Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để tránh biến chứng?
Giai đoạn mang thai là giai đoạn sức khỏe của mẹ bầu yếu đi. Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh mà mẹ có thể bị mắc phải trong giai đoạn này. Tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng đừng lo, một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì ở phần thông tin dưới đây nhé.
Chế độ dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là yếu tố cực kỳ quan trọng để kiểm soát đường huyết. Hơn nữa là đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vậy, chế độ dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý điều gì? Mẹ bầu nên ăn gì và kiêng ăn gì để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn?
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đồng thời hỗ trợ giảm đường huyết. Mẹ bầu có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm sau đây:
-
Ngũ cốc và các loại hạt:
Có thể thay thế gạo bình thường bằng gạo lức, yến mạch hoặc khoai lang để hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Những loại thực phẩm này làm chậm quá trình hấp thu đường vào màu. Hơn thế nữa, yến mạch còn giảm hấp thu cholesterol xấu vào cơ thể, tốt cho mẹ bầu.
-
Thực phẩm chứa nguồn protein lành mạnh:
Mẹ bầu có thể tham khảo bổ các nguồn protein tốt từ thịt gà, trứng và các loại cá béo. Protein giúp cơ thể no lâu hơn và giúp hỗ trợ ổn định đường huyết cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại cá béo như cá hồi còn cung cấp omega-3 hỗ trợ sự phát triển cho bé.
-
Bổ sung nhiều chất xơ:
Chất xơ có trong rau xanh, những loại trái cây ít đường và các loại đậu giúp giảm đường huyết của cơ thể sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ cũng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón trong thời gian thai kỳ.
-
Chất béo lành mạnh:
Chất béo là nguồn năng lượng cực kỳ cần thiết đối với cơ thể. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn chất béo lành mạnh thay vì chất béo bão hòa như mỡ động vật, phô mai,… Mẹ bầu có thể bổ sung chất béo bằng các loại dầu thực vật, các loại hạt và các loại bơ thực vật.
Ngoài ra, mẹ bầu nên ưu tiên các bữa ăn lành mạnh. Bị tiểu đường thai kỳ sáng nên ăn gì? Câu trả lời là một bữa sáng nhẹ nhàng giàu protein và chất xơ. Thực đơn mà mẹ bầu bị tiểu đường có thể tham khảo là trứng luộc và bánh mì nguyên cám, hay yến mạch cùng sữa chua. Bữa sáng đơn giản giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột ngột trong suốt ngày dài.
Bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Để hạn chế tối đa những biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra, mẹ bầu nên tránh một số thực phẩm với lượng đường cao. Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm làm tăng đường huyết của cơ thể:
-
Đồ ngọt và nước uống có gas:
Lượng đường không lành mạnh có trong kẹo, bánh ngọt, nước ngọt không tốt cho sức khỏe của mẹ. Những thực phẩm này làm gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.
-
Thức ăn chứa nhiều tinh bột:
Gạo trắng, bánh mì trắng, bún và mì dễ làm đường huyết tăng nhanh khi ăn quá nhiều. Chỉ nên bổ sung những loại thức ăn này ở mức vừa phải. Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt.
-
Đồ chiên và nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm chiên nhiều dầu như khoai tây chiên, gà rán dễ gây tăng đường huyết và tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nên hạn chế món ăn chiên rán. Chọn phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn để tốt cho sức khỏe.
-
Trái cây với lượng đường cao
Một số loại trái cây với lượng đường tự nhiên cao như chuối, xoài, nho cần được hạn chế. Chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, hoặc ưu tiên các loại trái cây như lê, táo.
Các mẹo và thói quen tốt giúp mẹ bầu kiểm soát tiểu đường thai kỳ
-
Chia nhỏ bữa ăn:
Thay vì ăn ba bữa lớn, mẹ bầu nên chia thành năm hoặc sáu bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp duy trì đường huyết ổn định và ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
-
Kiểm tra đường huyết thường xuyên:
Kiểm tra đường huyết đều đặn giúp mẹ bầu nhận biết được mức đường huyết sau bữa ăn và điều chỉnh lượng thực phẩm cho phù hợp. Thói quen này rất quan trọng để kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ.
-
Vận động nhẹ nhàng:
Đi bộ sau bữa ăn khoảng 15-20 phút giúp cơ thể duy trì đường huyết ở mức ổn định. Các bài tập nhẹ như yoga hay đi bộ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
-
Kiểm soát căng thẳng:
Tình trạng căng thẳng cũng có thể làm tăng đường huyết. Các phương pháp thư giãn như thiền, hít thở sâu và nghe nhạc giúp giảm căng thẳng, có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
-
Uống đủ nước:
Nước không chỉ hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà còn giúp thải độc tố khỏi cơ thể, ngăn ngừa táo bón. Mẹ bầu nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
-
Theo dõi cân nặng:
Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ có thể làm tiểu đường trở nên phức tạp hơn. Nên kiểm soát cân nặng theo khuyến nghị của bác sĩ và chú ý đến các dấu hiệu tăng cân không lành mạnh.
-
Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ đường huyết:
Mẹ bầu có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng với nguồn gốc từ thiên nhiên để an toàn cho sức khỏe. Viên uống Organika Blood Sugar Control là một lựa chọn an toàn mà mẹ có thể tham khảo. Vì thể trạng từng người khác nhau, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất.
Mẹ bầu ơi, việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Với những thông tin về chế độ ăn uống mà chúng ta vừa tìm hiểu, hy vọng mẹ bầu sẽ tự tin hơn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh. Đừng quên, bác sĩ luôn là người bạn đồng hành tin cậy của mẹ bầu đấy nhé!