Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Theo các chuyên gia, bệnh sỏi mật là một trong những loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, tác động lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nó tạo ra những bất tiện, khó chịu cho bệnh nhân. Vậy căn bệnh này được hiểu chính xác như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sỏi mật? Cách trị dứt điểm sỏi mật ra sao? Bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm lời giải đáp cặn kẽ nhất thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh sỏi mật là gì? 

Sỏi mật được hiểu đơn giản là những tinh thể ở trạng thái rắn, được hình thành ở bên trong phần túi mật. Hiện tượng này được tạo thành do quá trình bão hòa quá mức 1 trong 3 thành phần của dịch mật, cụ thể là cholesterol, muối canxi và cuối cùng là sắc tố mật. Tùy vào tình trạng bệnh, mà kích thước sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát hay to tương tự quả bóng bàn. Thêm vào đó, đôi khi người bệnh chỉ có một đến hai viên sỏi, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân xuất hiện nhiều viên sỏi cùng lúc.

Bệnh sỏi mật là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Bệnh sỏi mật là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Chia sẻ từ các bác sĩ chuyên môn, túi mật là một cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Nó đảm nhận nhiệm vụ chính là tiết dịch tiêu hóa (dịch mật) di chuyển đến vị trí ruột non, hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Do đó, khi túi mật (tại đường dẫn) có sự hình thành của sỏi sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn, khiến vùng bụng bên phải của bạn trở nên đau nhức. Nếu triệu chứng này xảy ra với tần suất dày đặc, người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời, sỏi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa lớn đến sức khỏe. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật

Được biết, sỏi mật hình thành từ nhiều nguyên nhân, và tỉ lệ mắc phải thường gặp ở các đối tượng là nữ giới và người lớn tuổi. Trong số các nguyên do dẫn đến sự xuất hiện của sỏi mật, thì có đến 80% là do cơ thể người bệnh tăng quá mức lượng Cholesterol. Còn 20% còn lại chủ yếu do sự thay đổi từ sắc tố mật, kèm theo những yếu tố bất thường khác. 

2.1. Nguyên nhân liên quan đến Cholesterol

Quá trình giảm cân không khoa học, khiến cân nặng giảm nhanh chóng, từ đó tạo ra hàm lượng lớn Cholesterol tại gan, gây ra hiện tượng kết sỏi ở túi mật. 

– Một số tác động trong và ngoài cơ thể làm gia tăng nồng độ Cholesterol trong máu một cách đột ngột, và bất thường. 

– Những ai lạm dụng thuốc tránh thai thường có tỉ lệ mắc sỏi mật rất cao, vì tác dụng phụ của nó thể có làm tăng nhanh nồng độ Cholesterol, và chúng sẽ tồn đọng mật ở phần túi dự trữ.

– Việc sử dụng lượng lớn các món ăn có chứa nhiều Cholesterol hay mỡ động vật cũng là nguyên nhân gây ra sỏi mật. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật

2.2. Nguyên nhân khác

Thói quen ăn uống thiếu hợp lý, đặc biệt là bỏ bữa, làm rối loạn điều tiết túi mật, dễ dàng gây sỏi. 

– Dùng các loại thuốc có chứa những gốc như: Estrogen, Clofibrate,…

– Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng có nguy cơ bị sỏi mật, vì sự thay đổi nội tiết tố, làm giảm hiệu quả hoạt động của túi mật. 

– Những biến chứng bắt nguồn từ các loại bệnh khác: Xơ gan, tiểu đường, thiếu máu,…

3. Triệu chứng bệnh sỏi mật

Đa phần, theo nhận định từ các chuyên gia thì bệnh sỏi mật dường như không gây ra các dấu hiệu hay triệu chứng nào đặc trưng, đáng chú ý. Tuy nhiên, trong trường hợp sỏi mật xuất hiện ở trong cổ túi mật hoặc vị trí ống mật chủ, khiến túi mật bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ đối mặt với một số triệu chứng sau: 

– Phần bụng bên phải đột ngột xuất hiện những cơn đau, ban đầu chỉ ở mức độ nhẹ sau đó tăng dần. 

– Trung tâm bụng (phần dưới xương ức) có biểu hiện đau dữ dội và xuất hiện bất ngờ. 

– Người bệnh có cảm giác đau vùng lưng (vị trí giữa hai xương bả vai).

