Gạo lứt có tốt không? Liệu có nên ăn hàng ngày?

Từ lâu, gạo trắng đã là thực phẩm chính trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, gạo lứt ngày càng được ưa chuộng. Những lời đồn đại về khả năng hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa bệnh tật. Gạo lứt đang trở thành “ngôi sao” trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng thực sự gạo lứt có tốt không? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn gạo lứt mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá. Qua quá trình xay xát, loại ngũ cốc nguyên hạt này chỉ loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài. So với gạo trắng, gạo lứt vẫn giữ lại lớp cám giàu chất xơ, mầm và nội nhũ. Cám là lớp vỏ bên ngoài của gạo. Mầm chính là phôi có khả năng nảy mầm thành một cây mới. Bộ nhận này chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu. Nội nhũ là phần tinh bột bên trong, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhờ cấu tạo đặc biệt này, gạo lứt giúp chúng ta no lâu và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Gạo lứt là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe.
Gạo lứt là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Chỉ trong một chén gạo lứt, cơ thể nạp nguồn năng lượng dồi dào cùng với:

  • Carbohydrate có lợi: Carbohydrate trong gạo lứt được  tiêu hóa chậm rãi nhờ cấu trúc phức tạp. Chúng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và bền vững cho cơ thể.
  • Chất xơ dồi dào: Tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng
  • Protein và axit amin thiết yếu:  Với 7-8g protein trong 100g gạo lứt, loại ngũ cốc này là nguồn cung cấp protein thực vật chất lượng cao, chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu. Phù hợp cho người ăn chay.
  • Khoáng chất đa dạng: Magie, mangan kẽm, selen, axit béo có lợi, phốt pho, sắt, đồng…hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.  
  • Vitamin nhóm B như B1, B3, B5,B6 tốt cho não bộ
  • Giàu chất chống oxy hóa: Nhờ sự kết hợp của flavonoid và phenol bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương, ngăn ngừa bệnh mãn tính.

Gạo lứt có tốt không? Lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

Gạo lứt được xem là “vua của các loại gạo” nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Thành phần dinh dưỡng phong phú trong gạo lứt đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe: 

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Gạo lứt được đánh giá là thực phẩm bổ cho tim mạch. Chất xơ, vitamin, khoáng chất và lignans là những “vũ khí” lợi hại. Các hợp chất này cùng nhau tạo nên một lá chắn vững chắc cho hệ tim mạch. Chúng hợp có khả năng điều hòa huyết áp, “quét sạch” cholesterol xấu và tăng cường độ đàn hồi của mạch máu. Giống như việc làm sạch các mảng bám trên thành động mạch gây tắc nghẽn, giúp máu lưu thông tốt hơn.  Nhờ đó, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, tắc nghẽn mạch máu, bệnh hệ hô hấp.

Xem thêm: Organika Cholesterol

Tốt cho hệ tiêu hóa

Gạo lứt giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng tốc đào thải độc tố hiệu quả. Trung bình trong một chén gạo lứt đã nấu chín chứa 3,5 gram chất xơ. Chất xơ hoạt động trơn tru trong hệ thống tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp lượng lớn thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng, tăng cường chức năng tiêu hóa. Nhờ lẽ đó mà các vấn đề như táo bón, trĩ và nguy cơ ung thư đại trực tràng được giảm thiểu rõ rệt.

Kiểm soát đường huyết

Gạo lứt chứa nhiều protein và chất xơ dồi dào làm chậm quá trình tiêu hóa. So với gạo trắng, gạo lứt thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Lượng đường nhờ đó cũng hấp thụ vào máu chậm rãi và ổn định hơn. Đặc biệt, chỉ số đường huyết thấp (dưới 50), ngăn ngừa những biến động đột ngột của lượng đường. Đây là ngưỡng thực phẩm an toàn cho người bệnh tiểu đường. Chính vì những lợi ích này mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích người bệnh tiểu đường thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn hàng ngày.

Xem thêm: Organika Blood Sugar Control

Duy trì cân nặng ổn định

Phần lớn những người ăn theo chế độ eat clean đều chuyển sang ăn gạo lứt. Bởi, ăn gạo lứt giảm cân hiệu quả hơn. Nhiên cứu chỉ ra rằng chuyển từ chế độ ăn ngũ cốc tinh chế (như gạo trắng, bánh mì trắng, ) sang gạo lứt giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn. Bí quyết nằm ở nguồn protein và chất xơ lý tưởng, giúp no lâu và cảm giác thèm ăn vặt. Điều này góp phần kiểm soát lượng calo nạp vào và cung cấp năng lượng bền vững. Chọn gạo lứt trong chế độ ăn hàng ngày là một “bước tiến lớn” giúp đốt cháy calo và duy trì vóc dáng thon gọn.

