Căng thẳng, trầm cảm hậu Covid-19, điều trị thế nào?

Tâm lý sợ hãi trước những tác động của bệnh Covid-19, cùng sự tấn công của virus trong thời gian nhiễm bệnh. Đã tác động tiêu cực đến hệ thần kinh khiến nhiều người đối mặt với tình trạng căng thẳng, trầm cảm hậu Covid-19. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. 

Bên cạnh những hậu covid phổ biến bao gồm ho dai dẳng, khó thở, mệt mỏi… thì tình trạng căng thẳng, trầm cảm hậu Covid-19 cũng đang có chiều hướng gia tăng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần người bệnh và để lại nhiều di chứng hậu Covid đáng lo ngại hiện nay. 

1. Căng thẳng, trầm cảm hậu Covid – Kẻ tàn phá tinh thần

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, cùng với số ca nhiễm “kỷ lục” được ghi nhận mỗi ngày tại Việt Nam. Thì vấn đề sức khỏe của người bệnh sau khi nhiễm Covid-19 lại đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là do nhiều F0 sau khi khỏi bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, ho dai dẳng, hụt hơi, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, thường xuyên chóng mặt, rối loạn giấc ngủ hay căng thẳng, trầm cảm hậu Covid-19. 

Căng thẳng, trầm cảm hậu Covid là vấn đề đáng lo ngại hiện nay
Căng thẳng, trầm cảm hậu Covid là vấn đề đáng lo ngại hiện nay

Thế nhưng, vấn đề đang được quan tâm nhất là người bệnh sau khi khỏi Covid-19 lại rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, thậm chí trầm cảm. Một số biểu hiện để chẩn đoán trầm cảm hậu Covid bao gồm: Cảm giác buồn chán, bi quan, mất hy vọng vào tương lai, mất tự tin, thiếu tập trung, mất hứng thú trong những công việc hàng ngày… Nếu bạn xuất hiện 2 trong những biểu hiện trên thì đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo trầm cảm hậu Covid. Tình trạng này kéo dài không chỉ “tàn phá” tinh thần người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, cũng như cuộc sống. 

2. Biểu hiện của căng thẳng, trầm cảm hậu Covid 

Các triệu chứng của người bị căng thẳng, trầm cảm hậu Covid có thể kể đến: 

– Cảm giác buồn chán, bi quan, mất hy vọng vào tương lai

– Sợ đám đông, thiếu tập trung khi làm bất cứ việc gì, không tin tưởng vào người khác. 

– Thu hẹp các mối quan hệ xã hội, kể cả những người thân trước đây. 

– Dao động, không quyết đoán khi đưa ra những kế hoạch trong tương lai. 

– Đau đầu, có những triệu chứng của lo âu đi kèm. 

– Suy giảm trí nhớ, không có khả năng hoàn thành một công việc nào đó.

– Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược thần kinh. 

– Thường xuyên sử dụng chất kích thích, hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng. 

– Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ hay tỉnh giấc lúc nửa đêm. 

– Kém khả năng tập trung, hay bị sao nhãng trong công việc. 

Căng thẳng, mệt mỏi, kém tập trung là các triệu chứng phổ biến của hậu Covid-19
Căng thẳng, mệt mỏi, kém tập trung là các triệu chứng phổ biến của hậu Covid-19

3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm hậu Covid

Những nguyên nhân dẫn đến hậu Covid-19 có thể kể đến: 

Phản ứng miễn dịch của cơ thể với sự nhiễm virus: Khi người bệnh nhiễm Covid-19, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích để sản xuất ra các cytokines, chemokines và những chất khác thúc đẩy phản ứng viêm. Đặc biệt, là cytokine được bài tiết ra từ tế bào T helper 2, nồng độ cytokine càng cao thì nguy cơ nhiễm Covid-19 cũng gia tăng. Theo đó, khi cơ thể không kiểm soát được quá trình viêm sẽ tiêu động tiêu cực tới hệ thần kinh. 

Phản ứng viêm ở hệ thần kinh phá vỡ hàng rào máu não: Khi các tế bào viêm ở ngoại biên xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn sự dẫn truyền thần kinh và trục của hệ thống nội tiết dưới đồi, cũng như tuyến yên. Những điều này là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần trong đó có trầm cảm cho f0 đã khỏi bệnh. 

Bên cạnh đó, tình trạng trầm cảm hậu Covid-19 còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau: 

– Thời gian giãn cách xã hội ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người, cùng những lo lắng trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho người khác.

– Phân biệt đối xử với người bị nhiễm Covid-19. 

– Thời gian cách ly hay điều trị Covid-19 không được tiếp xúc với với bên ngoài khiến người bệnh cảm thấy cô đơn, lo âu căng thẳng, rối loạn giấc ngủ dẫn đến trầm cảm. 

