Điểm danh các dấu hiệu thiếu canxi thường gặp, dễ nhận biết

Việc cung cấp đầy đủ khoáng chất cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Khi được có lượng khoáng chất cần thiết, các cơ quan mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các loại khoáng chất và đặc biệt là canxi, là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Việc thiếu lượng canxi này dẫn đến một số chứng bệnh không mong muốn. Vậy đâu là các dấu hiệu thiếu canxi thường gặp? Đâu là cách bổ sung canxi cho cơ thể hợp lý? Cùng Organika Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây ra thiếu canxi 

Canxi là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Canxi điều hòa chức năng tim và hệ thần kinh, cũng như hỗ trợ hoạt động của cơ bắp. Tuy nhiên, vì một số lý do chủ quan và khách quan mà nhiều người gặp tình trạng thiếu canxi:

– Chế độ ăn uống thiếu canxi: 

Việc không cung cấp đủ lượng canxi qua các thực phẩm hằng ngày gây thiếu canxi. Chế độ ăn uống nghèo nàn, không cân đối, sử dụng nhiều thức ăn nhanh cũng là một nguyên nhân chính khiến cơ thể không nhận đủ lượng canxi cần thiết.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng gây thiếu hụt canxi
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng gây thiếu hụt canxi

– Hấp thu canxi kém: 

Một số người có vấn đề về hệ tiêu hóa như bệnh celiac, viêm ruột, khiến cơ thể không hấp thụ được canxi hiệu quả. Các bệnh lý này ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, trong đó có canxi. Ngoài ra việc thiếu vitamin D cũng gây cản trở quá trình hấp thụ canxi vào máu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi của cơ thể. 

– Nhu cầu canxi tăng cao khiến cơ thể không đáp ứng kịp: 

Những đối tượng như: phụ nữ mang thai, cho con bú; trẻ em trong giai đoạn phát triển; người già có nhu cầu canxi cao hơn bình thường, dễ dẫn đến thiếu hụt nếu không được bổ sung đủ. Đặc biệt, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi thường có nguy cơ cao bị thiếu canxi do sự thay đổi hormon và quá trình lão hóa.

– Mất canxi qua đường bài tiết: 

Một số bệnh lý như suy thận, dùng thuốc lợi tiểu hoặc chế độ ăn uống chứa nhiều natri và caffeine có thể gây mất canxi qua nước tiểu. Các chất như caffeine và natri làm tăng lượng canxi bài tiết qua thận, dẫn đến thiếu hụt canxi trong cơ thể.

Canxi có thể hao hụt qua đường nước tiểu
Canxi có thể hao hụt qua đường nước tiểu

– Lối sống thiếu khoa học: 

Thói quen ít vận động, hút thuốc lá và tiêu thụ rượu bia quá mức cũng làm giảm khả năng hấp thu và duy trì canxi trong cơ thể. Lối sống không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung và đặc biệt là sức khỏe xương khớp nói riêng. 

Những dấu hiệu thiếu canxi của cơ thể 

Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể bị thiếu canxi, việc tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi là vô cùng cần thiết. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu các triệu chứng thiếu canxi ở người lớn và cách nhận biết trẻ thiếu canxi. 

Triệu chứng thiếu canxi ở người lớn 

Vào thời gian đầu, triệu chứng thiếu canxi ở người lớn có thể không rõ ràng. Nhưng theo thời gian, các triệu chứng này sẽ trở nên rõ rệt và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Một số dấu hiệu thiếu canxi ở người trưởng thành dễ nhận biết bao gồm:

– Xương giòn và dễ gãy:

Canxi là thành phần chính của xương, thiếu canxi lâu dài sẽ làm xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy, dẫn đến loãng xương. Điều này khiến người thiếu canxi khi va chạm nhẹ hoặc té ngã dễ gãy xương hơn so với người bình thường. 

– Chuột rút và co thắt cơ bắp: 

Thiếu canxi làm tăng nguy cơ bị chuột rút, co thắt cơ bắp, đặc biệt là ở bắp chân, đùi và bàn tay. Những cơn chuột rút thường xảy ra vào ban đêm, gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Thường xuyên bị chuột rút là dấu hiệu của chứng thiếu canxi
Thường xuyên bị chuột rút là dấu hiệu của chứng thiếu canxi

– Mệt mỏi và suy nhược:

Người thiếu canxi thường cảm thấy , suy nhược, và thiếu năng lượng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.

– Răng yếu và dễ sâu: 

Canxi cũng là thành phần quan trọng của răng, thiếu canxi có thể dẫn đến răng yếu, dễ sâu và dễ vỡ mẻ. Người trưởng thành thiếu canxi thường gặp phải các vấn đề về răng miệng, như viêm nướu và sâu răng.

– Rối loạn nhịp tim: 

Canxi có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim, thiếu canxi có thể gây ra rối loạn nhịp tim và tình trạng tim đập nhanh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hoặc nguy hiểm hơn là đột quỵ dẫn đến tử vong.

Đối với mẹ bầu đang bị thiếu canxi, ngoài các triệu chứng còn xuất hiện thêm một số triệu chứng có thể kể đến như: 

– Tê bì tay chân: 

Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, lượng canxi cần thiết là rất là lớn (lên đến 1000mg/ngày). Chính vì vậy, đây là khoảng thời gian thai phụ dễ thiếu hụt canxi nhất. Hậu quả của việc thiếu canxi làm ảnh hưởng đến việc dẫn truyền hệ thần kinh đến các chi. Có thể khiến bà bầu xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay. 

Mẹ bầu thường xuyên bị tê bì tay chân là dấu hiệu của thiếu canxi
Mẹ bầu thường xuyên bị tê bì tay chân là dấu hiệu của thiếu canxi

– Tiền sản giật: 

Việc thiếu hụt lượng canxi trầm trọng thai kỳ có thể dẫn đến chứng tiền sản giật. Đây là bệnh nguy hiểm diễn ra trong quá trình mang thai, với biểu hiện là các cơn sản giật, hoặc thậm chí tệ hơn là đột quỵ, hôn mê,….. 


Triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em 

Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu canxi do nhu cầu phát triển xương và răng cao. Các triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em cần được nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Trẻ khóc đêm có phải thiếu canxi không? Hay răng trẻ mọc chậm có phải do thiếu canxi?  Để giải đáp các câu hỏi trên, cùng tìm hiểu những triệu chứng thiếu canxi thường gặp dưới đây: 

– Trẻ khóc đêm:

Trẻ em thiếu canxi thường khóc đêm nhiều, quấy khóc không rõ lý do, và khó ngủ. Điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ không đủ năng lượng vào ban ngày. Dẫn đến tình trạng mệt mỏi

Trẻ khóc đêm là dấu hiệu thiếu hụt canxi thường gặp
Trẻ khóc đêm là dấu hiệu thiếu hụt canxi thường gặp

– Chậm phát triển xương:

Trẻ thiếu canxi có thể bị chậm phát triển chiều cao, xương mềm và dễ biến dạng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, gây ra các vấn đề về hình dáng cơ thể.

– Răng mọc chậm: 

Trẻ thiếu canxi thường có răng mọc chậm, răng yếu và dễ sâu. Răng mọc chậm làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và tiêu hóa của trẻ.

– Co giật và chuột rút: 

Trẻ thiếu canxi có thể bị co giật, chuột rút, và cơ bắp co thắt không kiểm soát. Những cơn co giật làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

– Tăng trưởng chậm: 

Trẻ thiếu canxi thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với bình thường, bao gồm cả chiều cao và cân nặng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và sức khỏe tổng quát của trẻ.

Cách khắc phục tình trạng thiếu canxi hiệu quả

Khi nhận thấy những dấu hiệu thiếu hụt canxi, cần nhanh chóng có các biện pháp xử lý kịp thời như: bổ sung canxi, hoặc thăm khám ở các cơ sở y tế để được tư vấn và bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên “ngó lơ” để tránh các biến chứng không mong muốn. Sau đây là những cách bổ sung canxi đúng cách hiệu quả, đơn giản: 

– Chế độ ăn uống giàu canxi:

 Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, hải sản (cá hồi, tôm, cua), rau xanh (bông cải xanh, cải bó xôi), đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối giúp cơ thể nhận đủ lượng canxi cần thiết.

– Bổ sung vitamin D: 

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, do đó cần tăng cường bổ sung vitamin D qua thực phẩm như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, hoặc tắm nắng mỗi ngày. Vitamin D giúp cải thiện khả năng hấp thu canxi, duy trì sức khỏe xương khớp.

– Sử dụng thực phẩm chức năng:

Đối với những người khó bổ sung canxi qua chế độ ăn, có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung canxi như viên uống Organika Calcium hoặc các loại canxi khác theo chỉ định của bác sĩ. Thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi nhanh chóng và hiệu quả.

– Tập luyện thể dục thường xuyên: 

Vận động giúp tăng cường sức khỏe xương và cải thiện khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Nên tập luyện các môn thể thao tốt cho xương khớp như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây hoặc tập yoga. Thể dục thể thao giúp hệ xương khỏe mạnh và giảm các nguy cơ mắc bệnh xương khớp. 

Tập thể dục hàng ngày giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn
Tập thể dục hàng ngày giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn

– Hạn chế các yếu tố gây mất canxi: 

Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, cafein, và thực phẩm giàu natri. Khi sử dụng thuốc, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc để tránh mất canxi. Lối sống lành mạnh giúp duy trì lượng canxi trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Hãy luôn quan tâm và chăm sóc cơ thể mình để đảm bảo bạn và gia đình có một cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Đừng để thiếu canxi trở thành rào cản cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.