Phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Giai đoạn mãn kinh là một giai đoạn “khó chịu” trong cuộc đời người phụ nữ. Ở giai đoạn này, sự thay đổi bên trong cơ thể gây ra nhiều phiền toái cho chị em. Loãng xương sau mãn kinh là một trong những bệnh thường gặp ở độ tuổi này. Loãng xương gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân phải dè chừng vì loãng xương khiến xương mỏng, yếu dần lâu dần dẫn đến gãy xương khi gặp chấn thương nhỏ. Vậy đâu là cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh? Những “sự thật” về loãng xương sau mãn kinh sẽ được “tiết lộ” trong bài viết này. 

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị bệnh loãng xương

Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những thay đổi trong cơ thể như: 

  • Trong giai đoạn mãn kinh của phụ nữ, hormone estrogen giảm mạnh. Estrogen giúp duy trì mật độ xương ổn định. Khi thiếu hụt hormone này, xương dễ bị suy yếu và dễ bị tổn thương. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
  • Sau tuổi 40- 50, khả năng tạo xương mới của cơ thể suy giảm. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương sau mãn kinh. Chế độ ăn uống thiếu canxi và ít vận động cũng làm xương yếu đi. Những thói quen này càng khiến tình trạng loãng xương thêm nghiêm trọng. 
  • Các bệnh nền như đái tháo đường và cao huyết áp cũng gây ảnh hưởng đến xương. Các bệnh này có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và vitamin D. Điều đó càng tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Thay đổi trong cơ thể khiến phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương
Thay đổi trong cơ thể khiến phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương

Dấu hiệu cảnh báo loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Triệu chứng loãng xương ở phụ nữ thường âm thầm và khó phát hiện sớm. Các dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau lưng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, đặc biệt xảy ra ở vùng cột sống và thắt lưng. Đau có thể xuất hiện khi phụ nữ đi lại, đứng lâu, hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Đau nhức xương khi vận động nhiều: Những vùng xương đảm nhận nâng đỡ cơ thể như xương hông, xương chậu,…xuất hiện cơn đau khi vận động nhiều. Điển hình như đứng trong thời gian dài, tình trạng này có xu hướng lặp lại nhiều lần. 
  • Lưng gù: Tư thế lưng cong về phía trước (gù) là dấu hiệu điển hình của loãng xương. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chị em phụ nữ tự ti. 
  • Dễ gãy xương: Ở giai đoạn nặng, phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao, dù chỉ với va chạm nhỏ hoặc ngã nhẹ. Các vị trí dễ gãy xương bao gồm cổ tay, hông và cột sống.
Thường xuyên đau nhức xương khớp là dấu hiệu của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Thường xuyên đau nhức xương khớp là dấu hiệu của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Những dấu hiệu này thường tiến triển chậm, khiến nhiều người chủ quan cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Vậy phụ nữ mãn kinh có nên bổ sung canxi không? Bạn có thể tìm câu trả lời tại đây

Điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh cần sự kết hợp giữa điều chỉnh lối sống và các phương pháp điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Khi phát hiện bản thân đang có các dấu hiệu loãng xương, các chị em nên thăm khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời và chính xác nhất. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm các biến chứng do loãng xương gây ra. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thường gặp: 

Liệu pháp vận động

Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động rất quan trọng khi điều trị loãng xương. Tập thể dục, phơi nắng hấp thụ vitamin D đều đặn sẽ hỗ trợ sức khỏe xương. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế, nên thay đổi tư thế thường xuyên. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc để giảm áp lực lên xương khớp.

Duy trì lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Duy trì lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Liệu pháp sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc giúp ức chế mất xương và tăng khối lượng xương. Thuốc loãng xương còn giúp phục hồi những cấu trúc xương bị loãng và ngăn chặn mất xương. Bổ sung canxi và vitamin D cũng là bước quan trọng để tối ưu hóa quá trình điều trị.

Liệu pháp thay thế hormone

Phụ nữ mãn kinh có thể cân nhắc liệu pháp hormone để tăng mật độ xương. Phương pháp này giúp tăng mật độ xương đáng kể. Tuy nhiên, liệu pháp này có các tác dụng phụ như nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư vú. Biện pháp này phải thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, chế độ ăn giàu canxi và vitamin D là yếu tố không thể thiếu. Canxi giúp xương chắc khỏe, còn vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Magie, kẽm và vitamin D cũng cần được bổ sung để tối ưu hóa việc tái tạo xương.

Ngoài ra, chị em cũng nên tránh thuốc lá, rượu bia để bảo vệ sức khỏe xương. Những thói quen này làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết cho xương.

Đối với bất kỳ bệnh nào, phòng ngừa từ sớm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh cũng tương tự, đều có thể phòng ngừa. Đừng quên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe của bản thân. Hơn nữa là yêu bản thân hơn bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất mỗi ngày. 

Viên uống bổ sung Canxi hữu cơ Organika Calcium nội địa Canada.
Viên uống bổ sung Canxi hữu cơ Organika Calcium nội địa Canada.

Viên uống Organika Calcium là sản phẩm bổ sung canxi hữu cơ giúp hỗ trợ các vấn đề về xương khớp như loãng xương, mất xương. Với thành phần từ thiên nhiên, đặc biệt phù hợp với thể trạng của phụ nữ mãn kinh. Hãy nhớ rằng, chăm sóc sức khỏe không chỉ là việc của riêng ai. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều xứng đáng được chăm sóc bản thân. Đồng thời, giữ tâm lý thoải mái cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp chị em vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.