Bổ sung dinh dưỡng cho người loãng xương sao cho đúng?
Một cú ngã nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương. Cảm giác lo lắng, bất an luôn thường trực khi mỗi bước đi đều tiềm ẩn nguy cơ gãy xương. Vậy làm thế nào để bảo vệ xương chắc khỏe và ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn? Câu trả lời nằm ở chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương.
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là quá trình xương bị bào mòn dần, làm giảm mật độ và sức bền. Giống như một “cành cây khô”, xương của người bệnh trở nên mong manh, dễ vỡ. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây ra gãy xương, khiến người bệnh luôn sống trong lo lắng. Về lâu dài, loãng xương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như gù lưng, hạn chế vận động, đau nhức, mệt mỏi,…Loãng xương là một căn bệnh âm thầm “ăn mòn” xương từ bên trong. Sự lơ là, chủ quan dẫn đến tình trạng gãy xương khi bệnh đã nặng. Người bệnh phát hiện muộn sẽ khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải nguy cơ loãng xương. Gãy xương do loãng xương, thường xảy ra ở cột sống, cổ tay và xương đùi, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật, khó hồi phục, thậm chí là mất khả năng vận động.
Khi còn trẻ, xương mới được tạo ra nhanh hơn xương cũ bị phá vỡ. Quá trình này chậm dần khi chúng ta già đi. Khi xương cũ bị phá vỡ nhiều hơn, mật độ xương giảm dần. Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng đừng vội mừng. Mọi căn bệnh đều có nguy cơ “trẻ hóa” và phát triển không ngừng. Chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động, lao động nặng cũng làm tăng nguy cơ loãng xương ở người trẻ. Khi có dấu hiệu đau nhức, hãy đến bệnh viện để đo loãng xương và điều trị sớm.
Bổ sung dinh dưỡng cho người loãng xương đúng cách
Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loãng xương. Bởi vì xương của chúng ta không ngừng được xây dựng và tái tạo, và quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất là nền tảng vững chắc cho hệ xương chắc khỏe.
Cung cấp đủ hàm lượng canxi – Dinh dưỡng cho người loãng xương:
Canxi là “nguyên liệu chính” xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Không chỉ vậy, canxi còn đóng vai trò trong hoạt động của nhiều cơ quan khác, Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành cần khoảng 800-1000mg canxi mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, hãy đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng.
Những thực phẩm cung cấp canxi dồi dào: Các loại hạt, sữa, phô mai, sữa chua, các loại đậu, rau xanh lá,…
Dinh dưỡng cho người loãng xương, nhất định không được bỏ qua Vitamin D :
Vitamin D là “siêu vitamin” xây dựng và duy trì một bộ xương chắc khỏe. Chất dinh dưỡng này hoạt động như một chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, thúc đẩy quá trình tạo xương mới. Nhờ vitamin D, xương của chúng ta trở nên cứng cáp và dẻo dai hơn. Khi thiếu vitamin D, quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên. Tắm nắng sớm mỗi ngày giúp cho cơ thể sản xuất ra Vitamin D3. Loại vitamin này có tác dụng mạnh mẽ trong việc tăng cường mật độ xương.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tìm đến những thực phẩm chứa nhiều Vitamin D: Lòng đỏ trứng, cá trích, cá mòi, nấm, sữa, hải sản, gan bò.
Người bệnh loãng xương giai đoạn đầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng có các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Điều này giúp cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
Đừng quên các thực phẩm chứa nhiều protein:
Xương của chúng ta không chỉ được cấu tạo từ canxi mà còn cần một lượng lớn Protein. Loại dưỡng chất này chiếm tới một nửa thành phần cấu tạo xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Bên cạnh đó, Protein cũng tích lũy khối lượng xương. Nhờ đó mà hệ xương trở nên cứng cáp, chịu lực tốt hơn. Bổ sung thực phẩm giàu protein, xương và cơ bắp được phục hồi và chắc khỏe hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều protein như: Thịt nạc, cá hồi, cá ngừ, đậu phụ, yến mạch, đậu nành,…
Lưu ý: Thay vì chọn nguồn cung cấp protein từ thịt đỏ, hãy chuyển sang thịt trắng (thịt gà, cá…). Ngoài ra, người bệnh cần tiêu thụ protein ở mức độ vừa phải. Dư thừa protein tăng khả năng bài tiết canxi trong nước tiểu.
Magie – Xây dựng các tế bào xương mới.
Tưởng chừng xa lạ nhưng Magie lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ xương. Magie chiếm khoảng 1% khối lượng khoáng chất trong xương, trực tiếp tham gia vào quá trình vận chuyển ion canxi qua màng tế bào. Ngoài ra, thực phẩm nhiều magie giúp tăng cường mật độ khoáng chất trong xương, giảm nguy cơ loãng xương. Dưỡng chất là một “trợ lý đắc lực” giúp vitamin D hoạt động hiệu quả. Vitamin D hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể, nhưng nếu thiếu Magie, quá trình này sẽ bị gián đoạn. Quan trọng nhất, Magie hạn chế khả năng hình thành các tế bào hủy xương, bảo vệ xương khỏi bị tổn thương. Các thực phẩm giàu Magie có thể kể đến như chuối, sôcôla đen , bơ, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Kẽm – Dưỡng chất kích thích quá trình tạo xương.
Kẽm tham gia vào quá trình phát triển và tạo xương mới. Đồng thời ngăn chặn sự phá hủy xương. Thêm vào đó, khoáng chất này tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh Collagen – Thành phần chính của sụn khớp, giúp bảo vệ khớp khỏi tổn thương. Nhờ vậy, nó góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm khớp. Nhiều loại rau củ quả quen thuộc như củ cải, cùi dừa già, hành tây, khoai lang, rau cải xanh, măng chua, nấm mèo, hành tây, ngò om… là thực phẩm chứa chất kẽm dồi dào cho cơ thể.
Một chế độ ăn uống lành mạnh là lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Hiện nay, các bệnh lý về xương khớp chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Song, người bệnh có thể kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, người bị loãng xương nên chú trọng thêm dưỡng chất khác như vitamin K, Photpho, chất béo lành mạnh,…
Xem thêm: Viên uống bổ sung canxi Organika Calcium
Người bị loãng xương nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc biết rõ những thực phẩm tốt cho người loãng xương, người bệnh cần đặc biệt lưu ý các thực phẩm cần tránh. Loại bỏ các loại thực phẩm này khỏi chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Một số thực phẩm người bị loãng xương cần tránh:
- Thực phẩm chứa Oxalat: Chất này “cản đường” canxi không thể hấp thụ vào xương
- Đồ ăn quá mặn: Muối chứa nhiều natri, làm mất canxi từ xương.
- Cám lúa mì: Hàm lượng phytate cao trong cám lúa mì ngăn cơ thể hấp thụ canxi. Người bệnh nên sử dụng hai thực phẩm này cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Nước có ga chứa axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
- Cà phê và trà: Giảm lượng canxi trong xương, làm giảm sự hấp thụ canxi từ thức ăn.
- Rượu bia: Trực tiếp phá vỡ sự cân bằng canxi và quá trình sản xuất vitamin D tự nhiên. Người nghiện rượu có nồng độ cortisol cao, giảm quá trình hình thành xương. Chừa dừng lại ở đó, rượu bia gây rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ loãng xương.
Trước đây, người ta thường nghĩ rằng loãng xương là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa bệnh thông qua chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương và lối sống khoa học.