Chuyên gia nói gì về dị ứng thời tiết? Điều trị ra sao? 

Dị ứng thời tiết đa phần xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng để tình trạng này kéo dài sẽ tác động đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Vậy dị ứng thời tiết hiểu đúng là gì? Hiện tượng này có những triệu chứng ra sao? Điều trị tận gốc được không? Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến dị ứng thời tiết, để có lời giải đáp cụ thể nhất, bạn đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!

1. Dị ứng thời tiết là gì? 

Hiện nay, môi trường có nhiều sự thay đổi, không khí và thời tiết chuyển biến bất thường. Điều này cũng một phần khiến cho dị ứng thời tiết trở nên phổ biến. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định, bệnh lý về dị ứng do thời tiết gây ra ngày một nhiều hơn, thường gặp trong đời sống. Bên cạnh đó, bệnh lý này xuất hiện trên tất cả các đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. 

Dị ứng thời xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường
Dị ứng thời xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường

Hiểu đơn giản thì dị ứng thời tiết được hình thành do quá trình thay đổi nhiệt độ giữa nóng và lạnh, hoặc độ ẩm có sự tăng giảm. Chúng sẽ tác động đến sự tiến triển của các dị nguyên nấm mốc hay nồng độ phấn hoa ở trong không khí. Những đối tượng mẫn cảm với các tác nhân này phần lớn bề mặt da xuất hiện mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy,… mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Một số trường hợp mắc dị ứng thời tiết còn kéo theo các vấn đề liên quan đến hô hấp, tai mũi họng,… gây nhiều bất tiện về sinh hoạt, giảm hiệu quả công việc. 

2. Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết

Có thể bạn chưa biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dị ứng thời tiết là do sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể. Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ hình thành những phản ứng dị ứng, kích thích ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học với mục đích chống lại yếu tố dị ứng từ môi trường. Những ai dị ứng thời tiết một khi tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố bất lợi sẽ gây nên những triệu chứng dị ứng dễ dàng:

2.1. Bề mặt da xuất hiện những vệt đỏ 

Kèm theo đó là ngứa kéo dài. Tùy vào thể trạng, sức đề kháng và tình trạng dị ứng của bệnh nhân mà mỗi đợt da ửng đỏ sẽ khác nhau. Triệu chứng da ửng đỏ và ngứa tương đồng với một số căn bệnh khác, nên nhiều người thường nhầm lẫn và khó xác định bệnh. Do đó, khi phát hiện da có những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến cơ thể y tế gần nhất để được chẩn đoán cụ thể. 

Cơ thể hình thành ửng đỏ và ngứa ngáy có thể bạn đã bị dị ứng thời tiết
Cơ thể hình thành ửng đỏ và ngứa ngáy có thể bạn đã bị dị ứng thời tiết

2.2. Xuất hiện mề đay

Nhiều người bị dị ứng thời tiết ở mức độ nặng sẽ có dấu hiệu phù, mề đay tạo từng mảng dày cộm, chúng thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Chỉ sau một thời gian ngắn, khi bề mặt da của người bệnh tiếp xúc với các yếu tố như trời mưa, gió lạnh, độ ẩm cao,… da sẽ nổi mề đay nhanh chóng.

2.3. Gây nên chàm bội nhiễm

Người bị dị ứng thời tiết đôi khi còn xuất hiện những mụn nước li ti, có hiện tượng chảy dịch vàng, tạo nên các vảy gàu trên đầu, khuỷu tay chân,… Mỗi khi chàm bội nhiễm hình thành, đa phần sẽ kéo dài trong nhiều ngày, điều này tác động lớn đến làn da người bệnh. Để không gây nên những biến chứng nguy hiểm, ngăn chặn chúng tiến triển tồi tệ hơn, bệnh nhân cần được thăm khám và nhận hướng điều trị từ bác sĩ chuyên môn.

2.4. Có dấu hiệu viêm mũi dị ứng

Một trong những biểu hiện giúp nhận diện sớm dị ứng thời tiết là viêm mũi. Người bệnh hầu như sẽ cảm thấy khô tại vị trí mũi họng, ngứa ở mũi, khó chịu tại vùng mắt, thường xuyên hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng thường xuất hiện từng đợt, nó kéo dài trong khoảng 20 đến 30 phút. Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian hình thành các đợt viêm mũi sẽ khác nhau. Các vấn đề về viêm mũi dị ứng còn khiến người bệnh mất ngủ, có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi, tinh thần mất tập trung,… 

Viêm mũi dị ứng cũng là dấu hiệu của dị ứng thời tiết, gây khó chịu
Viêm mũi dị ứng cũng là dấu hiệu của dị ứng thời tiết, gây khó chịu

2.5. Khò khè, ho nhiều hoặc khó thở

Người bị dị ứng thời tiết thường có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém hơn người thường. Khi bệnh bộc phát họ hay khò khè, kéo theo tình trạng ho, và nhiều trường hợp cảm thấy khó thở. Các dấu hiệu này sẽ xuất hiện nhiều lần, vào thời điểm chuyển giao mùa. Vì vậy người bệnh nên khám sàng lọc giúp phát hiện sớm hen phế quản. 

3. Bật mí cách cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết

Theo các chuyên gia thì hiện tượng dị ứng thời tiết cho đến hiện tại chưa thể điều trị dứt điểm được, vì nó chủ yếu liên quan mật thiết đến cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Những đối tượng không may mắc dị ứng thời tiết sẽ được chữa trị theo từng đợt, quan trọng nhất người bệnh cần hạn chế đối đa việc tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng như: Khói bụi, phấn hoa,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cần loại bỏ các đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích để ngăn bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. 

Những người thường bị dị ứng thời tiết nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, qua đó cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ lượng nước cần thiết (nên dùng 1.5 đền 2 lít/ngày). Ngoài ra, người bệnh cũng cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thường xuyên chơi thể thao và luyện tập thể dục. Trong trường hợp đã áp dụng tất cả phương pháp giúp giảm dị ứng thời tiết nhưng không có hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị thích hợp. 

Để cải thiện hiệu quả dị ứng thời tiết người bệnh cần có lối sống lành mạnh
Để cải thiện hiệu quả dị ứng thời tiết người bệnh cần có lối sống lành mạnh

Bài viết trên nhằm chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về dị ứng thời tiết. “Có sức khỏe là có tất cả”, vì vậy ai trong chúng ta cũng nên chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi ngày. Một khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, không được chủ quan mà hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám. Thêm vào đó, bạn hãy tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo tình trạng  sức khỏe luôn ổn định, trong trường hợp phát hiện bệnh cũng có phương án điều trị sớm, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!