Tăng cường sức khỏe hệ xương

Tuy không được nhắc tên nhiều như protein và chất xơ, nhưng Magie cũng góp mặt trong bảng thành phần dinh dưỡng của gạo lứt. Thậm chí còn đồng hành cùng các thành phần đầu bảng. Magie hoạt động như một chất xúc tác, hỗ trợ quá trình hoạt hóa vitamin D. Nhờ đó quá trình hấp thu canxi diễn ra suôn sẻ hơn. Bổ sung Magie ngăn ngừa các vấn đề như loãng xương, gãy xương, viêm khớp,…

Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, gạo lứt còn cải thiện tâm trạng, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư, sỏi thận. Đặc biệt, với những người bị dị ứng gluten, gạo lứt là một lựa chọn hoàn hảo bởi nó hoàn toàn không chứa chất này

Xem thêm: Organika Calcium

Gạo lứt là thực phẩm tốt cho sức khỏe được tin dùng hiện nay.
Gạo lứt là thực phẩm tốt cho sức khỏe được tin dùng hiện nay.

Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không?

Cứ ngỡ gạo lứt có nhiều công dụng tuyệt vời mà vô tư ăn mỗi ngày, cả ba bữa. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, gạo lứt tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách, đúng lượng. Tiêu thụ gạo lứt quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi ăn gạo lứt, bạn nên nhai thật kỹ cho đến khi hạt gạo mềm nhừ mới nuốt. Nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Nếu không thức ăn dễ bị mắc kẹt, gây ứ đọng. Mặc dù gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này.

Người có dạ dày tiêu hóa kém không nên ăn gạo lứt thường xuyên.
Người có dạ dày tiêu hóa kém không nên ăn gạo lứt thường xuyên.

Những đối tượng có dạ dày tiêu hóa kém như người lớn tuổi, trẻ em, người đang hồi phục sức khỏe, phụ nữ sau sinh,… nên tránh xa thực phẩm này. Hệ tiêu hóa yếu khiến việc tiêu hóa gạo lứt trở nên khó khăn, dễ gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón. 

Thay vì ăn gạo lứt hàng ngày, hãy xen kẽ gạo lứt (2-3 bữa/tuần) với gạo trắng và các loại thực phẩm khác. Điều này giúp đa dạng hóa nguồn dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cơ thể cần.

Những sai lầm thường gặp khi ăn gạo lứt

Gạo lứt ngày càng được ưa chuộng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn gạo lứt đúng cách. Nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm, khiến việc tiêu thụ thực phẩm này không mang lại hiệu quả như mong đợi:

  • Bảo quản không đúng cách, quá lâu: Do gạo lứt dễ bị ẩm mốc, sinh ra chất độc. Vì vậy gạo cần bảo quản ở nơi khô ráo, đựng trong hộp kín
  • Hâm nóng nhiều lần: Giảm đi hàm lượng dinh dưỡng và gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Nấu không đúng cách: Ngâm gạo lứt 30 phút trước khi nấu giúp hạt gạo nở đều. 
  • Thay thế gạo trắng hoàn toàn: Gạo lứt giàu chất xơ nhưng lại thiếu một số vitamin và khoáng chất vốn có trong gạo trắng. Nên kết hợp cả hai loại gạo để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
  • Kết hợp sai thực phẩm: Một số loại trái cây như dứa, hồng, táo gai gây khó tiêu khi ăn cùng gạo lứt. Nên tránh kết hợp các thực phẩm này trong cùng một bữa ăn.
  • Nhai không kỹ: Các dưỡng chất khó hấp thụ và đầy bụng.
  • Người có tiêu hóa kém: Hạn chế ăn gạo lứt hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Gạo lứt tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách, đúng lượng.
Gạo lứt tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách, đúng lượng.

Bài viết này đã chứng minh những lợi ích và giải đáp thắc mắc “Gạo lứt có tốt không?”. Gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của gạo lứt, điều quan trọng nhất vẫn là cách chế biến và sử dụng thực phẩm phù hợp.