Chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh nhân viêm gan B

Viêm gan B được xem là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc cao trên toàn thế giới, với tốc độ lây truyền lớn. Được biết, nó sẽ truyền nhiễm qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con. Người mắc viêm gan B cần tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát lượng virus trong cơ thể. 

Viêm gan B tác động lớn đến chức năng gan, nếu không có biện pháp can thiệp sớm nguy hiểm nhất có thể đe dọa đến tính mạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm gan B cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của bệnh. Để biết cụ thể người bị nhiễm viêm gan B cần bổ sung và kiêng thực phẩm gì, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

1. Viêm gan B là bệnh gì? 

Theo các chuyên gia, bệnh viêm gan B được hình thành xuất phát từ virus viêm gan B (HBV). Như đã đề cập ở trên, căn bệnh này lây nhiễm cao, dựa theo một số nghiên cứu khoa học, hiện có hơn 2 tỷ người mắc viêm gan B, mỗi năm con số này lại tăng lên và cụ thể người mắc mới hằng năm được thống kê gần 1.5 triệu người. Còn ở nước ta, đã ghi nhận 20% dân số nhiễm virus viêm gan B. 

Bệnh viêm gan b khá phổ biến trên toàn cầu với mức độ lây nhiễm cao
Bệnh viêm gan b khá phổ biến trên toàn cầu với mức độ lây nhiễm cao

Một trong những nguyên nhân khiến viêm gan B lây truyền nhanh là vì các triệu chứng của bệnh tương đồng với nhiều loại bệnh khác, và chúng khá mơ hồ. Một số đối tượng khi đã mắc bệnh nhưng không hề phát hiện, chỉ khi bệnh chuyển biến nặng mới bắt đầu thăm khám thì đã muộn. Viêm gan B là tác nhân gây nên tình trạng suy gan, ung thư gan và kéo theo các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

2. Bệnh nhân viêm gan B cần kiêng thức ăn gì?

Nhiều người quan tâm đến bệnh viêm gan B vẫn thường có những thắc mắc như: Người mắc viêm gan B có được ăn hải sản không? Dùng nhiều chất béo hay đạm có làm bệnh tình nặng hơn? Viêm gan B hạn chế ăn gì để kiểm soát lượng virus trong cơ thể? Khác với người có sức khỏe ổn định, những ai không may nhiễm viêm gan B cần xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống có kỷ luật. Và cụ thể họ cần kiêng một số thực phẩm sau:

– Hạn chế tối đa các món ăn có lượng dầu mỡ quá nhiều, đặc biệt là chế biến chiên xào, đồng thời giảm độ mặn trong thực đơn.

– Nói không với các loại thức uống chứa cồn, các chất kích thích như bia và rượu. Chúng không chỉ khiến bệnh viêm gan B trở nặng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

– Chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm gan B phải đảm bảo các nhóm chất, tuy nhiên không lạm dụng quá mức 1 nhóm chất riêng biệt nào. Bạn nên hạn chế các loại thịt có tính nóng điển hình như thịt chó, trâu, dê, baba,… 

– Bệnh nhân viêm gan B được khuyên không dùng quá nhiều các món ăn chế biến quá ngọt hay thực phẩm có nhiều đường. Một khi dung nạp lượng đường cao, gan sẽ hoạt động quá sức, tồn đọng lượng đường lớn trong cơ thể, kéo theo bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân viêm gan B cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, kiêng nhiều thực phẩm
Bệnh nhân viêm gan B cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, kiêng nhiều thực phẩm

– Giảm bớt nhóm thực phẩm nhiều chất béo, đặc trưng là các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hướng dương. 

– Bệnh viêm gan B cũng cần kiêng các món ăn cay nóng: Ớt, gừng, tiêu, cà ri,… chúng sẽ phần nào đó làm tổn thương gan. 

– Không chỉ bệnh nhân viêm gan B mà chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguy cơ tiềm ẩn chứa độc tố chẳng hạn như: Măng tươi, khoai tây để lâu ngày mọc mầm, cà chua vẫn còn sống,… 

– Người bệnh cần loại bỏ thói quen dùng các món ăn sống, chưa qua chế biến mà nguyên liệu là các loại hải sản. 

– Trong trường hợp bệnh nhân viêm gan B xuất hiện biểu hiện chướng bụng thì dừng việc dùng các món ăn có lượng đường/muối nhiều và nhất là sữa bò.

– Ngoài ra, nếu có triệu chứng phù thũng thì có thể do chế độ ăn uống dung nạp quá nhiều đường, cần cân chỉnh ở mức phù hợp. 

Lưu ý: Nếu người mắc viêm gan B phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường, thì nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời, vì lúc này tình trạng bệnh có thể đang suy yếu, tiến triển xấu. 

3. Các thực phẩm nên bổ sung cho người mắc viêm gan B

Bên cạnh chế độ ăn uống kiêng cữ chuẩn mực thì người bệnh viêm gan B cũng được khuyên dùng các nhóm thức ăn sau đây: 

– Khi mắc viêm gan B chức năng gan sẽ bị tổn thương nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm để tăng cường sức khỏe cho gan. Bạn nên cung cấp cho cơ thể các loại cá, thịt, trứng và chế phẩm từ sữa.

– Ăn đầy đủ các loại rau củ quả, giúp bổ sung cho cơ thể đa dạng vitamin, khoáng chất, chất xơ,… 

Người nhiễm virus viêm gan B cần ưu tiên các loại rau củ quả trong chế độ ăn uống
Người nhiễm virus viêm gan B cần ưu tiên các loại rau củ quả trong chế độ ăn uống

– Để thức ăn được tiêu hóa tốt, hạn chế tình trạng làm việc quá sức cho gan, người bệnh nên ưu tiên các món ăn lỏng như cháo và súp. 

– Bổ sung đủ các loại đậu, bột mì,… chúng không chỉ tốt cho gan và còn nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch. 

– Thêm vào đó, chuyên gia còn hướng dẫn bệnh nhân viêm gan B cung cấp đủ lượng nước hằng ngày (nên dùng từ 2 đến 2.5 lít). Theo đó khi uống nước đầy đủ sẽ giúp thanh lọc cơ thể, quá trình loại bỏ độc tố cũng dễ dàng hơn.

4. Chuyên gia tiết lộ chế độ sinh hoạt cho người bị viêm gan B

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh viêm gan B nếu muốn kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì cần cố gắng xây dựng cho mình lối sống và sinh hoạt lành mạnh:

– Người bệnh nên lên trước lịch trình làm việc hàng tuần và đảm bảo tuân thủ giờ giấc đã đề ra. Tránh thay đổi liên tục, điều này có nguy cơ tác động đến hiệu quả làm việc của gan.

– Những bệnh nhân mắc viêm gan B ở mức độ nhẹ (khi lượng virus trong cơ thể ít) có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế làm việc quá sức, điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt ngủ đủ giấc. 

– Để chắc chắn bệnh không tiến triển tồi tệ, người bệnh phải chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ. Qua các bước thăm khám, bác sĩ sẽ dựa và tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân mà đưa ra những hướng dẫn phù hợp nhất. 

– Luyện tập thể dục hay chơi thể thao cũng là cách giúp tăng cường sức khỏe. Bệnh nhân viêm gan B có thể tham gia luyện tập thể thao với những động tác đơn giản, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 15 đến 30 phút. 

Để tăng cường sức khỏe người bệnh nên chăm chỉ luyện tập thể dục và chơi thể thao
Để tăng cường sức khỏe người bệnh nên chăm chỉ luyện tập thể dục và chơi thể thao

– Để bảo vệ sức khỏe, hạn chế biến chứng thì người nhiễm viêm gan B tuyệt đối tuân thủ liều dùng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Không tự ý đổi thuốc hay kết hợp uống những loại thuốc khác mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. 

– Chúng ta thường nghe “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, vì vậy để giúp nhanh chóng vượt qua được những cơn đau, khó khăn khi điều trị bệnh, bệnh nhân nên giữ cho mình sự bình tĩnh, lạc quan và vui vẻ.

Bài viết trên chứa đựng những thông tin xoay quanh vấn đề bệnh nhân viêm gan B cần xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc tìm được những nội dung bổ ích. Ngoài ra, trong trường hợp bạn không nhiễm viêm gan B thì nhanh chóng thực hiện tiêm phòng virus HBV sớm nhất có thể. Đây được xem là cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!