Bạn biết gì về hội chứng ngộ độc nước?
Ngộ độc nước hay còn gọi là hội chứng ngộ độc nước là tình trạng uống nước quá nhiều xảy ra khi uống nước quá nhiều. Hội chứng này có các triệu chứng tương tự như các bệnh lý thông thường nên rất khó phát hiện dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị. Tuy nhiên, khi nhắc đến hội chứng ngộ độc nước còn nhiều người rất mơ hồ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về hội chứng ngộ độc nước.
1. Ngộ độc nước là gì?
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể, chiếm 70 – 80% trọng lượng cơ thể và phân bổ ở hầu hết các cơ quan. Theo đó, nước sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi cơ thể, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Đồng thời, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả… Đó chính là lý do các chuyên gia thường khuyến cáo chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ nên uống đủ lượng nước cần thiết và chia đều lượng nước ra uống nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn để tránh tình trạng ngộ độc nước.
Theo đó, tình trạng ngộ độc nước là sự gây xáo trộn về chức năng của não khi hàm lượng natri trong máu bị hạ. Hiện tượng này xảy ra khi nồng độ hydrat tăng cao dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể gây tử vong. Chính vì vậy, tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng và độ tuổi mà chúng ta bổ sung lượng nước cho cơ thể, lượng nước bổ sung có thể nhiều hơn 2 lít nước.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng ngộ độc nước
Để có thể tình trạng ngộ độc nước trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hội chứng ngộ độc nước xảy ra nếu một ngày bạn uống nhiều hơn 5 lít nước trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi trên thực tế một người bình thường trong khoảng thời gian ngắn, liên tục không thể uống được một lúc 5 lít nước.
Theo đó, những người bị ngộ độc nước thường gặp trong các trường hợp khi vừa vận động mạnh xong uống nhiều nước cùng lúc, chơi các trò chơi về uống nước, cảm thấy khát nước nên uống liên tục không kiểm soát được.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngộ độc nước như: Người bị rối loạn tâm thần, không kiểm soát được hành vi dẫn đến tình trạng uống nước liên tục trong vô thức khiến cơ thể rơi vào tình trạng ngộ độc. Chưa dừng ở đó, đối với trẻ em việc cho trẻ uống nhiều nước so với trọng lượng của cơ thể sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Theo đó, bạn có thể nhận biết hội chứng ngộ độc nước qua một số biểu hiện điển hình sau: Đau đầu, buồn nôn, cơ thể suy yếu, mất sức, dễ bị chuột rút, tăng huyết áp, chướng bụng…
4. Hướng dẫn cách điều trị ngộ độc nước
Nếu không may bị ngộ độc nước tùy vào tình trạng, biểu hiện mà chúng ta sẽ có những cách sơ cứu khác nhau. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ chúng ta không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà để tránh việc chẩn đoán sai gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp khi uống nhiều nước xuất hiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt thì hãy ngay lập tức ngừng và giảm lại lượng nước đang uống lại bằng cách uống từ từ và từng chút một. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với các trường hợp bị ngộ độc nước nặng sẽ áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ. Như chúng ta đã biết ngộ độc nước là do sự mất cân bằng điện giải trong nước vào cơ thể. Vì vật, để cải thiện tình trạng ngộ độc nước thì phải giảm bớt lượng nước trong cơ thể. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu để đào thải bớt lượng nước thừa trong cơ thể hoặc các loại thuốc làm tăng sự bài tiết của cơ thể. Đặc biệt, đối với những trường hợp bị ngộ độc nước nặng khi chỉ số natri trong máu bị hạ thấp thì người bệnh cần bổ sung kịp thời natri.
5. Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc nước
Như chúng ta đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc nước là do lượng nước trong cơ thể quá nhiều khiến mất cân bằng điện giải, hạ thấp chỉ số natri ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này chúng ta chỉ nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày. Đối với những người có hệ bài tiết tốt thì có thể nạp trung bình 3 lít/ngày. Đồng thời, phải ghi nhớ không uống liên tục một lượng nước lớn trong khoảng thời gian ngắn, mà hãy chia nhỏ lượng nước cần nạp trong một ngày thành nhiều lần uống.
Chưa dừng ở đó, chúng ta còn phải kết hợp với việc tập luyện thể thao thường xuyên giúp các tuyến mồ hôi đào thải hoạt động hiệu quả. Thế nhưng, bạn cần lưu ý lúc vận động cơ thể sẽ mệt, bị mất nước và khát nước. Vậy nên, khi bổ sung nước cho cơ thể bạn không nên uống nhiều nước, chỉ nên uống một lượng nước vừa phải để đỡ khát nước.
Có thể nói, khái niệm ngộ độc nước còn khá mới mẻ với nhiều người nên chưa từng chú ý đến việc cơ thể có những dấu hiệu ngộ độc nước. Tuy nhiên, ngộ độc nước lại là một hội chứng phổ biến trong đời sống nên mỗi chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác để hạn chế các vấn đề về sức khỏe. Mong rằng, với những thông tin mà Organika Việt Nam vừa chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về hội chứng ngộ độc nước và phòng ngừa đúng cách.