Đau bao tử và những điều bạn cần nắm rõ

Đau bao tử là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, đối tượng mắc bệnh này không phân biệt độ tuổi và giới tính. Nhiều người khá chủ quan với căn bệnh này mà không biết các biến chứng nguy hiểm từ nó. Vậy đau bao tử chi tiết là bệnh gì? Nguyên nhân nào khiến chúng ta bị đau bao tử? Nó nguy hiểm ra sao? Có khá nhiều thắc mắc xoay quanh căn bệnh này, cùng Organika tìm hiểu chuyên sâu hơn nhé!

1. Bệnh đau bao tử là gì? 

Đau bao tử hay còn được biết đến là đau dạ dày, căn bệnh này được hình thành do lớp niêm mạc ở vị trí dạ dày bị tổn thương trong nhiều ngày liền, vì không được phát hiện kịp thời và điều trị nên xuất hiện sự viêm loét. Những dấu hiệu giúp nhận biết đau bao tử điển hình là: Người bệnh cảm thấy đau tức ở vùng thượng vị, thường xuyên đầy hơi, thức ăn sẽ khó tiêu, có cảm giác chán ăn,… 

Bệnh đau bao tử là căn bệnh về đường tiêu hóa ngày càng gia tăng về người mắc
Bệnh đau bao tử là căn bệnh về đường tiêu hóa ngày càng gia tăng về người mắc

Vì tác động đến đến hệ tiêu hóa, nên đau dạ dày ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đa phần đối tượng gặp căn bệnh này thường có chế độ ăn uống thiếu khoa học, hay bỏ bữa, lối sống không lành mạnh,… Một khi đã mắc đau bao tử, việc ăn uống của người bệnh sẽ trở nên khó khăn, bên cạnh đó nếu không được điều trị đúng cách thì tỉ lệ gặp biến chứng rất cao. 

2. Nguyên nhân dẫn đến đau bao tử

Nhiều người có thắc mắc: Nguồn gốc hình thành đau bao tử là từ đâu? Cùng Organika tìm nguyên nhân chi tiết của căn bệnh này nhé: 

Những đối tượng nhiễm khuẩn HP: Một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhận định có đến 80% bệnh nhân đau bao tử đã nhiễm phải khuẩn HP. 

Sử dụng thuốc lá quá nhiều: Việc này sẽ làm lớp niêm mạc dạ dày dần bào mòn, bên cạnh đó nó còn tác động lớn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Uống rượu bia, dùng các chất kích thích: Các đồ uống có cồn hay chất kích thích đa phần đều khiến lớp niêm mạc dạ dày tổn hại, việc sử dụng chúng trong nhiều ngày sẽ gây nên tình trạng đau bao tử. 

Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây nên đau bao tử
Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây nên đau bao tử

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Theo các chuyên gia việc ăn uống thiếu khoa học là tác nhân chính hình thành nên những bệnh về đường tiêu hóa và đau bao tử là bệnh điển hình. Việc bỏ bữa thường xuyên, dùng các món ăn không đảm bảo vệ sinh, dung nạp nhiều thức ăn cay nóng,… đều khiến bạn dễ mắc đau dạ dày. 

Áp lực, căng thẳng kéo dài: Có thể bạn chưa biết, việc căng thẳng thường xuyên sẽ làm bao tử co thắt, ảnh hưởng đến hoạt động tại ruột, làm trình trạng đau thêm phần nghiêm trọng. Qua đó, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái cũng là một trong những cách điều trị đau bao tử mà ít người biết. 

3. Triệu chứng liên quan đến đau bao tử như thế nào? 

Đau bao tử sẽ hình thành các triệu chứng, thông qua đó người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án can thiệp sớm:

– Dấu hiệu đặc trưng nhất của căn bệnh này là các cơn đau, chúng có thể xuất hiện ngay sau khi bạn ăn hoặc sau đó vài tiếng, cơn đau cũng có thể xảy ra khi đói, và nhiều người bệnh còn cảm nhận nó xuất hiện vào ban đêm. 

– Có cảm giác buồn nôn, nôn ói vào buổi sáng và cụ thể hơn vào thời điểm đánh răng, đặc biệt đối tượng là nữ giới đang trong thời kỳ mang thai. 

Những cơn đau sau khi ăn hoặc đói bụng cho thấy bạn có thể bị đau bao tử
Những cơn đau sau khi ăn hoặc đói bụng cho thấy bạn có thể bị đau bao tử

– Người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, hay ợ chua, đầy hơi khó tiêu. Chúng đa phần xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau mỗi lần ăn. 

– Vì xuất hiện những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa nên phần lớn sẽ khiến bệnh nhân chán ăn, từ đó cơ thể dễ mệt mỏi, dẫn đến giảm cân, sụt ký nhanh chóng. 

– Những người bị đau bao tử ở mức độ nặng có thể hình thành biến chứng chảy máu, người bệnh nên quan sát phân của mình có lẫn máu hay không, giúp phát hiện sớm đau bao tử nặng qua đó có cách điều trị kịp thời. 

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đau bao tử

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bị đau bao tử, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần kiểm soát bệnh tình, hạn chế hiệu quả bệnh tiến triển xấu đi: 

– Tuyệt đối không bỏ bất kỳ bữa ăn nào, ăn chín uống sôi, dung nạp thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn quá no hoặc để bụng quá đói mới ăn, việc này góp phần làm giảm áp lực lên bao tử. 

– Tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ để gia tăng quá trình bài tiết nước bọt, hỗ trợ việc trung hòa lượng acid bên trong dạ dày, nhờ đó làm giảm hiệu quả những cơn đau. 

– Hạn chế sử dụng các thức ăn lạnh, giúp giảm thiểu sự co bóp dạ dày, ngăn chặn ảnh hưởng không tốt. Để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, người bệnh nên ăn và uống đồ ăn ấm nóng.

Người mắc đau bao tử cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bản thân
Người mắc đau bao tử cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bản thân

– Sau mỗi bữa ăn, không nên thực hiện các hoạt động quá mạnh như: Chơi thể thao liền, chạy nhảy, tập thể dục, khiêng vác đồ nặng,…

– Loại bỏ dần các đồ uống có cồn, chất kích thích, món ăn chế biến nhiều dầu mỡ hoặc độ cay nóng quá cao,… 

– Các chuyên gia khuyên bệnh nhân đau bao tử nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm sau: Sữa chua, mồng tơi, bạc hà, nước dừa, gừng,… Chúng đều tốt cho hệ tiêu hóa.

Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh đau bao tử. Chúng tôi hy vọng nội dung trong bài hữu ích với bạn. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những triệu chứng liên quan đến đau bao tử, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nhận về phương án điều trị thích hợp nhất. Tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!