Bệnh đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Với cuộc sống bận rộn hiện nay thì số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Vậy đau dạ dày là gì và nguyên nhân do đâu? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, là tình trạng dạ dày bị tổn thương nguyên nhân chủ yếu do viêm loét. Bệnh thường có các vấn đề liên quan đến dạ dày như: đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn… Những triệu chứng này thường mang lại cảm giác đau đớn và khó chịu khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. 

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét

Bên cạnh đó, khi bạn làm việc quá sức hay thường xuyên căng thẳng và áp lực thì những cơn đau dạ dày này cũng sẽ xuất hiện. Theo đó, tâm trạng bất ổn của người bệnh cũng khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh đau dạ dày nếu như không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, có nhiều trường hợp đau dạ dày còn tác động tiêu cực đến chức năng sinh lý, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. 

2. Đau dạ dày nguyên nhân từ đâu?

Đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bạn nên biết để tránh mắc sai lầm:

– Vi sinh vật: Có rất nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày và xuất huyết, trong đó phổ biến nhất là loại vi khuẩn HP.

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống thiếu khoa học, không điều độ hay thường xuyên bỏ bữa sẽ dẫn đến các căn bệnh liên quan đến dạ dày. 

Ăn uống thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày
Ăn uống thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày

– Yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên áp lực và căng thẳng trong công việc thì khả năng đau dạ dày sẽ cao hơn người khác. 

– Các bệnh lý: Chẳng hạn các bệnh về đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến các chức năng  của dạ dày. Ngoài ra, các bệnh lý ở tuyến giáp cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng đau dạ dày, do tuyến giáp là nơi điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày. 

– Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh có thể gây ra hiện tượng ức chế vi sinh vật. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn về sức khỏe như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

3. Dấu hiệu nhận biết của bệnh đau dạ dày

– Đau ở vùng thượng vị: Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh, khi bị đau dạ dày người bệnh thường sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, thỉnh thoảng còn tức ngực. 

– Ăn uống kém hơn bình thường: Người bị đau dạ dày sẽ có dấu hiệu kém ăn dễ nhận biết qua lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn không ngon miệng. 

Biếng ăn là một dấu hiệu thường gặp của người đau dạ dày
Biếng ăn là một dấu hiệu thường gặp của người đau dạ dày

– Ợ hơi, ợ chua: Đây là một dấu hiệu phổ biến và cũng dễ nhận biết của bệnh đau dạ dày. Khi bị ợ chua, ợ hơi sẽ gây nên cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của người bệnh. 

– Cảm giác buồn nôn: Nếu viêm mạc dạ dày bị tổn thương thì gây ra cảm giác buồn nôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. 

– Chảy máu tiêu hóa: Khi máu chảy ra thành mạch đi vào lòng ống tiêu hóa thì được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dấu hiệu rất nghiêm trọng của đau dạ dày, có thể đe dọa đến tính mạng con người. 

4. Đau dạ dày không nên ăn gì?

Người bị đau dạ dày nên kiêng những thực phẩm dưới đây để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn: 

– Không sử dụng các loại nước uống có gas, cà phê hay sữa trong quá trình điều trị. Thay vào đó nên uống nước lọc hay trà thảo dược. 

– Không ăn các loại gia vị cay nóng, uống bia rượu và hút thuốc lá. 

– Hạn chế tiêu thụ thức ăn có tính axit 

Thức ăn có tính axit là một “đại kỵ” với người bị đau dạ dày
Thức ăn có tính axit là một “đại kỵ” với người bị đau dạ dày

– Tránh xa các loại trái cây có vị chua như: Cam, bưởi, chanh, me, giấm táo, mẻ hoặc một số loại nấm, các loại gia vị ớt, tỏi. 

– Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn và có chứa nhiều muối như: Chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích..

– Người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn thịt đỏ bởi trong các loại thịt này thường có hàm lượng protein cao nên rất khó khăn trong quá trình tiêu hóa. 

5. Cách giảm đau dạ dày ngay lập tức

Những cơn đau dạ dày sẽ khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Dưới đây là những mẹo làm giảm đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

5.1. Xoa bụng đúng cách

Mẹo xoa bụng giảm đau dạ dày có cách thực hiện rất đơn giản bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, cần phải thao tác đúng mới mang lại hiệu quả cao, trước tiên bạn cần dùng tay đặt lên bụng rồi xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải. Thực hiện liên tục, lặp đi lặp lại trong vòng 10 phút sẽ giúp làm giảm cơn đau đáng kể. 

5.2. Dùng trà gừng

Như chúng ta đã biết, gừng có tính ấm vị cay nên thường được áp dụng vào các bài thuốc giảm đau, đặc biệt là giảm cơn đau dạ dày. Không những vậy, gừng còn có tác dụng khắc phục tình trạng tiêu hóa kém, tăng huyết áp và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cách giảm đau dạ dày bằng gừng đơn nhất là uống trà gừng. Bạn chỉ chuẩn bị một ly nước nóng cho vài lát gừng vào là sẽ cải thiện được tình trạng đau dạ dày. 

Trà gừng được xem làm giải pháp giảm đau dạ dày rất hiệu quả 
Trà gừng được xem làm giải pháp giảm đau dạ dày rất hiệu quả

5.3. Nước muối pha loãng

Có lẽ, nước muối pha loãng không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Ngoài công dụng vệ sinh răng miệng, nước muối còn có tác dụng làm sạch đường ruột, giảm co thắt dạ dày giúp người bệnh những cơn đau quằn quại. Nhưng cần lưu ý là không được uống nhiều, mỗi lần chỉ nên uống vài ngụm nhỏ.

5.4. Sử dụng thuốc giảm đau 

Đây được xem làm giải pháp phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Khi bị đau dạ dày bạn có thể uống từ 1 – 2 viên thuốc giảm đau hoặc sử dụng thuốc dạng sữa. Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường gây ra những tác dụng không mong muốn nếu như quá lạm dụng vào chúng. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài những cách giảm đau dạ dày nêu trên, người bệnh cũng có thể tìm hiểu về một số bài thuốc dân gian chữa đau dày như: Mật ong, nghệ, lá chuối, lá mơ…

Bài viết trên là những nội dung xoay quanh về bệnh đau dạ dày, cũng như những cách làm giảm đau dạ dày tại nhà. Đau dạ dày nếu như không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, sau đó áp dụng biện pháp can thiệp phù hợp là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.