Cúm A là gì? Cúm A lây qua đường nào?

Cúm A có những triệu chứng như cảm lạnh thông thường nên rất khó phân biệt. Bệnh nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy Cúm A là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết!

Cúm A là một loại cúm mùa có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nhưng thường phổ biến ở trẻ nhỏ và người già, kèm theo là những triệu chứng nặng hơn người bình thường. 

1. Tổng quan về bệnh cúm A

Cúm A là gì? Cúm A là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do lây nhiễm virus cấp tính. Theo đó, các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của Virus Cúm A nên còn có tên gọi khác là cúm gia cầm. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm và có khả năng gây ra cơn đại dịch. 

Cúm A là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh
Cúm A là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh

Cúm A thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm dịch cúm mùa. Đặc biệt, loại virus này có thể thay đổi và phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới, tăng khả năng gây ra đại dịch. Thông thường, các trường hợp mắc Cúm A nhưng không có triệu chứng sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, với đối tượng là trẻ em, người cao tuổi hoặc người có bệnh nền khi mắc Cúm A sẽ có những triệu nặng hơn người bình thường và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

2. Triệu chứng của Cúm A

Bệnh cúm A sẽ có những triệu chứng không giống cảm lạnh thông thường và thường xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên, bệnh vẫn có một số triệu chứng điển hình giúp người bệnh sớm nhận biết. 

2.1. Triệu chứng cúm A ở trẻ

Thông thường, triệu chứng cúm A ở mỗi đối tượng sẽ khác nhau. Đối với trẻ em, khi mắc cúm A, cúm mùa hay các bệnh lây nhiễm do virus đều xuất hiện những triệu chứng tương tự như: Sốt, ho, hắt mũi, sổ mũi, đau họng, đau đầu, đau cơ, nhức mỏi ở lưng và chân… Do đó, nhiều ba mẹ thường có tâm lý chủ quan cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu cảm lạnh thông thường, dẫn đến chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. 

Ngoài những dấu hiệu nêu trên, triệu chứng cúm A ở trẻ còn có biểu hiện sốt cao từ 39 – 40 độ, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, họng đỏ xung huyết toàn bộ… Trong trường hợp này, ba mẹ nên đứa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh tình trạng co giật.

Bệnh cúm A ở trẻ sẽ có những triệu chứng tương tự cảm lạnh
Bệnh cúm A ở trẻ sẽ có những triệu chứng tương tự cảm lạnh

2.2. Triệu chứng cúm A ở người lớn

Bệnh cúm A ở người lớn cũng có những triệu chứng tương tự như trẻ em bao gồm: Sốt, đau đầu, đau nhức, hắt hơi, chảy nước mũi… Nếu người bệnh bị sốt mà không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Bên cạnh đó, còn đi kèm với các biểu hiện viêm họng nhẹ, hắt hơi, ho kèm, nghẹt mũi… Trường hợp người bệnh bị sốt do Cúm A kéo dài nhiều ngày không khỏi, bệnh sẽ có những chuyển biến nặng dẫn đến hiện tượng đau tức ngực, ho khan, mệt mỏi, khó chịu. 

3. Đối tượng có nguy cơ mắc Cúm A cao 

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị nhiễm virus cúm A khi vào mùa. Vì vậy, mỗi người cần phải nâng cao cảnh giác để phòng ngừa căn bệnh này. Đặc biệt, là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao dưới đây: 

– Trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém

– Phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì

– Người cao tuổi, nhất là người trên 65 tuổi sức đề kháng yếu

– Người có bệnh mãn tính, sức đề kháng kém

Bên cạnh đối tượng mắc bệnh, Cúm A lây qua đường nào cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người. Dưới đây là một số đường lây nhiễm của cúm A mà bạn nên lưu ý: 

– Cúm A có khả năng lây trực tiếp từ gia cầm. động vật hoang dã mắc bệnh sang người khi tiếp xúc gần. 

– Trong quá trình giao tiếp, người đã nhiễm virus cúm A tiếp xúc gần với người khác qua giọt bắn, hắt hơi, ho sẽ tạo cơ hội cho virus lây lan. 

– Virus cúm A có khả năng tồn tại trên tay nắm cửa, quần áo, đồ dùng sinh hoạt đến 48 giờ. Người bình thường khi tiếp xúc với những vật dụng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh cúm A có thể lây qua đường giao tiếp hoặc tiếp xúc với các vật dụng có virus
Bệnh cúm A có thể lây qua đường giao tiếp hoặc tiếp xúc với các vật dụng có virus

4. Hướng dẫn cách điều trị cúm A tại nhà

Với những trường hợp mắc cúm A nhẹ, nhiều người thường lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà. Dưới đây là cách điều trị cúm A tại nhà mà bạn có thể tham khảo: 

4.1. Cách ly người bệnh

Nếu có triệu chứng bị nhiễm cúm A hoặc có kết quả chẩn đoán mắc bệnh thì người bệnh cần phải cách ly với mọi người xung quanh để tránh nguy cơ lây lan. Theo đó, người bệnh nên ở phòng riêng, ăn uống và sinh hoạt riêng với các thành viên trong gia đình, cùng với đó là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hết bệnh. 

4.2. Dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Khi nhiễm virus cúm A, người bệnh nên nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn tránh làm việc quá sức. Đặc biệt, không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phải đủ chất và uống nhiều nước. Đồng thời, cũng nên vận động nhẹ nhàng để tăng đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể mau khỏe lại. 

Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến quá trình đẩy lùi cúm A
Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến quá trình đẩy lùi cúm A

Chưa dừng ở đó, khi điều trị cúm A tại nhà người bệnh cũng nên súc miệng và rửa mũi bằng nước muối thường xuyên. Theo đó, có thể tiến hành xông hơi bằng tinh dầu sả để làm giảm các triệu chứng của cúm và thư giãn tinh thần. Ngoài ra, cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để chống lại virus. 

Vậy cúm A khi nào cần đến bệnh viện? Người mắc cúm A cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức trong một số trường hợp sau: 

– Người già trên 65 tuổi, nhất là những người có bệnh nền về tim mạch, suy thận, ung thư, suy thận…

– Người cảm thấy mệt nhiều hoặc khó thở, đau hoặc tức nặng ngực, có dấu hiệu bị mất nước, bồn chồn, nôn nhiều, biếng ăn.

– Trẻ em có hiện tượng da xanh hoặc tím, quấy khóc, sốt kèm phát ban, co giật, sốt không hạ, li bì. 

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm A 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hạn chế nguy cơ nhiễm cúm A bạn nên thực hiện những biện pháp dưới đây: 

– Duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

– Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Vitamin để nâng cao sức đề kháng, nhất là bước vào thời điểm giao mùa.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên để loại bỏ virus, vi khuẩn. 

– Tiêm vacxin phòng ngừa virus cúm định kỳ

Mong rằng, những thông tin mà Organika chia sẻ trong bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc bệnh cúm A là gì. Qua đó, giúp bạn đọc cập nhật được những thông tin hữu ích về Cúm A, cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. Một lưu ý mà bạn cần “nằm lòng” là các triệu chứng của cúm A cũng tương tự như cảm lạnh nên rất dễ nhầm lẫn dẫn đến làm chậm quá trình điều trị. Do đó, khi các triệu chứng của cúm tuyệt đối không được chủ quan mà phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.