Nguyên nhân bệnh loãng xương do di truyền
Tại sao một số người lại dễ mắc bệnh loãng xương ngay cả khi có lối sống lành mạnh? Bí mật có thể nằm ngay trong yếu tố di truyền. Gen di truyền quyết định rất nhiều đặc điểm từ màu mắt, màu tóc và ngay cả nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Cùng khám phá nguyên nhân bệnh loãng xương do di truyền nhé!
Nguyên nhân bệnh loãng xương do di truyền.
Theo các nghiên cứu gần đây, yếu tố di truyền chiếm đến 60% nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Điều này cho thấy, gen di truyền quyết định rất lớn trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh của mỗi người. Bệnh có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong gia đình bạn có người thân như bố mẹ, ông bà mắc bệnh loãng xương. Khả năng cao, con cháu sinh ra cũng gặp phải tình trạng này. Nguy cơ gãy xương cũng tăng lên đáng kể. Bệnh loãng xương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Các vị trí thường bị ảnh hưởng bao gồm cột sống, xương đùi và cẳng tay. Nguyên nhân là do mật độ xương giảm dần, khiến xương mất đi lượng canxi cần thiết. Bổ sung canxi giúp tăng cường độ chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Nhờ canxi, các vết gãy xương mau lành, giảm đau nhức và thúc đẩy quá trình tái tạo xương.
Ngoài di truyền, tuổi tác, giới tính, nội tiết tố và bệnh lý cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương do di truyền cao, thúc đẩy các nhà khoa học tập trung vào việc giải mã những bí ẩn bên trong gen. Bằng cách xác định các gen liên quan, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh. Từ đó tìm ra các mục tiêu điều trị cụ thể. Chúng ta có thể ức chế hoặc kích hoạt gen từ thế hệ sau để ngăn ngừa nguy cơ khởi phát loãng xương.
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương
Điều đáng báo động là bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Người bệnh thường chỉ nhận ra khi đã có biến chứng xảy ra. Ở giai đoạn, cơ thể đã mất đi khoảng ⅓ khối lượng xương.
Đừng bỏ qua những dấu hiệu này, đây là tín hiệu cho thấy xương đang yếu đi:
- Đau cột sống thắt lưng âm ỉ, kéo dài, không thể đứng hoặc ngồi thẳng lưng.
- Biến dạng, gù, vẹo cột sống.
- Thường xuyên đau dọc vùng xương dài.
- Chấn thương,gãy xương dù chỉ té ngã hoặc va chạm nhẹ.
- Khó lành vết thương sau chấn thương.
- Đau xương khớp, tê mỏi tay chân, các cơ, xuất hiện dấu hiệu chuột rút.
- Suy giảm chiều cao, gặp ở trẻ vị thành niên.
Lún xẹp đốt sống là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương. Ngoài ra, tình trạng này gây biến dạng cột sống, khiến người bệnh tự ti về vẻ ngoài. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Khi các đốt sống bị ép lại, chúng gây áp lực lên các rễ thần kinh, dẫn đến đau nhức kéo dài. Người bệnh không thể vận động bình thường và phải sống phụ thuộc. Thậm chí, tình trạng này còn làm bệnh thoái hóa cột sống nặng thêm, gây ra nhiều biến chứng khác.
Tình trạng gãy xương tự phát có nguy hiểm không?
Khi bệnh đã chạm ngưỡng của mức độ nghiêm trọng, người bệnh chẳng cần làm gì, chẳng cần bất kỳ tác động nào xương cũng tự gãy. Xương yếu dần đi và mất khả năng chịu lực. Éo le thay, những hành động đơn giản như ho, hắt hơi, tựa lưng hoặc đi bộ cũng đủ để gãy xương. Có những trường hợp, xương khớp yếu có thể tự gãy. Đôi khi, mỗi cái ngã lưng vào bề mặt cứng hơi quá sức, xương cũng cứ thế rạn nứt. Đây được gọi là gãy xương tự phát.
Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng một khi các biến chứng của gãy xương xuất hiện, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Các loại gãy xương hở, gãy xương hở thường đi kèm tổn thương mạch máu, các dây thần kinh,…Những biến chứng này dẫn đến nhiễm trùng, giảm chức năng vận động, thậm chí là đe dọa tính mạng. Ngược lại, gãy xương kín tuy không để lại biến chứng và ít nguy hiểm hơn nhưng khi bị gãy xương cũng không nên chỉ quan. Nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện để được xử lý vết thương kịp thời.
Phòng ngừa loãng xương do yếu tố di truyền hiệu quả
Loãng xương, dù có nguyên nhân từ di truyền hay các yếu tố khác, đều là một thách thức lớn đối với sức khỏe xương khớp. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị nào có thể giúp xương trở lại như trước, nhưng với lối sống lành mạnh tốt cho sức khỏe, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh:
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả:
- Dành 20-30 phút mỗi ngày để tập thể dục, vận động ngoài trời.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng, ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và Protein.
- Từ bỏ thức uống có ga,đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế té ngã, va đập mạnh.
- Kiểm soát cân nặng để tránh gây áp lực lên xương khớp.
- Khám sàng lọc sớm sẽ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Lựa chọn viên uống canxi hữu cơ đối với người có nhu cầu canxi cao và đối tượng có nguy cơ loãng xương.
Xem thêm: Viên uống canxi hữu cơ Organika Calcium.
Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh loãng xương. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh loãng xương, hãy đi khám để được tư vấn và điều trị kiệu thời. Hiểu rõ nguyên nhân bệnh loãng xương do di truyền, giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Trong tương lai hi vọng các phương pháp điều trị dựa trên đặc điểm di truyền phát triển hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể ngăn chặn và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hơn.