– Rối loạn tiêu hóa, kéo theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật không rõ ràng
Triệu chứng của bệnh sỏi mật không rõ ràng

Những cơn đau do bệnh sỏi mật gây ra, thông thường sẽ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh đã trở nặng, hiện tượng đau của bạn có thể kéo dài đến vài tiếng. Do đó, khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào bất thường trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám. 

4. Biến chứng sỏi mật – Ít người biết

Bạn đừng chủ quan với bệnh sỏi mật. Được biết, chỉ có 20% đến 30% người bệnh có triệu chứng rõ ràng. Do đó, rất nhiều người khi bệnh trở nặng mới phát hiện, tuy nhiên lúc này sỏi mật đã gây ra các biến chứng nguy hiểm:

– Màu da chuyển vàng, và mắt cũng dần vàng hơn.

– Túi mật có hiện tượng viêm và nhiễm trùng 

– Đường mật xuất hiện trạng thái viêm, nhiễm trùng

– Người bệnh có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng huyết, viêm tụy

– Sỏi mật không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến hiện tượng ung thư túi mật, và trầm trọng nhất có thể đe dọa đến tính mạng

5. Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì?

Có thể bạn chưa biết, bệnh sỏi mật có thể dần được cải thiện nếu bạn có chế độ dinh dưỡng khoa học, tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Trước tiên, người bệnh nên xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh:

– Để tốt cho hệ tiêu hóa, bạn cần bổ sung vào thực đơn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ. Chúng góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời đào thảo Cholesterol ra ngoài cơ thể. 

– Dung nạp đủ các nhóm vitamin, và đặc biệt chú tâm đến vitamin A, nó có nhiều trong các loại quả chẳng hạn như táo, bưởi, dưa hấu,…

– Uống nước đầy đủ, lời khuyên dành cho bạn là 2 đến 2.5 lít mỗi ngày, để cơ thể loại bỏ bớt các độc tố ra ngoài hiệu quả. 

– Hạn chế làm việc quá sức, điều chỉnh tâm trạng, tập thói quen luyện tập thể dục thể thao. 

Người bệnh sỏi mật nên thận trọng trong chế độ ăn uống
Người bệnh sỏi mật nên thận trọng trong chế độ ăn uống

Bệnh nhân mắc bệnh sỏi mật cần chú ý kiêng những thực phẩm sau: 

– Nhóm thức ăn chứa nhiều Cholesterol, hàm lượng canxi nhiều: Trứng, hải sản, sữa,…

– Các món ăn nhiều chất đạm cũng như dầu mỡ, chúng làm gia tăng lượng Cholesterol, dễ gây ra vấn đề sỏi mật.

– Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng các món ăn quá cay, mặn. 

6. Cách trị sỏi mật hiệu quả

Làm sao để đẩy sỏi mật ra ngoài? Hiện nay có những phương pháp nào giúp điều trị sỏi mật? Sỏi mật có thể loại bỏ hoàn toàn không? Đây tiếp tục là những thắc mắc thường gặp ở nhiều người. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn một số cách để trị sỏi mật an toàn, hiệu quả:

– Làm giảm tạm thời các cơn đau do sỏi mật gây nên: Bạn cần chuẩn bị túi giữ nhiệt hoặc thay thế bằng chai nước ấm, tiến hành chườm ấm cho vùng bụng (vị trí đau). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép, ưu tiên nước cam, chanh hoặc rau củ có tính mát, chúng có khả năng làm dịu các cơn đau. 

Có thể loại bỏ sỏi mật ra ngoài cơ thể bằng nhiều phương pháp
Có thể loại bỏ sỏi mật ra ngoài cơ thể bằng nhiều phương pháp

– Các phương pháp điều trị sỏi mật lâu dài: Bác sĩ sẽ dựa vào thành phần có trong sỏi và tình trạng bệnh để đưa ra cách loại bỏ sỏi mật thích hợp nhất. Dùng thuốc được xem là biện pháp ưu tiên nhất (bạn phải tuân thủ liều dùng), sử dụng sóng rung động để tán sỏi ra ngoài cơ thể, tiến hành phẫu thuật gắp sỏi. 

Thông qua bài viết trên, Organika Việt Nam hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh sỏi mật, để từ đó có cách phòng ngừa và chăm sóc bản thân tốt hơn. Để ngăn chặn căn bệnh này ngay từ đầu, bạn cần tập thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, không chỉ phòng bệnh sỏi mật, muốn có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, suy nghĩ tích cực.