Đau đầu thường xuyên cảnh báo bệnh gì?
Tình trạng đau đầu kéo dài đã trở thành mối bận tâm của nhiều người. Vấn đề này gây ra những phiền phức, bất tiện trong học tập, làm việc và sinh hoạt. Bên cạnh đó, những người đối mặt với việc đau đầu thường xuyên còn lo sợ bản thân đang mắc bệnh. Vậy triệu chứng đau đầu diễn ra trong nhiều ngày cảnh báo bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện vấn đề này? Nó có thể phòng tránh không? Cùng Organika tìm hiểu chuyên sâu hơn thông qua bài viết bên dưới nhé!
1. Một số bệnh lý liên quan đến chứng đau đầu
Theo các chuyên gia, có rất nhiều bệnh có triệu chứng kèm theo là đau đầu. Vì vậy, rất khó trong việc xác định chính xác bệnh. Sau đây mà một số căn bệnh điển hình sẽ khiến người bệnh gặp phải chứng đau đầu thường xuyên, bạn có thể tham khảo:
– Viêm xoang: Ghi nhận ở các bệnh nhân bị viêm xoang, họ nhận thấy tình trạng đau đầu diễn ra liên tục trong nhiều ngày.
– Tăng nhãn áp: Khi này hệ thần kinh ở mắt bị tác động lớn, gây rối loạn điều tiết mắt. Bên cạnh đau đầu, nó còn gây đỏ mắt và làm giảm thị lực.
– Thiếu máu: Đa phần đau đầu sẽ xuất hiện khi thiếu máu đã tiến triển đến mức độ nặng. Người bệnh đôi khi còn gặp tình trạng chóng mặt, mệt mỏi cơ thể,…
– Tai biến mạch máu não: Nếu bạn có triệu chứng đau đầu kéo dài thì hãy chú ý đến căn bệnh này. Ngoài ra, nó còn dẫn đến buồn nôn, mất thăng bằng cơ thể, suy giảm thị lực,…
– Khối u não: Có đến 50% bệnh nhân u não bị đau đầu dai dẳng, thường xuất hiện lúc giữa đêm, tình trạng sẽ ngày một tồi tệ khi bệnh trở nặng.
– Di chứng sau tai nạn: Những chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến phần đầu có nguy cơ hình thành tình trạng đau đầu kéo dài về sau.
Ngoài 6 căn bệnh bên trên, thì triệu chứng đau đầu liên tục còn liên quan đến nhiều bệnh như: Đái tháo đường, nhiễm trùng não, tăng huyết áp, đau nửa đầu Migraine,… Để xác định cụ thể tình trạng bệnh, khi xuất hiện những cơn đau đầu dai dẳng, tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
2. Những yếu tố gây đau đầu ít người biết
Bên cạnh những bệnh gây hiện tượng đau đầu, thì tình trạng này còn xuất hiện bởi các yếu tố sau đây:
– Người bệnh suy nghĩ nhiều, thường xuyên căng thẳng, lo lắng.
– Tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài, và có xu hướng ngày một gia tăng về mức độ.
– Thói quen không uống nước, điều này khiến cơ thể mất nước trầm trọng dẫn đến thiếu máu và không cung cấp đủ oxy cho não bộ.
– Nội tiết tố thay đổi thất thường, nhất là phụ nữ trong kỳ hành kinh, giai đoạn tiền mãn kinh, mang thai và sau khi sinh em bé.
– Múi giờ sinh học bị thay đổi thất thường, khi đi du lịch hoặc công tác. Ngoài ra những ai làm việc quá sức, thức khuya cũng dễ bị đau đầu.
– Sử dụng cà phê với liều lượng quá nhiều và dùng liên tục.
Khác với tình trạng đau đầu thường xuyên do các bệnh lý gây nên, đau đầu bắt nguồn từ những nguyên nhân bên ngoài, chủ quan có thể cải thiện được. Cụ thể, người bệnh cần chú tâm hơn về sức khỏe của bản thân. Khi xuất hiện triệu chứng đau đầu dai dẳng, nên xem xét kỹ lối sống và sinh hoạt thời gian gần nhất có sự thay đổi thất thường hay không. Từ đó có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đã thử qua nhiều cách nhưng tình trạng đau đầu vẫn không được kiểm soát, bạn nên tìm gặp chuyên gia để được kiểm tra chuyên sâu hơn.
3. Giảm cơn đau đầu như thế nào?
Hầu như khi đối mặt với tình trạng đau đầu dai dẳng, người bệnh sẽ có chung tâm lý lo lắng. Và không biết nên áp dụng phương pháp nào để giảm thiểu vấn đề này. Tin vui dành cho bạn, với những trường hợp đau đầu ở mức độ nhẹ và không liên quan đến bệnh lý, chúng ta có thể can thiệp các biện pháp giảm đau tại nhà:
– Thư giãn tinh thần, có thể dùng các loại tinh dầu, ngồi thiền, tham gia các hoạt động vui chơi.
– Bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày, tốt nhất nên uống 1.5 đến 2 lít nước. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép từ hoa quả.
– Tạo thói quen luyện tập thể dục và chơi thể thao thường xuyên, góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, dung nạp nhiều rau xanh, cung cấp các loại vitamin cần thiết.
– Nói không với các chất kích thích, đồ uống có cồn nói chung và rượu bia nói riêng.
– Các chuyên gia khuyên người thường xuyên đau đầu nên bổ sung dưa hấu vào thực đơn hằng ngày. Với lượng nước dồi dào cũng nhiều dưỡng chất quý hiếm, dưa hấu được ví như “bảo bối” giảm đau đầu hữu hiệu.
– Thực hiện cách chườm đá ở vị trí thái dương, biện pháp này góp phần hạn chế sự sưng tấy ở màng não, qua đó giảm thiểu cảm giác đau nhức đầu.
Nhiều người khi gặp hiện tượng đau đầu thường xuyên có thói quen sử dụng các loại thuốc giảm đau. Việc lạm dụng chúng trong thời gian dài, có nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, về bản chất thuốc giảm đau chỉ có công dụng kiểm soát tình trạng đau đầu trong nhất thời. Nó không thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây nên việc đau đầu.
Không những thế, thói quen xấu này còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khiến những căn bệnh khác trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. Do đó, dù bạn có bị đau đầu vì bất kỳ nguyên nhân nào, thì cũng không tự ý can thiệp bằng thuốc. Hãy tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ.
Bài viết trên nhằm giải đáp thắc mắc: “Đau đầu thường xuyên cảnh báo bệnh gì?”. Hy vọng qua nội dung trong bài, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Đau đầu kéo dài đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Với thời đại công nghệ 4.0, nhiều người bị cuốn vào công việc, ít có thời gian chăm sóc toàn diện cho cơ thể. Kéo theo đó, tình trạng sức khỏe ngày một đi xuống nhưng không hề hay biết. Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ. Mỗi người cần có cách cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.