Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Căn bệnh nguy hiểm chớ chủ quan!

Bệnh tay chân miệng là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết điển hình của nó là tình trạng sốt, xuất hiện bọng nước ở vùng tay, chân và miệng của bé. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể điều trị hoàn toàn nên nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan trong cách phòng bệnh. Mà không biết rằng, căn bệnh này nếu không phát hiện sớm và can thiệp đúng cách có khả năng tạo nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao. 

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? 

Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng ở trẻ thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh được hình thành từ virus có khả năng lây lan nhanh. Chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm để sớm nhận biết bệnh tay chân miệng: Sốt cao, mệt mỏi, đau họng, bề mặt da của trẻ xuất hiện những bọng nước (tập trung phần lớn ở lòng bàn tay/chân, trong miệng,…). 

Dựa theo thống kê từ Bộ Y tế, tại nước ta từ tháng 1 đến cuối tháng 5/2022 đã có hơn 5000 ca bị tay chân miệng. Thêm vào đó, các chuyên gia dự báo bệnh tay chân miệng ở trẻ đang có xu hướng gia tăng. 

Bệnh tay chân miệng nguy hiểm hơn nhiều người vẫn nghĩ
Bệnh tay chân miệng nguy hiểm hơn nhiều người vẫn nghĩ

Phần lớn những ca mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ đa phần ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp không được chăm sóc tốt, bệnh kéo theo những biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, viêm cơ tim,… Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé, đe dọa tính mạng. Do đó, các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

2. Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ

Tác nhân hàng đầu gây nên bệnh tay chân miệng là do virus đường ruột. Cụ thể có hai nhóm là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Theo đó, các ca bệnh ở mức độ nhẹ, ít hoặc không có biến chứng và tự hết đa số nhiễm virus A16. Loại còn lại EV17 khiến bệnh tình trở nặng nhanh chóng, nguy cơ đối mặt với biến chứng rất cao và tồi tệ hơn là gây tử vong. 

Theo các nghiên cứu khoa học, virus gây nên bệnh tay chân miệng ở trẻ có hình cầu. Khi đi vào cơ thể của bé, chúng phát triển tập trung ở niêm mạc má và ruột. Sau đó xâm nhập những vị trí hạch bạch huyết gần kề rồi di chuyển vào máu hình thành hiện tượng nhiễm trùng máu. Và sau cùng chúng dừng lại ở niêm mạc miệng và bề mặt da. 

Bệnh tay chân miệng có xu hướng ngày càng gia tăng và lan rộng
Bệnh tay chân miệng có xu hướng ngày càng gia tăng và lan rộng

Nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở xuống rất dễ bị tay chân miệng vì sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này chưa hoàn thiện. Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện quanh năm. Và bùng phát cao vào khoảng tháng 3 – 5 hoặc mốc từ tháng 9 – 12.

3. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy cơ truyền nhiễm thông qua nước bọt, dịch từ bọng nước và phân của bé bị bệnh. Việc nhận diện sớm trẻ mắc bệnh nhằm cách ly ngăn việc lây lan là điều vô cùng quan trọng. Về cơ bản, dấu hiệu giúp xác định căn bệnh này gồm 4 mốc thời gian:

Giai đoạn ủ bệnh: Khi này bệnh chưa có triệu chứng rõ nét, duy trì từ 3 đến 7 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt nhưng ở mức nhẹ, đau vùng họng và tiêu chảy. Tình trạng diễn ra trong 1 đến 2 ngày và chuyển sang giai đoạn sau. 

Bọng nước là dấu hiệu điển hình giúp bố mẹ nhận diện bệnh tay chân miệng
Bọng nước là dấu hiệu điển hình giúp bố mẹ nhận diện bệnh tay chân miệng

Giai đoạn toàn phát: Hình thành các vết loét hoặc phỏng nước ở vùng miệng, khiến trẻ bỏ ăn, lười bú. Hiện tượng phát ban xuất hiện, khi trở nặng sẽ tạo bóng nước, nếu vỡ sẽ gây đau nhức. Trẻ mắc bệnh sẽ nôn ói, sốt. Trong trường hợp sốt và nôn liên tục có thể gặp biến chứng. 

