Biểu hiện của bệnh loãng xương nặng bạn cần biết
Khi mật độ xương giảm, cấu trúc bên trong xương trở nên yếu ớt, xốp rỗ, khiến xương dễ gãy hơn. Bệnh thường diễn biến âm thầm trong giai đoạn đầu. Nhiều người chỉ phát hiện ra khi đã có biến chứng nguy hiểm.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những biểu hiện của bệnh loãng xương nặng mà bạn cần lưu ý
Biểu hiện của bệnh loãng xương nặng
Loãng xương, căn bệnh âm thầm bào mòn sức khỏe xương khớp. Bệnh làm giảm khả năng chịu lực của xương, tăng nguy cơ chấn thương. Đặc biệt là ở những vị trí chịu lực như cột sống, cổ tay, hông,… ngay cả chấn thương nhẹ. Nhiều bệnh nhân bị xẹp đốt sống do bệnh không có dấu hiệu lâm sàng. Nhiều người đã chủ quan và bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Tuy triệu chứng của bệnh không quá rõ ràng nhưng cũng không phải là căn bệnh “ẩn mình” hoàn toàn. Nếu chú ý quan sát và hiểu cơ thể mình, người bệnh vẫn dễ dàng nhận biết tình trạng.
Một số biển hiện của bệnh loãng xương nặng như sau:
– Dáng người bị gù, dáng đi khom lưng
– Xương cột sống bị cong vẹo, xẹp, gãy lún
– Cảm giác đau mỏi, châm chích đầu xương
– Cơn đau tái phát nhiều lần ở những vùng từng bị chấn thương
– Đau dây thần kinh đùi, các dây thần kinh liên sườn và thần kinh tọa.
– Một số biểu hiện kèm theo như: giãn tĩnh mạch, triệu chứng thoái hóa khớp hoặc huyết áp cao
– Xuất hiện các cơn đau nhức cấp tính hoặc mãn tính ở cột sống, xương chậu, đầu gối, xương hông
Do loãng xương khiến xương khớp trở nên yếu ớt, việc cúi, gập, xoay người trở nên khó khăn. Khi người bệnh vận động, đi lại, đứng lên, ngồi xuống sẽ đau dữ dội hơn. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ, mức độ tăng dần theo thời gian. Bởi lẽ đó, người bệnh ngại vận động, dẫn đến tình trạng teo cơ, giảm khả năng vận động. Ngoài ra, loãng xương còn gây biến dạng xương khớp, dẫn đến tàn phế và tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi.
Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?
Mật độ xương càng cao, xương càng chắc khỏe và ít có nguy cơ gãy. Theo tuổi tác, quá trình tái tạo xương diễn ra chậm hơn, trong khi quá trình hủy xương lại tăng tốc. Điều này lý giải cho hiện tượng mật độ xương giảm, dẫn đến loãng xương. Mật độ xương là thước đo lượng mô khoáng – phần lớn là canxi trên một đơn vị đo diện tích hoặc thể tích. Đơn vị đo mật độ xương là g/cm2 hoặc g/cm3. Kết quả đo loãng xương được xác định bằng 2 chỉ số T-score và Z-score như sau:
Chỉ số biểu hiện của bệnh loãng xương T-score
T-score > -1: Mức bình thường
T-score từ -1 SD đến -2,5 SD: t=Thiếu xương
T-score ≤ – 2.5: Loãng xương
T-score ≤ – 2.5 (kèm tiền sử hoặc xuất hiện gãy xương): Loãng xương nặng
Chỉ số biểu hiện của bệnh loãng xương Z-score
Z-score = 0: Mật độ xương bằng giá trị trung bình của của người cùng nhóm
Z-score >0 : Mật độ xương cao hơn giá trị trung bình của người cùng nhóm
Z-score <0: Mật độ xương cao hơn giá trị trung bình của người cùng nhóm
Z-score < 2.0: Tìm nguyên nhân gây mất xương
Z-score < 2.5: Loãng xương.
Vậy, chỉ số T-score ≤ 2.5 và chỉ số Z-score < 2.5 sẽ được chẩn đoán loãng xương. Bệnh lý có nguy cơ xảy ra với hầu hết các nhóm đối tượng, chủ yếu là người cao tuổi. Do đó, đo mật độ xương định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm, có biện pháp điều trị và ngăn chặn các biến chứng xấu.
Phân loại các cấp độ của loãng lương
Đo loãng xương là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh.Người bệnh dễ dàng nhận biết chính xác tình trạng và mức độ bệnh. Từ đó, họ dễ dàng hơn trong việc tìm được phương pháp trị loãng xương hiệu quả. Loãng xương được phân làm 2 loại bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát
Loãng xương thứ phát
Loãng xương thứ phát là tình trạng mất mật độ xương và suy yếu cấu trúc xương, thường do các nguyên nhân không phải tuổi tác hoặc mãn kinh. Bệnh xuất hiện phần lớn do những nguyên nhân bên ngoài tác động. Một số nguyên nhân liên quan đến bệnh mãn tính, thói quen xấu hay sử dụng thuốc kéo dài. Loãng xương thứ phát thường gặp ở người trẻ tuổi hoặc có bệnh lý nền.
Loãng xương nguyên phát
Loãng xương nguyên phát là tình trạng mất mật độ xương do sự lão hóa của tạo cốt. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng hủy xương và tạo xương. Đây là bệnh loãng xương ở người già và phụ nữ sau mãn kinh
Loãng xương nguyên phát gồm 2 loại:
Loãng xương sau mãn kinh (loãng xương tuýp 1): Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Sau mãn kinh, lượng estrogen giảm mạnh, dẫn đến nhiều thay đổi trong hệ thống nội tiết. Cơ thể giảm sản xuất hormone tuyến cận giáp và tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Những thay đổi này góp phần làm mất canxi từ xương.
Loãng xương tuổi già (loãng xương tuýp 2): Càng lớn tuổi, khả năng hấp thu canxi và vitamin D giảm sút, gây thiếu hụt các yếu tố thiết yếu để duy trì xương chắc khỏe. Quá trình tạo xương diễn ra chậm hơn, trong khi quá trình hủy xương lại nhanh chóng. Bệnh loãng xương tuổi già gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn so với người trẻ.
Đối với những người bận rộn, không thể bổ sung canxi đầy đủ từ chế độ ăn uống hàng ngày. Viên uống Orgainika Calcium chứa canxi, kẽm, magie và vitamin D dồi dào. Bổ sung viên uống canxi hữu cơ mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích hệ xương, giảm nguy cơ chấn thương do loãng xương.
Bệnh loãng xương nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh loãng xương nặng để có thể điều trị kịp thời và hiệu quả. Hãy chú ý đến sức khỏe, duy trì chế độ dinh dưỡng chứa thực phẩm chắc xương, tập luyện thể dục và tránh những thói quen xấu. Điều này phòng tránh loãng xương và đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh hơn.