Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ít tăng cân, con phát triển toàn diện

Chắc hẳn bất kỳ mẹ bầu nào cũng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ngay từ khi mang thai. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết mình nên ăn gì và kiêng ăn gì hay khẩu phần ăn như thế nào để tốt cho mẹ lẫn bé. Để giải đáp cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây. 

1. Chế độ ăn không tăng cân cho bà bầu

Có nhiều trường hợp phụ nữ thừa cân khi mang thai hay tăng cân quá nhanh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn kiêng hoặc cố gắng giảm cân khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để kiểm soát cân nặng khi đang mang thai, tốt nhất mẹ bầu nên tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm phù hợp và duy trì hoạt động nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không bị tăng cân quá nhiều. 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé

Mẹ bầu có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng tương ứng với từng thai kỳ mang thai như: 

– Chế độ ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ cần đảm bảo 1.800 calo mỗi ngày.

– Chế độ ăn 3 tháng giữa thai kỳ cần đảm bảo 2.2000 calo mỗi ngày.

– Chế độ ăn 3 tháng cuối thai kỳ cần đảm bảo 2.400 calo mỗi ngày.  

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên áp dụng một số lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé như:

– Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn để tránh tình trạng đói cồn cào.

– Ăn chậm, nhai kỹ cho cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa.

– Ăn nhiều trái cây và rau củ để đảm bảo đủ dinh dưỡng, nước và chất xơ cho cơ thể, giúp hạn chế được lượng calo.

– Bổ sung thực phẩm có chất lượng tốt và điều chỉnh lượng ăn uống dựa trên mức hoạt động. 

Ở mỗi giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn khác nhau
Ở mỗi giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn khác nhau

2. Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ 

Tam cá nguyệt thứ nhất là thời kỳ quan trọng và phức tạp nhất . Đây là thời điểm thai nhi trong bụng mẹ mới bắt đầu hình thành nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa cần tẩm bổ quá nhiều vì thai nhi vẫn còn nhỏ chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để hạn chế mệt mỏi, nâng cao vi chất cho cơ thể và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mà mẹ bầu nên tích cực nạp vào cơ thể trong giai đoạn đầu mang thai: 

Axit folic: Đây là dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung 600mcg axit folic mỗi ngày thông qua các thực phẩm như: Gan động vật, thịt gia cầm, rau màu xanh đậm, ngũ cốc, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam quýt….

Sắt: Nhu cầu sắt của bà bầu sẽ tăng cao khi mang thai. Thông thường, lượng sắt cần thiết cho phái đẹp là 5mg/ngày nhưng khi mang thai sẽ tăng lên 25mg/ngày. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải bổ sung sắt cho cơ thể bằng các loại thực phẩm và viên sắt theo chỉ định của bác sĩ. 

Vitamin B12: Việc thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn đầu mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh ở thai nhi. Một số thực phẩm chứa vitamin B12 mà mẹ bầu có thể thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày như: Cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, thịt bò, hạt điều, hạt hạnh nhân, kiwi, xoài, bông cải xanh…

3. Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong quá trình mang thai. Bởi đa phần vào giai đoạn này các mẹ bầu sẽ không còn cảm giác ốm nghén nên việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong 3 tháng giữa thai kỳ nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên vượt trội để phục vụ quá trình tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tăng 300 calo trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Đây là giai đoạn thai nhi sẽ bắt đầu hấp thụ chất dinh dưỡng
Đây là giai đoạn thai nhi sẽ bắt đầu hấp thụ chất dinh dưỡng

Theo khuyến cáo của chuyên gia ở tam nguyệt thứ hai mẹ bầu nên bổ sung những nhóm chất sau: 

Nhóm chất bột: Gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

Nhóm chất đạm: Thịt, cá, đậu đỗ, trứng, tôm, cua,…

Nhóm chất béo: Dầu mỡ, vừng, lạc, hạt hạnh nhân, quả óc chó…

Nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất: Ngũ cốc, rau xanh, các loại rau củ và trái cây chín…

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tăng cường 1000 – 1200mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé. 

4. Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Với giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ không cần quá nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo cân bằng giữa các dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất). 

Đây cũng là thời điểm nước rút trong sự phát triển của thai nhi, do đó mẹ bầu cần tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa axit béo omega-3 và choline, giúp trí não và hệ thần kinh của bé phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, ăn nhiều rau xanh và trái cây ngăn ngừa táo bón. 

5. Thực phẩm “đại kỵ” với mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên tránh xa những thực phẩm không lành mạnh dưới đây:

Thịt tái, sống: Thường chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho em bé trong bụng.

Khoai tây mọc mầm: Nếu ăn thực phẩm phẩm này có thể khiến mẹ bầu đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.

Mẹ bầu nên kiêng những thực phẩm không tốt cho thai nhi để bảo vệ sức khỏe của bé
Mẹ bầu nên kiêng những thực phẩm không tốt cho thai nhi để bảo vệ sức khỏe của bé

Sữa chưa tiệt trùng: Thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, điển hình là vi khuẩn Listeria gây ngộ độc thức ăn. 

Các loại rau củ quả nguy hiểm cho thai nhi: Chẳng hạn đu đủ xanh, dứa, rau răm, rau má, rau sam, cam thảo..

Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê… là những chất kích thích không tốt cho cả mẹ và bé. 

Hạn chế đồ ngọt: Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến cho mẹ bầu dễ tăng cân, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và sinh mổ. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mỗi một giai đoạn cần phải có chế độ ăn uống khác nhau để phù hợp với sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe cho thai phụ. Mong rằng, với những thông tin mà Organika Việt Nam vừa cung cấp sẽ giúp hành trình mang thai của các mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công!