Giai đoạn lui bệnh: Phần lớn sau thời gian từ 3 đến 5 ngày, bé sẽ hết bệnh (trường hợp không xuất hiện biến chứng). 

4. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy hiểm không? 

Các bậc phụ huynh tuyệt đối không lơ là, thờ ơ với bệnh tay chân miệng ở trẻ. Khi mắc bệnh trẻ nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc thì hệ lụy từ căn bệnh này không thể lường trước được. 

Điều đáng lo ngại trước tiên của bệnh tay chân miệng là biến chứng mất nước. Bên cạnh đó, nó tạo nên những vết loét, bọng nước ở họng và quanh miệng. Điều này khiến trẻ đau, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống, các bé thường quấy khóc, bỏ ăn, sụt cân trông thấy. 

Tuy hiếm gặp, nhưng đã xảy ra, một số bé bị tay chân miệng phải đối mặt với biến chứng liên quan đến não và hô hấp. Điển hình hơn cả là:

Về não bộ: Gây viêm não, viêm màng não,…  Thường xuyên giật mình, cảm giác bứt rứt, co giật, nhãn cầu rung giật,… 

Về hô hấp: Dẫn đến viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim,… 

Bệnh tay chân miệng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của trẻ nếu trở nặng
Bệnh tay chân miệng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của trẻ nếu trở nặng

 5. Bật mí cách điều trị tay chân miệng tại nhà

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị dành cho bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là cải thiện triệu chứng, tăng cường đề kháng cho bé. Phải đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giúp trẻ nâng cao thể trạng. Quá trình điều trị bệnh tay chân miệng cụ thể cần trải qua các bước:

– Mỗi ngày cần vệ sinh cơ thể, răng miệng cho bé. Để trẻ được nghỉ ngơi hoàn toàn, giữ môi trường thông thoáng, hạn chế các tác động bên ngoài. 

– Khi bé có dấu hiệu sốt, đặc biệt từ 38,5 độ C trở lên phải cho bé sử dụng thuốc hạ sốt. Lưu ý phải bổ sung nước, tốt nhất dùng dung dịch điện giải oresol. 

– Trường hợp trẻ bị loét vùng họng và miệng, bố mẹ nên dùng dung dịch glycerin borat vệ sinh miệng trước và sau mỗi bữa ăn. Nó hỗ trợ sát khuẩn và giảm đau hiệu quả.

– Chuẩn bị thuốc chống co giật, dùng ngay khi trẻ bị co giật. Chú ý cung cấp vitamin C và kẽm cho trẻ, hỗ trợ tốt cho sức đề kháng để chống chọi với bệnh, giúp hồi phục nhanh hơn.

– Khi trẻ có dấu hiệu trở nặng, phải nhập viện để được theo dõi, điều trị chuyên sâu. 

6. Hướng dẫn cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tại Việt Nam, vẫn chưa có vắc xin giúp trẻ phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Do đó, mỗi nhà và các bậc cha mẹ phải chủ động áp dụng những phương pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn bệnh ngay từ đầu:

– Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ, sử dụng xà phòng thích hợp với da bé. Phụ huynh nên vệ sinh tay sạch sẽ: Trước khi bồng bé, sau khi đi vệ sinh,… 

– Để giảm thiểu tối đa bệnh tay chân miệng ở trẻ, mỗi gia đình cần tuân thủ việc ăn chín uống sôi. Dùng nguồn nước sạch, thường xuyên tiệt trùng bình sữa, đồ chơi cho bé. Không để bé mút tay, chơi đất cát,…

Mỗi gia đình cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh hằng ngày
Mỗi gia đình cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh hằng ngày

– Vệ sinh nơi ở, nhất là phòng của trẻ, không để bé tiếp xúc với người lạ và những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng. 

– Trong trường hợp bé có những triệu chứng tương đồng với bệnh tay chân miệng, phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. 

Bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Đây là căn bệnh tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Thêm vào đó, sau khi hết bệnh trẻ vẫn có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. Không chỉ xuất hiện ở đối tượng là trẻ con, tay chân miệng còn được hình thành ở người lớn. Hơn hết, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ.