Bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi? Cần lưu ý điều gì? 

Bệnh thủy đậu đặc trưng với những nốt mụn nước, gây khó chịu cho người mắc phải. Đặc biệt, nếu không biết cách điều trị, bọng nước vỡ ra khiến bệnh nhân đau nhức, thời gian chữa bệnh cũng lâu hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, người bệnh có thể tận dụng các loại lá để tắm. Đây được xem là phương pháp tối ưu giúp loại bỏ bệnh thủy đậu nhanh chóng, an toàn. Để biết được bị thủy đậu nên tắm lá gì, bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới nhé!

1. Có nên tắm khi bị thủy đậu?

Nhiều người thường có suy nghĩ, mắc bệnh thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với gió và nước để ngăn bệnh tiến triển tồi tệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo đó, thời gian ủ bệnh và phát bệnh thủy đậu khá dài, có thể từ 15 đến 30 ngày. Vì vậy, việc vệ sinh cơ thể, vùng da bị tổn thương do thủy đậu gây nên sẽ giảm tối đa tỷ lệ nhiễm trùng. 

Nhất là khi thời tiết nóng bức, cơ thể người bệnh có thể tiết nhiều mồ hôi, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bệnh thủy đậu hay virus từ môi trường xâm nhập. Nếu không tắm trong suốt quá trình mắc thủy đậu, bệnh tình có nguy cơ xấu đi, cơ thể nhiều bụi bẩn, tế bào chết cũng khiến họ ngứa, không thoải mái.

Bị thủy đậu nên tắm để tránh gây viêm nhiễm da nhất là vùng da có mụn nước
Bị thủy đậu nên tắm để tránh gây viêm nhiễm da nhất là vùng da có mụn nước

Nhiều trường hợp, những nốt mụn nước vỡ, lây lan sang vị trí xung quanh, làn da dễ tổn thương. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, người bệnh có thể để lại sẹo. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thủy đậu lâu ngày không tắm còn dễ đối mặt với viêm da, bội nhiễm,… Do đó, khi bị thủy đậu việc tắm rửa, vệ sinh người là điều rất cần thiết. Người bệnh hãy tận dụng các loại lá từ tự nhiên để nấu nước tắm. Cách chữa bệnh thủy đậu dân gian này được nhiều người thực hiện, và mang lại hiệu quả cao. 

2. Gợi ý 4 loại lá giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Bị thủy đậu tắm lá gì? Là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thủy đậu thắc mắc. Xu hướng tận dụng thảo dược tự nhiên giúp đẩy lùi bệnh thủy đậu được đông đảo gia đình áp dụng. Trong vô số loại lá, việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp cũng gặp nhiều khó khăn. Hiểu được vấn đề này, sau đây Organika sẽ bật mí cùng bạn top 4 loại lá dùng để tắm cho người mắc thủy đậu cực kỳ hiệu nghiệm: 

2.1. Tận dụng lá kinh giới – Cách chữa bệnh thủy đậu dân gian

Nếu bạn đang phân vân không biết bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi thì đừng lãng quên lá kinh giới. Bên trong loại lá này có những thành phần tốt cho làn da, nổi bật với khả năng dưỡng ẩm, làm mát da, loại trừ độc tố. Lá kinh giới thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa mẩn ngứa và nổi mụn nước. Do đó, rất thích hợp cho bệnh nhân bị thủy đậu. 

Lá kinh giới luôn thuộc top nguyên liệu dùng để tắm nhằm cải thiện bệnh thủy đậu
Lá kinh giới luôn thuộc top nguyên liệu dùng để tắm nhằm cải thiện bệnh thủy đậu

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 500gr lá kinh giới, có thể dùng loại tươi hoặc phơi khô

– Rửa sạch lá, để cho ráo nước, bỏ vào nồi rồi cho thêm 1.5 lít nước vào nấu sôi. 

– Hòa thêm nước lạnh vào đến khi có độ ấm vừa phải thì dùng được. Nếu muốn dùng nguyên chất, người bệnh có thể đợi nước lá kinh giới nguội sau đó sử dụng để tắm.

– Áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày sẽ cảm nhận rõ bệnh thủy đậu thuyên giảm rõ rệt. 

2.2. Lá mướp đắng – Mẹo chữa bệnh thủy đậu hàng đầu

Từ lâu, lá mướp đắng được nhiều người ưa chuộng với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu. Cách sử dụng đơn giản nhất là tắm hằng ngày. Dùng lá mướp đắng đúng cách và kiên trì sẽ giúp giảm tình trạng ngứa, đồng thời những vết thương do thủy đậu gây nên cũng nhanh lành. Bên cạnh đó, dưỡng chất từ loại lá đặc biệt này còn có khả năng làm mềm mịn da, giúp làn da thêm phần tươi trẻ.

Cách thực hiện: 

– Chuẩn bị 1 đến 2 nắm lá mướp đắng (người bệnh có thể kết hợp cùng lá kinh giới).

– Rửa sạch nguyên liệu, rồi tiến hành giã nát, lọc bỏ phần bã chắc lấy nước cốt.

– Pha nước lá mướp đắng cùng nước ấm và cho vào ít muối (tùy vào nhu cầu sử dụng mà cân chỉnh lượng nước và muối cho phù hợp). 

– Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm vừa phải, tránh quá nóng sẽ bỏng da. Thực hiện xuyên suốt trong nhiều ngày, thủy đậu sẽ được kiểm soát đáng kể. 

