Cách điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi
Loãng xương tưởng chừng là bệnh gắn liền với tuổi già. Ấy vậy mà ngay cả các bạn trẻ phải đối mặt với căn bệnh này. Tại sao lại như vậy và cách điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ hiệu quả là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Loãng xương ở người trẻ tuổi là do đâu?
Xương của chúng ta không ngừng được đổi mới như một công trình kiến trúc luôn được sửa chữa và nâng cấp. Xương cũ bị phá hủy và xương mới được tạo ra liên tục. Khi già đi, nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên vì mật độ xương có xu hướng giảm tự nhiên. Lúc còn trẻ, quá trình tạo xương diễn ra nhanh hơn, xương chắc khỏe hơn.Tuy nhiên, sau tuổi 30, quá trình hủy xương chiếm ưu thế, gây mất khối lượng xương. Ở giai đoạn này mật độ và kết cấu xương giảm dần, khiến xương giòn, xốp, dễ gãy.
Giới trẻ thường chủ quan, cho rằng đây là căn bệnh của người lớn. Họ ít quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, loãng xương thứ phát đang ngày càng phổ biến ở người trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền.
- Ăn uống không đủ dưỡng chất.
- Lao động vất vả, thường xuyên khiêng vác đồ nặng.
- Thói quen xấu khi sử dụng rượu bia,thuốc lá, chất kích thích.
- Lười vận động, không tập thể dục thường xuyên.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị
- Không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Tính chất công việc, đặc biệt là với dân văn phòng (ngồi sai cách, ngồi quá lâu,…)
- Do bệnh lý như lupus, viêm khớp dạng thấp, khả năng hấp thu, rối loạn nội tiết, tiểu đường, cường giáp, gan mạn tính,…
Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người trẻ
Rối loạn chuyển hóa xương không còn là “bệnh của người già”. Ngày nay, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh thường phát triển thầm lặng và không có dấu hiệu rõ ràng. Điều đáng lo ngại là họ không hề hay biết về tình trạng này cho đến khi biến chứng xảy ra. Những dấu hiệu như giảm chiều cao, mệt mỏi, chán ăn thường bị bỏ qua. Bệnh cũng dần trở nặng hơn.
Đau nhức là “tiếng chuông báo động” của loãng xương. Họ cảm thấy đau nhức ở các khớp như đầu xương, thắt lưng, cột sống, xương chậu, xương hông và đầu gối. Ngoài ra, các bạn trẻ còn gặp phải các vấn đề về ngoại hình. Còn trẻ nhưng dáng đi khom khom, lưng gù, cong vòng, đứng không thẳng,… Tệ hơn, bệnh còn dẫn đến biến dạng cột sống, lún xẹp và thậm chí gãy xương.
Trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh có thể bị gãy xương sau một cú va chạm nhẹ hoặc một động tác bất ngờ. Thậm chí không xác định được rõ nguyên nhân gây ra chấn thương. Thói quen ít vận động như ngồi lâu dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ. Thiếu hoạt động thể chất làm giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn và dễ bị tổn thương.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Top 4 cách điều trị bệnh loãng xương sớm ở người trẻ
Loãng xương là bệnh mãn tính, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được. Điều trị chủ yếu tập trung vào hỗ trợ xương khớp, tăng cường độ chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.Người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị lâu dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chú ý chế độ dinh dưỡng – Cách điều trị bệnh loãng xương phổ biến nhất
Người bệnh cần bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể. Dinh dưỡng hàng ngày là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt nhất cho cơ thể. Một số thực phẩm chống loãng xương dễ mua như sữa chua, phô mai, hải sản, các loại đậu, rau lá xanh,…Người bệnh cũng có thể uống canxi dưới dạng thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Hiện nay, canxi hữu cơ đã được nghiên cứu và điều chế dưới dạng viên nang tiện lợi, dễ uống. Viên uống là sản phẩm bổ xương khớp mà mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng.
Tham khảo: Viên uống Organika Calcium
Lưu ý: Người bệnh xương khớp hoặc đau nhức nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ bổ sung phù hợp nhất.
Hơn nữa, mỗi ngày nên dành khoảng 20 phút để tắm nắng để tăng cường hấp thụ vitamin D. Dưỡng chất này sẽ là “người đưa tin” giúp canxi hấp thu tốt hơn. Các khoáng chất khác cũng hỗ trợ phòng ngừa bệnh loãng xương như Magie, Kẽm, Vitamin K2, Protein…
Nghỉ ngơi điều độ
Nghỉ ngơi đầy đủ giống như việc “nạp năng lượng” cho cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe và cơ thể phát triển toàn diện. Để có một hệ xương khỏe mạnh và một cơ thể cao lớn, người trẻ cần đảm bảo cơ thể đủ thời gian “chữa lành”, đủ khả năng sản xuất hormone tăng trưởng. Đồng thời, ngủ đủ giấc cũng giúp cơ thể phục hồi các mô, tế bào xương được tái tạo.
Tập thể dục thường xuyên – Cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất
Vận động thường xuyên không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Khi vận động, các cơ bắp sẽ tác động lên xương, kích thích quá trình hình thành tế bào xương mới. Điều này giúp cơ bắp khỏe mạnh, nâng đỡ xương tốt hơn, giảm nguy cơ chấn thương. Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập các bài tập vừa sức như đi bộ, chạy bộ, tập yoga… Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng, giảm áp lực lên các khớp xương,
Tránh xa thói quen xấu
Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, người bệnh cần phải loại bỏ ngay những thói quen xấu. Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô can, nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hệ xương. Dưới đây là một số thói quen xấu bạn nên tránh để tốt cho xương khớp:
- Ngồi một chỗ quá lâu làm giảm lưu thông máu đến các khớp. Từ đó gây căng thẳng cơ bắp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
- Vác vật nặng quá sức hoặc vác sai tư thế có thể gây tổn thương cột sống và các khớp khác.
- Uống nhiều rượu bia làm giảm khả năng hấp thụ canxi và tăng nguy cơ loãng xương.
- Hút thuốc lá khiến quá trình lưu thông máu đến các khớp bị trì trệ, xương lâu phục hồi.
Điều trị loãng xương là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Mỗi người một cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau, do đó, cách điều trị bệnh loãng xương cũng khác nhau. Tuy nhiên, phòng ngừa bệnh loãng xương vẫn luôn là biện pháp hiệu quả nhất. Đừng để khi có bệnh thì mới tìm cách chữa trị. Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân và lắng nghe cơ thể để có một hệ xương chắc khỏe , đón tuổi già an lành.