến những nguyên nhân gây khó ngủ cho mẹ bầu, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng tiểu đêm. Theo các bác sĩ, thai nhi ngày càng phát triển sẽ gây hiện tượng chèn ép bàng quang dẫn đến việc tiểu nhiều vào ban đêm cho thai phụ. Một số trường hợp, mẹ bầu có thể tiểu đêm với tần suất hơn 10 lần/đêm.
2.3. Chuột rút, đau lưng, nhức mỏi
Mất ngủ khi mang thai đôi khi là do tình trạng chuột rút. Nó là những cơn co thắt cơ bắp, xuất hiện đột ngột, tập trung chủ yếu ở đùi và bàn chân. Các cơn đau hình thành do chuột rút khiến mẹ bầu thức giấc giữa đêm, gây nên mất ngủ, khó ngủ trở lại. Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối đa phần vì nguyên nhân này. Thêm vào đó, mẹ bầu mất ngủ còn có thể vì đau lưng, nhức mỏi người.
2.4. Thay đổi nội tiết tố
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có sự thay đổi rõ nét về nội tiết tố. Điều này phần nào đó tác động đến nhịp sống và sức khỏe của bà bầu. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến tâm trọng của nhiều thai phụ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tình trạng lo lắng, căng thẳng, cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc,… Đây cũng được xem là nguyên nhân hình thành nên việc mất ngủ khi mang thai, mà nhiều mẹ bầu không nhận ra.
2.5. Vấn đề về hô hấp
Có thể bạn chưa biết, bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu nguyên do chính phải kể đến là sự thay đổi nhịp thở. Giai đoạn này, mẹ bầu thường thở chậm và sâu, gây nên cảm giác khó chịu, mất ngủ về đêm. Khi thai nhi lớn dần, dạ con có hiện tượng chèn ép phần cơ hoành. Đồng nghĩa với việc, bà bầu phải thở nhiều hơn, khó thở hơn trước. Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai, tim sẽ hoạt động nhiều hơn hẳn, kéo theo nhịp tim tăng nhanh. Tình trạng này cũng phần nào đó làm mẹ bầu mất ngủ.
3. Tiết lộ cách trị mất ngủ cho bà bầu
Bà bầu bị mất ngủ về đêm nếu không có biện pháp nhằm cải thiện dần sẽ khiến mức độ mất ngủ nặng nề hơn. Sau đây, Organika sẽ gợi ý giúp bạn một số mẹo hữu ích giúp mẹ bầu nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả:
– Hạn chế việc ăn quá no và uống quá nhiều nước trước thời điểm đi ngủ. Theo đó, thai phụ cố gắng tạo thói quen ăn bữa tối cách giờ ngủ từ 2 đến 3 giờ.
– Bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin B, muối và canxi sẽ giúp dễ ngủ hơn.
– Nói không với các chất kích thích, đồng thời cân nhắc những món ăn ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ.
– Tận dụng một số loại trà thảo dược như: Hoa cúc, oải hương, táo đỏ,… Để giúp thư giãn tinh thần, ngủ ngon.
– Tập tư thế ngủ nghiêng sang trái, chân gác cao. Được biết, cách này sẽ hỗ trợ mẹ bầu hạn chế áp lực tác động lên tĩnh mạch chân. Bên cạnh đó, mang lại giấc ngủ sâu.
– Chăm luyện tập thể dục, với những bài tập nhẹ nhàng phù hợp trong giai đoạn thai kỳ.
– Mẹ bầu mất ngủ có thể ngâm chân với nước ấm, xoa bóp chân, tắm nước ấm,… Chúng giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, tốt cho giấc ngủ.
– Tạo thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ khoảng 30 phút để hạn chế thức giấc giữa đêm.
– Cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể.
Bài viết trên nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề bà bầu mất ngủ. Hy vọng nội dung được đề cập trong bài hữu ích với bạn. Mẹ bầu phải đảm bảo giấc ngủ mỗi tối duy trì ít nhất là 8 tiếng. Nếu ngủ thiếu, bạn có thể bổ sung bằng những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Để tốt cho sức khỏe của thai nhi và cả mẹ bầu. Khi đối mặt với tình trạng mất ngủ, bà bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp cải thiện nào mà chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ.