Phòng ngừa loãng xương ở người trẻ hiệu quả

Ai mà có ngờ, ở tuổi đôi mươi, xương khớp đã phát ra tiếng động lạ, yếu ớt đến nỗi kêu lục cục. Thật đáng lo ngại khi loãng xương không còn là “đặc quyền” của người lớn tuổi. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy làm thế nào để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Đối tượng có nguy cơ bị loãng xương

Theo thống kê, hàng triệu người trên thế giới đang phải sống chung với loãng xương. Loãng xương diễn biến âm thầm nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy. Bệnh không chỉ gây ra những đau nhức, mỏi xương khớp mà còn làm tăng nguy cơ gãy xương. Vậy, ai là những người cần đặc biệt chú ý đến căn bệnh này?

Đau nhức mỏi xương là những triệu chứng ban đầu của loãng xương.
Đau nhức mỏi xương là những triệu chứng ban đầu của loãng xương.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc loãng xương bao gồm:

  • Người cao tuổi: Quá trình lão hóa tự nhiên khiến xương mất dần canxi và độ chắc khỏe.
  • Phụ nữ mãn kinh: Sụt giảm hormone estrogen sau mãn kinh làm tăng tốc độ mất xương. 
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Bệnh nội tiết, suy thận và bệnh lý xương khớp ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi.
  • Người dùng một số loại thuốc: thuốc Corticoid, thuốc động kinh, co giật, ung thư… gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương. 
  • Người có lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động, chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D…
  • Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ hoặc ông bà bị loãng xương, con cháu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Loãng xương không còn là nỗi lo của người cao tuổi. Ngay cả những các bạn trẻ cũng có nguy cơ đối mặt với căn bệnh này nếu không chú ý đến sức khỏe xương khớp. Lối sống hiện đại và thiếu khoa học khiến bệnh loãng xương “trẻ hóa”, đáng báo động.

Dấu hiệu loãng xương ở người trẻ thường gặp

Loãng xương ở người trẻ thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan. Bởi, chính họ cũng không nghĩ mình bị bệnh ở lứa tuổi này. Điều này khiến việc chẩn đoán sớm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hãy cảnh giác với các dấu hiệu sau:

Đau mỏi xương: Cơn đau âm ỉ thường xuất hiện ở lưng, hông, cổ tay. Cảm giác mỏi nhừ, khó duy trì tư thế ngồi thẳng khi làm việc cũng là một tín hiệu đáng báo động. Đặc biệt với dân văn phòng, cảm giác “hòa tan” cơ thể vào ghế trong thời gian dài, dẫn đến các bệnh về cột sống, vai gáy.

Biến dạng cơ thể: Lún xẹp đốt sống và biến dạng cột sống là những biến chứng nguy hiểm của loãng xương. Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng mà còn gặp khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.  Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến dạng cột sống gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Suy giảm chiều cao: Chiều cao dường như “đứng yên”, đặc biệt là ở độ tuổi phát triển. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình và báo hiệu một vấn đề sâu xa hơn về sức khỏe xương. Suy giảm chiều cao thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau lưng, gù lưng, dễ bị gãy xương.

Xương giòn, dễ gãy: Loãng xương khiến xương trở nên xốp, giòn, dễ gãy ngay cả khi chịu tác động nhẹ. Nguyên nhân chính là do mất dần khối lượng xương và thay đổi cấu trúc xương. 

Nhận biết sớm các dấu hiệu để ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Nhận biết sớm các dấu hiệu để ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Bệnh loãng xương ở người trẻ có nguy hiểm không?

Người có mật độ xương thấp khi còn trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương khi về già. Tình trạng sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai rất dễ bị loãng xương. Bởi vì trong thời gian mang thai, đòi hỏi lượng canxi lớn. Mẹ bầu phải cung cấp rất nhiều canxi cho bé. Vì lẽ đó, lượng canxi trong cơ thể mẹ giảm đi đáng kể.

Loãng xương ở người trẻ gây biến dạng xương khớp, hạn chế vẫn động.
Loãng xương ở người trẻ gây biến dạng xương khớp, hạn chế vẫn động.

Bệnh loãng xương âm thầm “ăn mòn” xương và tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường. Xương trở nên giòn và dễ gãy. Những cú ngã nhẹ hoặc một động tác xoay người bất ngờ cũng có thể gây ra gãy xương. Đặc biệt ở các vị trí chịu lực lớn như cột sống, hông và cổ tay. Gãy xương gây đau đớn khiến người bệnh mất đi khả năng vận động, tàn phế. Tệ hơn, đã có những trường hợp tử vong do biến chứng của bệnh gây ra. Điều đáng sợ hơn, nhiều người đột nhiên bị gãy xương mà không cần bất kỳ chấn thương nào.

Mặc dù chưa có cách chữa bệnh loãng xương khỏi hoàn toàn nhưng bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Cách điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi

Phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ hiệu quả

 Thói quen chủ quan và “nước tới chân mới nhảy” gây ra nhiều hệ lụy về lâu dài. Điều này đặt ra hồi chuông báo động về tầm quan trọng của việc ngăn ngừa loãng xương. Để đối phó với tình trạng này, chúng ta cần thay đổi nhận thức và xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ:

  • Tăng cường vận động giúp xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. Đồng thời, nó còn giúp tinh thần sảng khoái, giấc ngủ ngon hơn.
  • Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất thiết yếu tốt cho xương khớp. Ánh nắng mặt trời và các thực phẩm giàu canxi như sữa, rau xanh, cá hồi… là những nguồn cung cấp tự nhiên tuyệt vời.
  • Bổ sung viên uống canxi hữu cơ giúp tăng cường mật độ xương. Viên uống hỗ trợ xương khớp, giải pháp hoàn hảo cho người thiếu hụt canxi.
  • Loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích để hướng tới một cuộc sống lành mạnh hơn.
  • Béo phì gây áp lực lên xương khớp. Do đó, các bạn trẻ nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối và tăng cường hoạt động thể lực.
  • Khám sức khỏe định kỳ và điều trị sớm sẽ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của loãng xương.
Viên uống Canxi hữu cơ Organika Calcium đến từ Canada
Viên uống Canxi hữu cơ Organika Calcium đến từ Canada

Bắt đầu xây dựng nền tảng xương chắc khỏe từ khi còn trẻ là khoản đầu tư thông minh nhất cho sức khỏe tương lai. Một hệ xương vững chắc sẽ giúp chúng ta luôn tràn đầy năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khi về già.