– Một số yếu tố tâm lý khác: Những lo lắng căng thẳng do sự lây lan của dịch bệnh, lo lắng trước nguy cơ nhiễm Covid-19 và những tác động của bệnh. Ngoài ra, người đã trải qua cơn thập tử nhất sinh do Covid-19, sự đau khổ do mất người thân và những vấn đề về tài chính, thất nghiệp hay giảm thu nhập cũng là những “thủ phạm” dẫn đến trầm cảm hậu Covid. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, trầm cảm đối với F0 khỏi bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, trầm cảm đối với F0 khỏi bệnh

4. Một số rối loạn tâm thần hậu Covid-19 

4.1. Rối loạn stress 

Có thể nói, một trong những triệu chứng rối loạn tâm thần hậu Covid-19 thường gặp nhất là rối loạn stress. Đây là tình trạng rối loạn xảy ra ở những bệnh nhân nặng, đã trải qua cơn thập tử nhất sinh hoặc có người thân tử vong do Covid-19, người phải chứng kiến nhiều người tử vong mỗi ngày vì đại dịch. Một số biểu hiện thường gặp là: 

– Thường xuyên hồi tưởng về thời gian nhiễm Covid-19 và có hành động như sắp trải qua chấn thương. Khi tiếp xúc với f0 hoặc người tử vong do Covid-19, họ sẽ cảm thấy căng thẳng, ám ảnh về giai đoạn điều trị Covid-19. 

– Tránh tất cả những hành động hay suy nghĩ có liên quan tới Covid-19, khả năng ghi nhớ suy giảm, mơ hồ về tương lai, cảm thấy bất an với tất cả những gì xung quanh mình. 

– Xuất hiện những triệu chứng tăng kích thích như: Giật mình, khó chịu, mất ngủ, dễ cáu gắt một cách thái quá,… 

Tình trạng này nếu kéo dài dưới 3 tháng được gọi là cấp tính. Tuy nhiên, nếu vượt qua 3 tháng sẽ biến chứng thành mãn tính và cần phải điều trị lâu dài. 

4.2. Rối loạn thích ứng

Với tình trạng rối loạn thích ứng do Covid-19, có thể xuất hiện khi người bệnh trải qua chấn thương tâm lý hoặc xuất hiện sau 3 tháng khỏi Covid-19, biểu hiện khác nhau tùy theo độ tuổi. Người bị rối loạn thích ứng hậu Covid sẽ có những triệu chứng như: 

Trầm cảm: Người gặp phải tình trạng này thường có những suy nghĩ tiêu cực, đánh mất sở thích trước đây, tâm lý bi quan và chán nản, không có hy vọng ở tương lai, không muốn giao tiếp mọi người xung quanh, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, không có năng lượng để làm bất cứ việc gì, dễ cáu gắt, chán ăn, buồn vô cớ, có suy nghĩ và hành vi tự sát… Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần liên tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. 

Nhiều F0 khỏi bệnh phải đối mặt với tình trạng rối loạn thích ứng
Nhiều F0 khỏi bệnh phải đối mặt với tình trạng rối loạn thích ứng

– Lo âu: Biểu hiện của rối loạn lo âu là không thể kiểm soát được trạng thái lo lắng. Vậy nên, người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, đầu óc trống rỗng, khó tập trung, khả năng ghi nhớ kém, thường cảm thấy rất mệt mỏi khi phải suy nghĩ việc gì đó,… Ngoài ra, người bị rối loạn lo âu hậu Covid-19 còn hay bị đánh trống ngực, hồi hộp, đầy bụng, khô miệng, tiểu rắt, đau mỏi vai gáy,… 

5. Nên làm gì khi bị căng thẳng, trầm cảm hậu Covid?

Người bị trầm cảm liên quan đến Covid-19 sẽ được tiếp nhận điều trị đa mô thức. Trước tiên, là áp dụng các liệu pháp điều trị tâm lý như nhận thức, hành vi… Đối với người bị trầm cảm trung bình đến nặng sẽ được điều trị tâm thần, kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc phải xem xét phù hợp với tình trạng của người bệnh. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tạo lập cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế đọc những thông tin tiêu cực. Thiết lập một lịch trình làm việc phù hợp, tạo những quen hay thú vui mới, duy trì các mối quan hệ xã hội. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập phù hợp, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đồng thời, duy trì một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với liệu pháp điều trị tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp tương tác cá nhân. Đồng thời, lắng nghe câu chuyện của họ để giải quyết vấn đề triệt để. 

Xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học là việc rất cần thiết đối với F0 khỏi bệnh
Xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học là việc rất cần thiết đối với F0 khỏi bệnh

5. Khi nào cần đi khám trầm cảm hậu Covid?

Thông thường, các triệu chứng hậu Covid sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi đi khám bệnh. Thế nhưng, tình trạng trầm cảm hậu Covid-19 có thể nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh cần gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

– Thường xuyên cảm thấy buồn chán, bi quan, mất hy vọng vào tương lai, thiếu tự tin, mất hứng thú với các sinh hoạt trong cuộc sống. 

– Rối loạn giấc ngủ, ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, thay đổi về ăn uống. 

– Cơ thể xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, mất hết năng lượng, không thể tập trung vào công việc. 

– Có suy nghĩ và hành vi làm hại bản thân, tự sát. 

Trong thời gian nhiễm Covid-19 bất kỳ ai cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi, chán nản, mệt mỏi… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng căng thẳng, trầm cảm hậu Covid cũng đang có chiều hướng gia tăng, kéo theo hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, nếu cảm thấy bản thân hoặc người thân có những biểu hiện của rối loạn tâm thần hậu Covid thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chữa trị và đưa ra lời khuyên phù hợp.