2.3. Không thể bỏ qua lá tre

Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh thủy đậu, bạn hãy cân nhắc qua lá tre để tắm. Theo Đông y, thành phần quý hiếm được tìm thấy trong lá tre có khả năng thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và hỗ trợ giảm sốt. Ngoài ra, tắm lá tre thường xuyên còn là mẹo điều trị viêm loét, mau lành vết thương do mụn nước, hỗ trợ giảm ngứa vì thủy đậu. Công thức tắm nước lá tre đơn giản, ai cũng có thể áp dụng tại nhà. 

Thành phần trong lá tre hỗ trợ giảm ngứa, ngăn thủy đậu lây lan
Thành phần trong lá tre hỗ trợ giảm ngứa, ngăn thủy đậu lây lan

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 đến 2 nắm lá tre, sau đó rửa sạch nhiều lần với nước rồi để cho ráo.

– Tiến hành vò nát lá tre, nấu lá tre cùng nước, để trên lửa nhỏ, đợi đến khi nước sôi bùng, tắt bếp là có thể dùng được.

– Lọc bỏ bã, lấy phần nước pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ vừa phải là tắm được. 

– Để mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện cách chữa bệnh thủy đậu dân gian này mỗi ngày. 

2.4. Tắm lá sầu đâu 

Bị thủy đậu tắm lá gì? Câu trả lời sẽ là lá sầu đâu. Dân gian thường tận dụng loại lá này để hỗ trợ điều trị một số căn bệnh ngoài da. Tất cả nhờ vào công dụng kháng viêm và ngăn khuẩn. Nếu bạn đang tìm nguyên liệu để tắm cho người mắc thủy đậu thì hãy tham khảo ngay loại lá này. Tắm đúng cách với nước được nấu từ lá sầu đâu sẽ rút ngắn thời gian làm lành vết thương ngoài da do thủy đậu tạo nên.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 300 đến 500gr lá sầu đâu tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.

– Nấu lá sầu đâu với nước, để nước sôi trong khoảng 10 đến 15p thì tắt bếp. 

– Pha nước sầu đâu đã nấu cùng nước lạnh để nước ấm dần, hoặc đợi nước nguội thì tắm được. 

– Để ngăm viêm da cũng như giảm ngứa hiệu quả, bệnh nhân mắc thủy đậu nên tiến hàng công thức này trong nhiều ngày liền. 

3. Bị thủy đậu có nên tắm nước muối?

Bên cạnh các loại lá tự nhiên, thì nước muối cũng là nguyên liệu “hoàn hảo” được dùng để tắm cho người bị thủy đậu. Nhờ tính sát khuẩn cao, nước muối hỗ trợ làm sạch da hiệu quả, xoa dịu cơn ngứa, hạn chế tối đa vấn đề viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi sử dụng nước muối để tắm bạn cần lưu tâm một số điều:

– Tuyệt đối không dùng nước muối quá đậm đặc, cần pha loãng với nước ấm. Nếu không biết rõ cách pha nước muối tại nhà, bạn có thể dùng nước muối 0,9% được bán ở nhiều tiệm thuốc Tây. 

Tắm nước muối đúng cách giúp vệ sinh sạch bề mặt da, ngăn bệnh tiến triển xấu
Tắm nước muối đúng cách giúp vệ sinh sạch bề mặt da, ngăn bệnh tiến triển xấu

– Pha nước muối để tắm có nhiệt độ vừa phải, không tắm cùng nước quá lạnh hoặc quá nóng đều ảnh hưởng để làn da nói chung và mụn nước thủy đậu nói riêng. 

– Đối tượng bị thủy đậu chỉ nên tắm trong 5 đến 10 phút. Vì lúc này sức đề kháng cơ thể còn yếu, nếu kéo dài thời gian tắm có thể mắc các bệnh vặt. 

– Khi tắm phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không tác động mạnh vào da để tránh mụn nước vỡ, gây bội nhiễm. 

4. Những lưu ý khi dùng lá tắm cho người mắc thủy đậu

Mặc dù lành tính, phù hợp để tắm, nhưng nếu dùng sai cách, các loại lá bên trên khi tắm cho người bệnh thủy đậu có nguy cơ “phản tác dụng”. Theo đó, trước khi dùng bất kỳ loại lá nào để tắm, bạn cần cẩn trọng những vấn đề sau:

– Để đảm bảo không gây dị ứng, trước tiên người bệnh nên thử dùng ở một vùng da nhỏ. Nếu xuất hiện ban đỏ, ngứa, bạn hãy ngừng ngay việc áp dụng. 

– Không tự ý kết hợp các loại lá với nhau, chúng có thể làm mất dưỡng chất của nhau.

– Vì có nguồn gốc thiên nhiên, nên hiệu quả điều trị bệnh chỉ mang tính chất hỗ trợ, cần thời gian lâu để phát huy. Vì vậy, bệnh nhân thủy đậu cần kiên trì thực hiện mới thấy rõ kết quả. 

– Không pha nước lá với nước lạnh quá loãng, sẽ làm giảm công dụng chữa thủy đậu.

– Khi tắm xong hãy dùng khăn bông mềm lau sạch nước trên người. Đồng thời khi tắm không cọ xát quá mạnh. 

Trước khi dùng lá tắm người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ
Trước khi dùng lá tắm người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ

Bài viết trên nhằm giải đáp thắc mắc bị thủy đậu tắm lá gì, hy vọng nội dung trong bài giúp độc giả có câu trả lời chuẩn chỉnh nhất. Bệnh thủy đậu có tính chất truyền nhiễm, một khi mắc bệnh bạn cần chủ động cách ly để hạn chế lây sang người khác. Muốn nhanh chóng khỏi bệnh, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, có chế độ dinh dưỡng khoa học. Nếu có bất kỳ điều khó hiểu nào, người bệnh phải hỏi ý kiến từ bác sĩ, không tự ý quyết định. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!