Bệnh nhân viêm gan B đừng bỏ qua chế độ dinh dưỡng này!
Viêm gan B là một trong những căn bệnh phổ biến trên toàn cầu, với mức độ lây nhiễm cao. Một khi đã mắc bệnh, hoạt động gan của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn, có thể gây ra nhiễm trùng và tồi tệ nhất là đe dọa đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân viêm gan B cần được thăm khám sức khỏe định kỳ, sử dụng các loại thuốc đặc trị nhằm kiểm soát lượng virus, theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan B cũng tác động lớn đến quá trình phát triển của bệnh. Bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu xem người mắc bệnh viêm gan B cần kiêng những thực phẩm nào nhé!
1. Viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B là loại bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, nó được hình thành từ virus viêm gan B (HBV). Được biết, theo một số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu có hơn 2 tỷ người nhiễm căn bệnh này. Trong số đó, có khoảng 400 triệu người bị viêm gan B ở giai đoạn mãn tính, đồng thời hằng năm có gần 1.5 triệu ca lây nhiễm mới. Hiện nay, tại nước ta số bệnh nhân nhiễm virus HBV chiếm 20% tổng dân số cả nước.
Viêm gan B không có triệu chứng đặc trưng, rất dễ lầm tưởng với những loại bệnh khác. Một số trường hợp không hề biết bản thân mắc bệnh, khi bệnh trở nặng mới tiến hành thăm khám. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng suy gan, ung thư, và những biến chứng trầm trọng khác. Bệnh viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: Đường tình dục, từ mẹ sang con và cuối cùng là đường máu.
2. Thực phẩm nào cần kiêng ở bệnh nhân viêm gan B?
Bệnh nhân viêm gan B nên ăn hoa quả gì? Người mắc viêm gan B nên uống nước gì để tốt cho sức khỏe? Viêm gan B có ăn được hải sản và trứng hay không? Đây là 3 trong nhiều câu hỏi được mọi người quan tâm. Chế độ ăn uống của bệnh nhân nhiễm virus HBV có phần khác với người thường. Nếu người bệnh không xây dựng khẩu phần ăn mỗi ngày hợp lý, điều này có thể khiến hàm lượng virus trong cơ thể gia tăng, ảnh hưởng lớn đến gan, cũng như khiến bệnh tình tiến triển xấu.
Sau đây là một số thực phẩm bạn cần kiêng, nếu chẳng may bản thân mắc viêm gan B:
– Nhóm thức ăn chứa nhiều giàu mỡ: Chiên xào, mỡ động vật,… hoặc các món ăn quá mặn.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các thức uống chứa cồn, điển hình là bia rượu. Nói không với chất kích thích, vì chúng tác động trực tiếp đến chức năng của gan.
– Ăn vừa đủ các thực phẩm bổ dưỡng, không tiếp nạp quá nhiều chất đạm có tính nóng chẳng hạn như: Ba ba, thịt chó, thịt dê,…
– Không ăn những món ăn chứa nhiều đường hay quá ngọt, chúng sẽ khiến gan làm việc quá tải, làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể, có nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường.
– Hạn chế dùng các loại hạt bên trong chứa lượng chất béo quá cao: Đậu phộng, hướng dương, điều,… Nó có thể gây cản trở quá trình chuyển hóa chất béo ở người bệnh, dẫn đến việc tích mỡ thừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của gan.
– Không dung nạp các món ăn quá cay, có nhiều ớt, tiêu, gừng hay cà ri.
– Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm có khả năng chứa độc tố như măng tươi, cà chua sống, khoai tây mọc mầm.
– Để ngăn ngừa tình trạng xuất huyết, bệnh nhân viêm gan B cần loại bỏ các loại cá biển có tỉ lệ chứa những chất làm đông máu, đầu tiên phải kể đến là cá thu và cá ngừ.
– Không nên sử dụng những món ăn chế biến từ hải sản còn sống.
Ngoài ra, khi bệnh nhân viêm gan B có triệu chứng chướng bụng thì ngừng ngay việc sử dụng các thức ăn nhiều đường, muối và đặc biệt là sữa bò. Những trường hợp xuất hiện trạng thái phù thũng, cũng chú ý đến lượng đường trong bữa ăn, hạn chế ở mức tối đa. Thêm vào đó, người bệnh khi có các biểu hiện khác lạ, tình hình sức khỏe yếu thì nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ dựa vào thể trạng và tình hình bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan B?
Bên cạnh những thực phẩm được khuyên không nên dùng nhiều, thì người bệnh viêm gan B cũng được khuyến khích bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm sau:
– Nhóm thức ăn giàu đạm, bạn có thể thêm vào thực đơn các loại cá, thịt, trứng và sữa.
– Dung nạp các loại rau củ quả (bầu, bí đao, bắp cải, bưởi, quýt,…), chúng giàu vitamin, chất khoáng và những dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân nhiễm virus HBV.
– Người bệnh nên lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa chẳng hạn như cháo, súp,…
– Ưu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe như đậu tương, đậu đỏ, bột mì,… chúng có khả năng duy trì năng lượng cần thiết cho cả ngày dài.
– Đặc biệt, bệnh nhân cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng 2 đến 2.5 lít, nó sẽ giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể hiệu quả hơn.
4. Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện tốt viêm gan B
Người mắc bệnh viêm gan B không chỉ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, mà còn phải thay đổi các thói quen để có lối sống lành mạnh, tốt cho cơ thể. Các chuyên gia đã dành lời khuyên riêng cho bệnh nhân nhiễm virus HBV:
– Người bệnh cần đảm bảo chế độ sinh hoạt hằng ngày diễn ra điều độ, không nên thay đổi thất thường. Nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của gan, từ đó khiến bệnh khó kiểm soát.
– Bệnh nhân viêm gan B có thể sinh sống và làm việc như những người bình thường, tuy nhiên họ phải biết cách cân đối thời gian, không làm việc quá sức. Mỗi ngày phải ngủ đủ giấc, tốt nhất là 7 đến 8 tiếng/ngày.
– Để đảm bảo tình trạng bệnh vẫn trong mức độ kiểm soát được, người mắc bệnh viêm gan B cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thông qua các lần thăm khám, họ có thể chủ động nắm rõ tình hình sức khỏe của chính mình, qua đó có phương pháp chăm sóc bản thân tốt hơn. Đồng thời, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
– Tuyệt đối không dùng các loại thuốc một cách tùy tiện, phải tuân thủ hoàn toàn đơn kê từ bác sĩ. Nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác, bạn cần hỏi qua ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
– Người bệnh có thể luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, với những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Hơn hết, bạn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, đây có thể xem là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp người bệnh vượt qua mọi khó khăn và chiến thắng bệnh tật dễ dàng.
Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm gan B có tỉ lệ lây nhiễm cao, khả năng tiến triển sang giai đoạn mãn tính và ung thư rất lớn. Nếu bạn và người thân không may mắc bệnh, thì cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, nó góp phần kiểm soát được tình trạng bệnh. Trong trường hợp bạn chưa nhiễm virus HBV, để phòng tránh hiệu quả nhất là tiến hành tiêm ngừa. Mọi thắc mắc về căn bệnh này, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua website Organika Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ nhận được những lời giải đáp chi tiết nhất từ những dược sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.